Các hình thức tổ chức giáo dục trẻ khiếm thị

Một phần của tài liệu Tai lieu day tre khiem thi (Trang 39 - 42)

Chương II. Những vấn đề chung về giáo dục trẻ khiếm thị

2.2. Các hình thức tổ chức giáo dục trẻ khiếm thị

Tuỳ theo quan điểm và nguồn gốc nảy sinh, đã hình thành các hình thức trường lớp khác nhau cho TKT. Đến nay đã có 3 hình thức giáo dục TKT: giáo dục chuyên biệt, giáo dục hội nhập và giáo dục hòa nhập. Trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, tùy theo cách nhìn nhận đánh giá nhu cầu và khả năng của trẻ khuyết tật mà có cách chăm sóc, giáo dục khác nhau. Cho đến nay, đã có 3 phương thức giáo dục trẻ khuyết tật với 3 quan điểm hay cách tiếp cận khác nhau qua các giai đoạn lịch sử:

- Phương thức giáo dục chuyên biệt.

- Phương thức giáo dục hội nhập.

- Phương thức giáo dục hòa nhập.

Hình thức sau ra đời muộn hơn, giải quyết mâu thuẫn nội tại của các hình thức trước đó và dần thay thế các hình thức giáo dục cũ, bị lạc hậu.

2.2.1. Giáo dục chuyên biệt

- Sự ra đời của giáo dục chuyên biệt: Xuất hiện sớm nhất trong lịch sử giáo dục TKT, từ thế kỉ XI ở các nước Pháp, Đức, Tây Ban Nha và một số nước châu Âu khác.

- Mục tiêu của giáo dục chuyên biệt:

+ Chăm sóc, chữa trị và phục hồi chức năng.

+ Dạy văn hoá và dạy nghề.

+ Giám sát, quản lí.

- Bản chất: Mô hình y tế, coi TKT là con bệnh, chia theo dạng tật, mức độ để “chữa trị” và dạy theo phương pháp đặc thù.

- Hạn chế: Trẻ bị gán mác, tách biệt, không hoà nhập được cuộc sống bình thường.

2.2.2. Giáo dục hội nhập

- TKT được học trong lớp học chuyên biệt, đặt trong trường phổ thông bình thường. Trong quá trình giáo dục, TKT nào có "khả năng" sẽ được học chung ở một số môn học hoặc tham gia một số hoạt động cùng trẻ bình thường.

Ture Johsonđã đưa ra khái niệm về các mức độ hội nhập như sau:

1. Hội nhập về thể chất Trẻ lành và khuyết tật được giao lưu với nhau hay cùng chơi với nhau trong một địa điểm và trong một thời gian nhất định.

2. Hội nhập về chức năng Trẻ lành và TKT được tham gia cùng nhau trong một số hoạt động như thể thao, vẽ,...

3. Hội nhập xã hội Trẻ cùng học với nhau trong một trường nhưng theo các chương trình khác nhau, có giờ học chung và học riêng tuỳ theo môn học và khả năng học của trẻ.

4. Hội nhập hoàn toàn TKT học như trẻ lành theo một chương trình cứng bắt buộc.

- Vấn đề: Khi nào thì hội nhập về thể chất, khi nào hội nhập về chức năng; ai là người quyết định cho trẻ hội nhập ở các mức đó.

- Những hạn chế:

+ TKT chưa thực sự được hoà nhập với trẻ bình thường

+ Việc học tập của TKT trong các lớp chuyên biệt theo một chương trình riêng, không trùng lặp với các lớp khác nên trẻ không thích ứng được.

2.2.3. Giáo dục hoà nhập

GDHN là phương thức giáo dục, trong đó TKT cùng học với trẻ em bình thường trong trường phổ thông ngay tại nơi trẻ sinh sống. GDHN xuất phát từ quan điểm xã hội về giáo dục, coi nhà trường như một xã hội thu nhỏ và phản ánh tính chất đa dạng của xã hội, vì vậy môi trường giáo dục phổ thông được chú ý cải thiện sao cho đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của mọi HS, kể cả

những HS có khó khăn đặc thù. Đây là mô hình giáo dục tiến bộ nhất được biết đến trong lĩnh vực giáo dục TKT.

Sự khác biệt giữa các mô hình giáo dục

UNICEF và UNESCO đã giới thiệu bảng tổng hợp khái quát sự khác nhau giữa các hình thức giáo dục trong 11 tiêu chí so sánh như sau:

Mô hình Tiêu chí

Chuyên biệt Hội nhập Hoà nhập

Trẻ Đặc biệt Được đưa tới càng gần "bình thường"

càng tốt

Đứa trẻ tồn tại như chính bản thân nó Trường học Chuyên biệt Lựa chọn trường

"phổ thông"

Trường học ngay tại nơi trẻ sống

Chương trình, phương pháp

Đặc biệt Môn học làm trung tâm

Lấy trẻ làm trung tâm

Giáo viên Chuyên biệt Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên chuyên biệt, chuyên gia của các lĩnh vực liên quan

Giáo viên chủ nhiệm

Hiệu quả giảng dạy của giáo viên

Chuyên biệt cho nhóm trẻ cùng dạng tật

Không thay đổi; chỉ có khả năng dạy trẻ

“lành”

Có khả năng giúp mọi trẻ trong quá trình học

Sự tự tin ở trẻ

Thấp, cảm giác mình bị khác biệt

Có cảm giác bị cách biệt

Cảm giác tự tin về bản thân

Môi trường Gần như bị tách biệt, từ chối

Không thay đổi Giới hạn thấp nhất, mở rộng ngang bằng với những trẻ khác Ngân sách Rất cao Đỡ đắt hơn Hầu hết đều có hiệu

quả Tính bền

vững

Không bền vững Không chứng minh được là bền vững

Hoàn toàn bền vững Cơ hội tham Rất hạn chế Một phần Bình đẳng như mọi

Mô hình Tiêu chí

Chuyên biệt Hội nhập Hoà nhập

gia trẻ

Quyền học tập của trẻ em

Đối tượng của từ thiện

Được thừa nhận là có quyền nhưng không triệt để

Thực tế và cấp thiết được thực thi hoàn toàn bình đẳng

Một phần của tài liệu Tai lieu day tre khiem thi (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w