ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP BÒ SÁT

Một phần của tài liệu Giao an sinh 7 ca nam (Trang 89 - 93)

I. MỤC TIÊU

- Biết được sự đa dạng của bò sát thể hiện ở số loài, môi trường sống và lối sống.

- Trình bày được đặc điểm cấu tạo ngoài đặc trưng phân biệt 3 bộ thường gặp trong lớp bò sát.

- Giải thích được lý do sự phồn thịnh của khủng long.

- Nêu được vai trò của bò sát trong tự nhiên và đời sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh 1 số loài khủng long.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Bài cũ:

? Trình bày những đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn ? 2. Vào bài: Bò sát đa dạng về loài và số lượng, thích nghi với những điều kiện sống khác nhau.

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK /

130, quan sát hình 40.1 -> làm phiếu học tập.

- GV treo bảng phụ. gọi HS lên chữa bài.

- GV cho HS thảo luận :

? Sự đa dạng của bò sát thể hiện ở những đặc điểm nào ?

? Lấy ví dụ minh họa ? - GV chốt kiến thức.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK ->

thảo luận trả lời câu hỏi:

? Nguyên nhân ra đời của bò sát ?

? Tổ tiên bò sát ?

? Nguyên nhân phồn thịnh của khủng long ?

? Nêu những đặc điểm thích nghi với đời sống của khủng long cá, khủng long bạo chúa, khủng long cánh ?

- Cho HS tiếp tục thảo luận:

? Nguyên nhân khủng long bị diệt

I. Đa Dạng Của Bò Sát

- Đại diện nhóm lên làm bài -> nhóm khác bổ sung.

- Lớp bò sát rất đa dạng, số loài lớn, chia thành 4 bộ.

- Có lối sống và môi trường sống phong phú.

II. Các Loài Khủng Long

- 1 vài HS phát biểu, lớp bổ sung.

vong ?

? Tại sao bò sát nhỏ vẫn tồn tại đến ngày nay?

- KL:

- GV cho HS thảo luận :

? Nêu đặc điểm chung của bò sát về:

+ Môi trường sống ?

+ Đặc điểm cấu tạo ngoài ? + Đặc điểm cấu tạo trong ? - GV chốt kiến thức như SGK

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi:

? Nêu ích lợi và tác hại của bò sát ?

? Lấy ví dụ minh họa ? - KL:

- Yêu cầu HS đọc kết luận SGK - Yêu cầu HS đọc “ Em có biết’’

Bò sát cổ hình thành cách đây khoảng 280 – 230 triệu năm.

II.

Đặc Điểm Chung ( SGK)

- Đại diện nhóm trả lời -> nhóm khác bổ sung.

II. Vai Trò

- 1 HS phát biểu, lớp bổ sung.

- Ích lợi:

+ Có ích cho nông nghiệp (diệt sâu bọ, chuột...)

+ Có giá trị thực phẩm: ba ba, rùa...

+ Làm dược phẩm: rắn, trăn...

+ Sản phẩm mĩ nghệ: vảy đồi mồi, da cá sấu...

- Tác hại:

+ Tấn công người, vật nuôi

4. Củng cố, đánh giá:

- Nêu môi trường sống của 3 bộ bò sát thường gặp ? - Nêu đặc điểm chung của bò sát ?

5. Hướng Dẫn, Dặn Dò:

- Học bài theo câu hỏi và kết luận SGK.

- Tìm hiểu về đời sống của chim bồ câu.

D: LỚP CHIM

Tiết 43 : CHIM BỒ CÂU

I. MỤC TIÊU

- Trình bày được đặc điểm đời sống, cấu tạo ngoài của chim bồ câu.

- Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.

- Phân biệt được kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh vẽ cấu tạo ngoài của chim bồ câu.

- Bảng phụ ghi nội dung bảng 1, 2 /135, 136 SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Bài cũ:

? Nêu môi trường sống từng đại diện của 3 bộ bò sát thường gặp ?

? Nêu đặc điểm chung và vai trò của bò sát ?

2. Vào bài: Đặc điểm đặc trưng của lớp chim là cấu tạo cơ thể thích nghi với đời sống bay lượn, đại diện là chim bồ câu.

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- GV cho HS thảo luận :

? Tổ tiên của chim bồ câu nhà ?

? Đặc điểm đời sống của chim bồ câu ?

? Đặc điểm sinh sản ?

? So sánh sự sinh sản của thằn lằn và chim

? Hiện tượng ấp trứng và nuôi con có ý nghĩa gì ?

? Vỏ đá vôi có ý nhĩa gì ? - GV chốt kiến thức.

- GV yêu cầu HS quan sát hình 41.1, 41.2, đọc thông tin trong SGK/136 ->

nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu.

I. Đời Sống

- HS đọc thông tin SGK

-1 vài HS trình bày, lớp bổ sung.

- Đời sống:

+ Sống trên cây, bay giỏi.

+ Có tập tính làm tổ + Là ĐV hằng nhiệt.

- Sinh sản:

+ Thụ tinh trong

+ Trứng có nhiều noãn hoàng, có vỏ đá vôi.

+ Có hiện tượng ấp trứng, nuôi con bằng sữa diều

II. Cấu tạo ngoài và di chuyển 1. Cấu tạo ngoài ( bảng 1 SGK)

- 1 vài HS phát biểu, lớp bổ sung.

- GV gọi HS trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài trên tranh.

- GV yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng1.

- GV treo bảng phụ

- GV chốt lại bằng bảng kiến thức chuẩn và y/c hS học

- GV yêu cầu HS quan sát hình 41.3, 41.4 SGK.

? Nhận biết kiểu bay lượn và kiểu bay vỗ cánh.

- Yêu cầu HS hoàn thành bảng 2.

- GV gọi HS nhắc lại đặc điểm mỗi kiểu bay.

- GV chốt kiến thức.

- Yêu cầu HS đọc kết luận SGK - Yêu cầu HS đọc “ Em có biết’’

- Đại diện nhóm lên điền -> nhóm khác bổ sung.

2. Di chuyển

Chim có 2 kiểu bay:

- Bay lượn - Bay vỗ cánh.

4. Củng cố, đánh giá:

- Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn ?

- So sánh kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn ?

5. Hướng dẫn, dặn dò: - Học bài theo câu hỏi và kết luận SGK.

Một phần của tài liệu Giao an sinh 7 ca nam (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w