Phát triển kĩ năng sử dụng phần thị lực còn lại

Một phần của tài liệu Tai lieu day tre khiem thi (Trang 60 - 64)

Chương III. Phát triển các kỹ năng đặc thù của trẻ khiếm thị

3.5. Phát triển kĩ năng sử dụng phần thị lực còn lại

1. Mục đích của chương trình luyện tập thị giác chức năng:

- Động viên và giúp trẻ sử dụng tối đa thị lực còn lại của mình.

- Tạo điều kiện để trẻ khám phá môi trường xung quanh mình và tham gia, thực hiện các hoạt động học tập, lao động và sinh hoạt hiệu quả

2. Những vấn đề chính trong luyện tập sử dụng thị giác chức năng:

- Kích thích thị lực: nếu trẻ còn lại một chút thị lực hoặc không sử dụng thị lực thì cần phải biết rằng chúng có thể dùng thị lực của mình, cần được khuyến khích để sử dụng.

- Hiệu quả thị lực: Vấn đề thị lực được sử dụng như thế nào cũng có thể được cải thiện nhờ luyện tập.

- Biết thời điểm và cách thức sử dụng thị lực sẽ giúp trẻ biết cách thay đổi môi trường (ánh sáng), chon các vật liệu phù hợp và sử dụng các dụng cụ trợ giúp nếu cần thiết.

3. Một số nội dung và hướng dẫn luyện tập sử dụng thị giác chức năng 3.1. Nhận biết và chú ý đến đồ vật

Bắt đầu bằng những đồ vật treo ở gần trẻ. Dùng các đồ vật có màu sáng hoặc lấp lánh như đồ chơi. Theo dõi mắt trẻ để quan sát trẻ có nhận ra đồ vật. Luyện tập nhiều lần cho đến khi duy trì được nhìn cố định.

Khuyến khích trẻ với lấy và chạm tay vào đồ vật, cầm đồ vật lên.

Sau đó tăng dần về khoảng cách từ đồ vật đến trẻ.

3.2. Kiểm soát chuyển động của mắt – quét mắt

Đưa vật lại gần mặt trẻ và di chuyển nó rồi đặt xuống phía trước mặt trẻ. Mắt trẻ phải theo sát sự chuyển động của đồ vật.

Yêu cầu trẻ tìm đồ vật tương tự và đi lại để chạm tay vào nó. Bắt đầu ở khoảng cách 1m sau đó tăng dần.

Giơ đồ vật màu sáng rồi thả nó rơi từ từ xuống đất từ khoảng cách đầu trẻ xuống….trẻ quan sát và cầm đồ vật đánh rơi.

3.3. Kiểm soát chuyển động của mắt - quét mắt

Mắt nên di chuyển chậm từ đồ vật thứ nhất sang đồ vật thứ hai mà không chệch hướng. Sử dụng các hướng khác nhau: trái sang phải, trên xuống dưới, chéo người. Lúc đầu hãy luyện tập với những đồ vật ở gần trẻ, rồi mới tăng dần khoảng cách. Bắt đầu bằng 2 đồ vật và rồi tăng dần số lượng đồ vật lên.

Đặt hai đồ vật thành một hành trước trẻ, cách trẻ 0,5m. Khi quét mắt theo chiều ngang đã thành thạo, chuyển sang luyện quét mắt theo chiều từ trên xuống, hướng chéo.

Có thể chơi một trò chơi cần kĩ năng quét mắt ở những khoảng cách xa hơn.

Xếp bọn trẻ thành một hang rải rác. Khi một trẻ đứng lên nói tên mình, trẻ nhìn kém phải đi tìm người đó trước khi trẻ tiếp theo nói tên mình lên. Trò chơi này cũng giúp trẻ nhận biết người quen qua giọng nói và biết cách hướng về phía có giọng nói.

Yêu cầu trẻ nhắm mắt, trong lúc đó hãy nhanh tay xếp các đồ vật lên bàn hoặc trên sàn nhà ở phía trước rồi bảo trẻ mở mắt ra. Rồi bảo trẻ quan sát và tìm đồ vật theo yêu cầu.

Ở mức cao hơn là tìm đồ vật trong tranh, như vậy sẽ luyện cho trẻ tốc độ quét mắt và khả năng quét mắt nhìn mặt phẳng.

3.4. Phân biệt đồ vật

Màu sắc: Có thể được dùng để phân biệt giữa các đồ vật với nhau nếu trẻ đang học màu sắc của các đồ vật như: quần áo, thức ăn.

Hình dạng: Hình dạng chung của một đồ vật có thể gợi ý những tín hiệu để nhận dạng ra đồ vật ấy. Trẻ có thể nhận ra viền ngoài hoặc hình dạng chung của cây cối, động vật…..

Sự tương phản khác nhau giữa đồ vật cũng có tác dụng nhất định ngay cả khi chi tiết của đồ vật không được nhìn thấy. Nên dạy trẻ sử dụng những sự khác biệt về độ tương phản giữa các đồ vật với nhau. Ví dụ:

- Sự khác biệt về ánh sáng từ cửa ra vào với cửa sổ - Lối đi có thể sáng hơn nền ở quanh nó

- Đồ vật ở trên nền chẳng hạn như đá hoặc lỗ có thể không được nhận ra nhưng lại có thể tránh được nếu chúng có độ tương phản lớn so với nền ở xung quanh.

Vị trí: Dạy trẻ biết chỗ thường thấy để của đồ vật do vậy nó có thể nhớ được vị trí của đồ vật. Phải thật chú ý khi thay đổi vị trí của đồ vật thì phải nói cho trẻ nhìn kém biết.

Kích cỡ: Sự khác biệt về vóc dáng của mọi người cũng giúp trẻ nhận ra là người lớn hay trẻ em. Sự khác biệt về kích cỡ của đồ vật cũng giúp trẻ nhận ra đó là đồ vật gì.

3.5. Phân biệt chi tiết để nhận dạng đồ vật, hành động và sắp xếp các đồ vật - Nhận biết: Khi trẻ nhìn vào đồ vật, hãy giải thích cho trẻ về cái làm cho chúng trở nên khác nhau: hình dáng, kích thước, âm thanh, chức năng….

Hãy nhìn vào nhìn vào phần quan trọng nhất của đồ vật và nói với trẻ.

- Phân biệt chuyển động, hoạt động: hãy bắt đầu bằng những chuyển động trên toàn cơ thể, sau đó là những chuyển động lớn của cánh tay hoặc chân rồi nét mặt, hoặc ngón tay. Lúc đầu nên đứng gần trẻ sau đó lùi ra xa dần.

- Sắp xếp và phân loại đồ vật: Hãy bắt đầu bằng 2 đồ vật có đồ vật ngắn dài, to- nhỏ. Nên sử dụng các loại có kích cỡ khác nhau với các đồ chơi, đồ vật mà trẻ thích.

3.6. Phân biệt các chi tiết trong tranh

- Sắp xếp các tranh hay hình vẽ tả đồ vật theo kích cỡ. Dùng các đồ vật cùng loại nhưng kích thước khác nhau; bát, đĩa, quần áo,

- Sắp xếp tranh theo hình dạng. Lúc đầu, nên dùng những hình đơn giản như vuông, tròn. Để lẫn các hình dạng khác nhau rồi yêu cầu trẻ phân loại. Thực hiện những bước tiếp theo với nhiều hình dạng khác nhau. Sau đó đến các đồ vật có hình dạng. Tiếp đến là những hình dạng trong tranh, đồ vật trong tranh.

- Bắt chước các hành động trong tranh. Trẻ phải nhận biết được tranh và bắt chước được các hành động ở trong đó.

- Tranh thiếu: Trẻ phải chỉ ra những phần quan trọng hoặc bị thiếu trong bức tranh.

- Sắp xếp tranh mô tả theo thứ tự sự kiện xảy ra. Bắt đầu bằng một hoạt động đơn giản trong 2 bức tranh rồi sau đó tăng dần số lượng hoạt động.

3.7. Nhận biết và cảm nhận mẫu, con chữ, con số và từ ngữ - Vẽ lại các đường thẳng hay đường cong

- Sắp xếp con số và chữ cái: Nói cho trẻ biết những điểm giống và khác nhau giữa các con số và chữ cái.

Các chữ cái kéo xuống dòng dưới: g, y, p, q Các chữ cái kéo lên trên: t, d, b,….

- Tập tô chữ cái và con số.

- Đọc tên các chữ cái và con số - Tập viết chữ cái, chữ

4. Một số lưu ý trong rèn luyện thị giác chức năng cho trẻ

- Lồng ghép các hoạt động luyện tập vào thành một phần trong những sinh hoạt hang ngày.

- Sắp xếp thành những bài tập ngắn

- Đưa ra nhiều dạng bài tập phong phú để trẻ không trở nên nhàm chán - Khi trẻ không làm được hoạt động, đừng cố gắng tiếp tục

- Không chuyển sang kỹ năng mới nếu các kỹ năng tiền đề của nó trẻ chưa thành thạo.

- Cần luyện tập trong điều kiện ánh sáng tốt

- Đảm bảo rằng kích cỡ của các đồ vật và khoảng cách nhìn phải phù hợp với từng trẻ

- Sử dụng các đồ vật tương phản tốt với nền hoặc các đồ vật ở gần - Dùng các chất liệu hấp dẫn sự chú ý của trẻ

- Dùng các chiếc bút màu sẫm để vẽ hoặc viết

Một phần của tài liệu Tai lieu day tre khiem thi (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w