I. MỤC TIÊU
- Củng cố, mở rộng bài học qua băng hình về đời sống và tập tính của chim bồ câu và những loài chim khác.
- Rèn kỹ năng quan sát trên băng hình, tóm tắt nội dung đã xem trên băng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy chiếu , băng hình.
- HS kẻ phiếu học tập vào vở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Bài cũ:
? Nêu đặc điểm của các nhóm chim ?
? Nêu đặc điểm chung và vai trò của chim ?
2. Vào bài: Bài hôm nay chúng ta xem băng hình về tập tính của các loài chim.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV cho HS xem lần thứ nhất toàn bộ
băng hình.
- Cho HS xem lại đoạn băng yêu cầu quan sát:
+ Cách di chuyển + Cách kiếm ăn
+ Các giai đoạn trong quá trình sinh sản.
- GV giành thời gian để các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến -> hoàn chỉnh nội dung phiếu học tập.
- GV cho HS thảo luận :
? Tóm tắt những nội dung chính của băng hình.
? Kể tên những ĐV quan sát được.
? Nêu hình thức di chuyển của chim.
? Kể tên các loại mồi và cách kiếm ăn đặc trưng của từng loài.
? Nêu đặc điểm khác nhau giữa chim trống và chim mái.
? Nêu tập tính sinh sản của chim.
? Ngoài những đặc điểm có ở phiếu học tập em còn phát hiện những tập tính nào khác ?
- GV kẻ sẵn bảng gọi HS chữa bài.
- GV thông báo đáp án đúng.
1- Xem băng hình
- HS theo dõi băng hình, quan sát đến đâu điền vào phiếu học tập đến đó.
2- Thảo luận nội dung băng hình
- Đại diện nhóm lên ghi kết quả trên bảng -> nhóm khác bổ sung.
4. Nhận xét, đánh giá:
- gv nhận xét tinh thần thái độ học tập của hs.
- dựa vào phiếu học tập gv đánh giá kết quả học tập của nhóm.
5. Hướng dẫn, dặn dò:
- Ôn tập toàn bộ lớp chim.
E: LỚP THÚ (LỚP CÓ VÚ)
Tiết 48 : THỎ
I. MỤC TIÊU
- Nắm được những đặc điểm đời sống và hình thức sinh sản của thỏ.
- HS thấy được cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trố kẻ thù.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh vẽ hình 46.2, 46.3 SGK.
- 1 số tranh về hoạt động của thỏ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Bài cũ:
? Nêu đặc điểm chung của lớp chim ?
2. Vào bài: Lớp thú là lớp ĐV có cấu tạo cơ thể hoàn chỉnh nhất trong giới ĐV, đại diện là thỏ.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK kết
hợp hình 46.1 trao đổi nhóm về :
* Đặc điểm đời sống của thỏ về:
+ Nơi sống
+ Thức ăn và thời gian kiếm ăn + Cách lẩn trốn kẻ thù
* Hình thức sinh sản - GV cho HS thảo luận:
? Nơi thai phát triển?
? Bộ phận giúp thai trao đổi chất?
? Loại con non?
? Hiện tượng thai sinh tiến hoá hơn đẻ trứng và noãn thai sinh như thế nào ? - KL:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK / 149 -> thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
- GV kẻ phiếu học tập lên bảng.
I. Đời Sống và sinh sản
- Đại diện nhóm trả lời -> nhóm khác bổ sung.
- Thỏ sống đào hang, lẩn trốn kẻ thù bằng cách nhảy cả 2 chân sau.
- Ăn cỏ, lá cây bằng cách gặm nhấm, kiếm ăn về chiều.
- Là ĐV hằng nhiệt.
- Thụ tinh trong
- Thai phát triển trong tử cung của thỏ mẹ - Có nhau thai -> gọi là hiện tượng thai sinh
- Con non yếu, được nuôi bằng sữa mẹ.
II. Cấu Tạo Ngoài Và Di Chuyển 1- Cấu tạo ngoài ( phiếu học tập)
- Nhận xét các ý kiến của HS và treo bảng chuẩn
- GV yêu cầu HS quan sát hình 46.4, 46.5, kết hợp phim ảnh -> thảo luận trả lời câu hỏi:
? Thỏ di chuyển bằng cách nào ?
? Tại sao thỏ chạy không dai sức bằng thú ăn thịt nhưng 1 số trường hợp thỏ vẫn thoát được kẻ thù ?
? Vận tốc của thỏ nhanh hơn thú ăn thịt nhưng thỏ vẫn bị bắt, vì sao ?
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận về sự di chuyển.
- Yêu cầu HS đọc kết luận SGK - Yêu cầu HS đọc “ Em có biết’’
- Đại diện nhóm trả lời -> nhóm khác bổ sung.
2- Di chuyển
- Đại diện nhóm trả lời -> nhóm khác bổ sung.
Thỏ di chuyển bằng cách đồng thời nhảy cả 2 chân.
4. Củng cố, đánh giá:
- nêu đặc điểm đời sống và sing sản của thỏ?
- cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống như thế nào ?
- vì sao khi nuôi thỏ người ta thường che bớt ánh sáng ở chuồng thỏ ? 5. Hướng dẫn, dặn dò:
- học bài theo câu hỏi và kết luận sgk.
- xem lại cấu tạo bộ xương thằn lằn.
Tiết 49 : CẤU TẠO TRONG CỦA THỎ
I. MỤC TIÊU
- HS nắm được đặc điểm cấu tạo chủ yếu của bộ xuương và hệ cơ liên quan đến sự di chuyển của thỏ.
- HS nêu được vị trí, thành phần và chức năng của các cơ quan dinh dưỡng.
- Chứng minh bộ não thỏ tiến hoá hơn não của các ĐV trước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh vẽ bộ xương thỏ và thằn lằn.
- Tranh phóng to hình 47.2 SGK.
- Mô hình não thỏ, bò sát, cá.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Bài cũ:
? Nêu đặc điểm đời sống và sinh sản của thỏ ?
? Cấu tạo ngoài và di chuyển của thỏ ?
2. Vào bài: Bài trước các em đã học cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống, bài này chúng ta tiếp tục nghiên cứu cấu tạo trong.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV yêu cầu HS quan sát tranh bộ xương thỏ và bò sát, tìm đặc điểm khác nhau về:
+ Các thành phần bộ xương.
+ Xương lồng ngực.
+ Vị trí của chi so với cơ thể.
? Tại sao lại có sự khác nhau đó ? - GV yêu cầu HS rút ra kết luận
? Hệ cơ của thỏ có điểm nào liên quan đến sự vận động ?
? Hệ cơ thỏ tiến hoá hơn các lớp ĐV trước ở điểm nào ?
- Yêu cầu HS rút ra kết luận.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát tranh cấu tạo trong của thỏ, sơ đồ hệ tuần hoàn -> hoàn thành phiếu học tập.
- GV kẻ phiếu học tập trên bảng.
I. Bộ Xương Và Hệ Cơ 1- Bộ xương
- HS quan sát tranh, trao đổi nhóm -> tìm đặc điểm khác nhau
- Đại diện nhóm trả lời -> nhóm khác bổ sung.
Bộ xương gồm nhiều xương khớp với nhau để nâng đỡ, bảo vệ và giúp cơ thể vận động.
2- Hệ cơ - HS đọc SGK
- Cơ vận động cột sống phát triển
- Cơ hoành tham gia vào hoạt động hô hấp.
II. Các Cơ Quan Dinh Dưỡng ( phiếu học tập)
- GV chốt lại bằng bảng kiến thức chuẩn.
- GV cho HS quan sát mô hình bộ não của cá, bò sát thỏ, trả lời câu hỏi:
? Bộ phận nào của não thỏ phát triển hơn bộ não của cá và bò sát ?
? Các bộ phận phát triển đó có ý nghĩa gì trong đời sống của thỏ ?
? Đặc điểm giác quan ?
- Yêu cầu HS đọc kết luận SGK
- Đại diện nhóm lên điền vào bảng.
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
III. Hệ Thần Kinh Và Giác Quan
- Vài HS trả lời, các em khác bổ sung -> rút ra kết luận.
* Bộ não thỏ phát triển hơn hẳn các lớp ĐV trước:
+ Đại não phát triển che lấp các phần khác.
+ Tiểu não lớn nhiều nếp gấp -> liên quan đến các cử động phức tạp.
4- Củng cố, đánh giá:
- nêu các đặc điểm cấu tạo trong của thỏ chứng tỏ sự hoàn thiện của thỏ so với các đvcxs đã học.
- nêu tác dụng của cơ hoành qua mô hình thí nghiệm ở hình 47.5 5. Hướng dẫn, dặn dò:
- Học bài theo câu hỏi và kết luận SGK.
- Tìm hiểu về thú mỏ vịt và thú có túi.
Tiết 50 : DA DẠNG CỦA LỚP THÚ