BỘ THÚ HUYỆT VÀ BỘ THÚ TÚI

Một phần của tài liệu Giao an sinh 7 ca nam (Trang 105 - 109)

I. MỤC TIÊU

- HS nêu được sự đa dạng của lớp thú thể hiện ở số loài, số bộ, tập tính của chúng.

- Giải thích được sự thích nghi về hình thái và cấu tạo với những điều kiện sống khác nhau.

- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh kỹ năng hoạt động nhóm.

- Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh vẽ hình 48.1, 48.2 SGK.

- Tranh ảnh về thú mỏ vịt và thú có túi.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Bài cũ:

? Nêu cấu tạo trong của thỏ ?

2. Vào bài: Hãy kể tên các loài thú mà em biết ? Lớp thú đa dạng như thế nào và chúng có cấu tạo như thế nào để thích nghi với điều kiện sống ? chúng ta nghiên cứu bài hôm nay.

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK /

156, trả lời câu hỏi:

? Sự đa dạng của thú thể hiện ở những đặc điểm nào ?

? Người ta phân chia lớp thú dựa trên đặc điểm cơ bản nào ?

- Ngoài ra còn dựa vào điều kiện sống, chi và bộ răng.

- rút ra kết luận.

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK / 156, 157, hoàn thành bảng trong vở bài tập.

- GV kẻ bảng để HS lên điền.

- GV chữa bài.

- GV cho HS thảo luận :

? Tại sao thú mỏ vịt đẻ trứng mà lại được xếp vào lớp thú ?

? Tại sao thú mỏ vịt không cho con bú bằng sữa mẹ như chó hay mèo ?

? Thú mỏ vịt có cấu tạo nào phù hợp với đờ sống bơi lội ?

I. Sự Đa Dạng Của Lớp Thú

- Đại diện HS trả lời -> các HS khác bổ sung.

- Lóp thú có số lượng loài rất lớn sống ở khắp nơi

- Phân chia lớp thú dựa trên đặc điểm sinh sản, bộ răng, chi ...

II. Bộ Thú Huyệt – Bộ Thú Túi

- HS lên bảng điền nội dung.

? Kanguru có cấu tạo như thế nào để phù hợp với lối sống chạy nhảy trên đồng cỏ ?

? Tại sao kanguru con phải nuôi trong túi ấp của mẹ ?

- Yêu cầu HS rút ra kết luận về cấu tạo và đặc điểm sinh sản.

? Em biết thêm điều gì về thú mỏ vịt và kanguru qua sách báo và phim ?

- KL:

- Yêu cầu HS đọc kết luận SGK - Yêu cầu HS đọc “ Em có biết’’

- Đại diện nhóm trả lời -> nhóm khác bổ sung.

- Thú mỏ vịt:

+ Có lông mao dày, chân có màng bơi.

+ Đẻ trứng, chưa có núm vú, nuôi con bằng sữa.

- Kanguru:

+ Chi sau dài khoẻ, đuôi dài

+ Đẻ con rất nhỏ, thú mẹ có núm vú.

4. Củng cố, đánh giá: chọn câu trả lời đúng 1- thú mỏ vịt được xếp vào lớp thú vì:

a- cấu tạo thích nghi với đời sống ở nước.

b- nuôi con bằng sữa.

c- có bộ lông mao.

2- con non của kanguru được nuôi trong túi ấp là do:

a- thú mẹ có đời sống chạy nhảy.

b- con non rất nhỏ, chưa phát triển đầy đủ.

c- con non chưa biết bú sữa.

5. Hướng dẫn, dặn dò:

- học bài theo câu hỏi và kết luận sgk.

- Tìm hiểu về cá voi và cá heo.

Tiết 51 : ĐA DẠNG CỦA THÚ (tiếp theo)

BỘ DƠI VÀ BỘ CÁ VOI

I. MỤC TIÊU

- Nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của dơi thích nghi với đời sống bay.

- Nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của cá voi thích nghi với đời sống bơi lặn trong nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh cá voi, dơi.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Bài cũ:

? Phân biệt các nhóm thú bằng đặc điểm sinh sản và tập tính bú sữa của con sơ sinh.

? Hãy so sánh đặc điểm cấu tạo của thú mỏ vịt và kanguru thích nghi với đời sống của chúng.

2. Vào bài: Trong lớp thú dơi là ĐV duy nhất biết bay thực sự, còn cá voi có đời sống hoàn toàn ở đại dương. Vậy cấu tạo và tập tính của chúng như thế nào để thích nghi với điều kiện sống.

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV yêu cầu HS quan sát hình 49.1 và

đọc thông tin SGK điền vào bảng các đặc điểm của dơi.

- GV kẻ phiếu học tập trên bảng

? Vậy dơi có đặc điểm cấu tạo và tập tính như thế nào để thích nghi với đời sống bay lượn ?

- KL:

- GV yêu cầu HS quan sát hình 49.2 đọc thông tin SGK, hoàn thành cột cá voi trong bảng.

- Yêu cầu HS điền tiếp vào bảng về cá voi.

- GV nhận xét và yêu cầu HS rút ra đặc điểm cấu tạo và tập tính của cá voi.

- KL:

I. Bộ Dơi

- Đại diện nhóm lên điền-> nhóm khác bổ sung.

- Dơi có màng cánh da rộng, thân ngắn và hẹp, bay thoăn thoắt và thay đổi hướng linh hoạt.

- Chi sau nhỏ yếu, đuôi ngắn.

- Răng nhọn, sắc -> phá vỡ vỏ cứng của sâu bọ.

II. Bộ Cá Voi

- Đại diện nhóm trả lời -> nhóm khác bổ sung.

- Cơ thể hình thoi, cổ rất ngắn.

- Lớp mỡ dưới da rất dày.

- Yêu cầu HS đọc kết luận SGK - Yêu cầu HS đọc “ Em có biết’’

- Chi trước biến đổi thành vây, chi sau tiêu giảm.

- Vây đuôi nằm ngang -> bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc.

4. Củng cố, đánh giá: chọn câu trả lời đúng.

1- cách cất cánh của dơi là:

a- nhún mình lấy đà từ mặt đất.

b- chạy lấy đà rồi vỗ cánh.

c- chân rời vật bám, buông mình từ trên cao.

2- những đặc điểm của cá voi thích nghi với đời sống dưới nước:

a- cơ thể hình thoi, cổ ngắn.

b- vây lưng to giữ thăng bằng.

c- chi trước có màng nối các ngón.

d- chi trước dạng bơi chèo.

e- mình có vảy, trơn.

g- lớp mỡ dưới da dày.

5. Hướng dẫn, dặn dò:

- Học bài theo câu hỏi và kết luận SGK.

- Tìm hiểu về đời sống của chuột, hổ, báo.

Tiết 52 : ĐA DẠNG CỦA THÚ (tiếp)

Một phần của tài liệu Giao an sinh 7 ca nam (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w