Phát triển kĩ năng vận động, định hướng – di chuyển cho trẻ mù

Một phần của tài liệu Tai lieu day tre khiem thi (Trang 51 - 54)

Chương III. Phát triển các kỹ năng đặc thù của trẻ khiếm thị

3.1. Phát triển kĩ năng vận động, định hướng – di chuyển cho trẻ mù

Phát triển kỹ năng vận động chính là phát triển kỹ năng phối hợp hoạt động của các cơ quan vận động thông qua các cảm giác vận động, cảm giác thăng bằng, thính giác... nhằm giúp cho cơ thể di chuyển trong không gian một cách chính xác.

Phát triển kỹ năng vận động giúp chúng ta có thể định hướng mục tiêu cần đến, điều chỉnh bước đi cho thích hợp, tránh những vật cản trên đường đi, ước lượng khoảng cách cần đi, giữ cho cơ thể thăng bằng, đứng thẳng, cảm giác di chuyển nhanh, di chuyển chậm...

Muốn rèn luyện kỹ năng vận động, trước hết: tạo cho trẻ có cơ hội tập luyện thể dục thể thao và tham gia những trò chơi vận động như: nhảy dây, bịt mắt bắt dê..., sau đó tạo cho trẻ cơ hội được rèn luyện đôi bàn tay được sờ, mó một cách tích cực nhằm phát triển kỹ năng vận động của đôi bàn tay để cảm nhận vật thể một cách đúng và chính xác.

Luyện tập nhằm phát triển kỹ năng xác định vị trí của bản thân trẻ trong không gian: Phải-trái, trước-sau, trên- dưới, quay phải-quay trái, quay đằng trước-quay đằng sau.

Hướng dẫn kỹ năng cầm gậy dò đường - Nắm chuôi gậy bằng ba ngón;

Đầu gậy luôn luôn cách nền 5 cm, thân gậy hơi chếch chéo phía trước cơ thể nhằm sớm phát hiện và tránh vật cản hoặc tránh va chạm vào người khác.

Hướng dẫn kỹ năng biết định hướng từ phòng học ra cổng trường - Trẻ biết giữ tư thế an toàn,

- Cách cầm gậy và cách khua gậy dò đường khi đi trên đường.

Hướng dẫn kỹ năng di chuyển trên đường phố

Trẻ cần thực hiện và thực hiện đúng: Luật đi đường của người đi bộ, như: đi và tránh về phía phải, đi bộ trên vỉa hè (hoặc sát cạnh phải), không đi xuống lòng đường.

Hướng dẫn kỹ năng tự đi sang đường Đi sang đường ở thành phố:

- Đến ngã tư của hai đường giao nhau: chú ý phân biệt tiếng động cơ xe máy để phát hiện các loại xe máy đã dừng.

- Trước khi sang đường, cần giơ gậy lên phía trước ngang thắt lưng để báo cho mọi người biết mình cần qua đường. Đi khoảng 3,4 bước, sau đó hạ gậy xuống đi theo gậy dò đường hình quả lắc.

- Khi phát hiện gần qua đường (phát hiện theo những dấu khác nhau, chủ yếu là qua âm thanh, loại tiếng ồn, có thể dự đoán được), sử dụng đầu gậy theo kiểu âm thanh quét để tìm vỉa hè, rồi bước lên.

Đi sang đường ở nông thôn: Dùng gậy giờ lên chỗ muốn rẽ sang, ngang thắt lưng, rồi mới rẽ sang đường.

Tập cho trẻ mù tự đi

Bước 1: Cha mẹ hay người hướng dẫn trẻ mù đi từ AB (chẳng hạn đi từ nhà đến trường học).

Trẻ mù một tay nắm vào khuỷu tay hoặc bàn tay của người dẫn và đi sau độ nửa bước chân. Người dẫn đường vừa đi vừa thông báo cho trẻ biết từ nhà đến trường phải qua mấy chỗ có đặc điểm riêng: hướng đi, khoảng cách, nền đường và trên đường đi có đặc điểm gì cần chú ý).

Khi đến trường cần thông báo trường có đặc điểm gì?

Để trẻ mù có thể hình dung được đoạn đường đã đi, người hướng dẫn có thể nhắc lại tóm tắt nhiệm vụ vừa thực hiện xong.

Sau đó dẫn em đó về nơi xuất phát.

Thực hiện bước 1 khoảng từ hai đến ba lần.

Bước 2: Trước khi đi, yêu cầu nhắc lại nhiệm vụ đã thực hiện ở bước 1. Lần này người dẫn đường đi trước một đoạn, không cần chạm vào trẻ, thỉnh thoảng người dẫn vỗ tay hoặc ra hiệu: rẽ phải, rẽ trái, đi thẳng...

Bước 3: Người dẫn đi theo trẻ mù để theo dõi và chỉ giúp đỡ khi cần thiết. Cần dành nhiều thời gian để trẻ tự luyện tập. Có thể tính thời gian về đích, số lần sai phạm để đánh giá kết quả, động viên.

Dẫn trẻ mù vào ghế ngồi

Trước khi hướng dẫn, cần cho trẻ mù sờ tận tay kiểu ghế ngồi: ghế tựa, ghế đẩu, xa lông... Sờ nhận dạng loại ghế gắn với tên gọi từng bộ phận.

Khi dẫn trẻ mù đến gần ghế ngồi, cần hướng dẫn tỉ mỉ:

- Khi nắm được thành ghế, cần phán đoán mặt ghế để ngồi, - Hướng ghế cần ngồi.

- Xoay người theo đúng hướng.

- Dùng tay kia để kiểm tra xem mặt ghế có đồ vật nào không, - Sau đó mới ngồi.

Khi ngồi cần có tư thế:

- Không thu chân lên mặt ghế, - Không duỗi chân quá dài.

Hướng dẫn trẻ tự đi ngoài đường phố

Cần giải thích cho trẻ mù biết luật giao thông; luật đi bộ:

- Đi và tránh về phía tay phải của mình;

- Không đi dưới lòng đường mà đi trên vỉa hè;

- Những hiểu biết về đặc điểm của tuyến đường.

Luyện cho trẻ nghe âm thanh do các phương tiện giao thông phát ra.

Khi muốn sang đường, cần chú ý nghe tiếng động cơ xe máy, có cử chỉ biểu hiện và muốn xin sang đường, để người điều khiển phương tiện giao thông biết và điều chỉnh.

Hướng dẫn trẻ sử dụng gậy dò đường khi di chuyển Tư thế trước khi xuất phát

Hai chân đứng song song, thẳng đứng, người ngay ngắn, mặt hướng về phía trước, cánh tay của tay cầm gậy buông xuôi tự nhiên, áp nhẹ vào thân.

Cẳng tay co lên ngay thắt lưng sao cho bàn tay ở phía trước một gang tay (20cm). Nắm chuôi gậy trong lòng bàn tay bằng ba ngón tay (ngón út, ngón đeo nhẫn, ngón giữa). Ngón cái đặt theo trục gậy nhưng ở phía trên.

Luyện tập gậy

Nên cho trẻ mù, đứng tại chỗ luyện tập gậy:

- Cách điều khiển gậy chuyển từ trái sang phải và ngược lại do cổ tay cầm gậy chứ không phải cánh tay và cẳng tay.

- Đầu gậy chuyển động theo đầu quả lắc: đầu gậy chạm đất ở hai bên đường đi (khoảng cách hai bên đầu gậy chạm đất là một bên vai).

- Đầu gậy theo kiểu thanh quét: đầu gậy không chạm đất mà đầu gậy luôn luôn cách mặt đất chừng 10 cm.

Cách xuất phát

- Tư thế trước khi xuất phát: chân trái bước trước thì đầu gậy chuyển sang phải, khi chân phải bước đi thì đầu gậy chuyển sang trái.

- Cần rèn luyện cho trẻ đi đúng nhịp đập xuống đất của đầu gậy.

- Dùng gậy theo hình quả lắc đảm bảo tốc độ nhanh, bám sát vật chuẩn phía trước và ở bên dưới. Nếu nền đường ghồ ghề, khi đi cần chuyển đầu gậy theo kiểu thanh quét.

Các thế đi an toàn trên lối đi hẹp

Giữ vững thế an toàn trên

Đưa cánh tay phải (hoặc tay trái) lên cao, chếch về phía trước sao cho khi gập tay lại thì cẳng tay ở ngang tầm trán. Bàn tay hướng về phía trước, các ngón tay khép lại, giống như người sáng dùng bàn tay che nắng mặt trời.

Giữ thế an toàn ngang

Đưa cánh tay lên ngang ngực, gập khửu tay lại, để cẳng tay vuông góc với cánh tay, các ngón tay khép lại, lòng bàn tay úp xuống dưới.

Giữ thế an toàn dưới

Giống cách giữ thế an toàn ngang, chỉ có điều tay để trước bụng dưới.

Di chuyển có người dẫn đường

Người dẫn đường có thể là cha, me, bạn bè...

Tuỳ theo hướng đi và bề mặt của đoạn đường đi mà trẻ mù đi phía tay phải hoặc phía tay trai bên người dẫn đường. Giả sử trẻ mù đi về phía bên tay phải hoặc về phía bên tay trái của người dẫn đường:

- Người dẫn đường đi trước nửa bước, trẻ mù đi sau nửa bước,

- Cánh tay và khửu tay phải của người dẫn đường vuông góc với nhau và ép vào sườn của mình, bàn tay tì vào bụng ngang với thắt lưng;

- Tay trái trẻ mù bám vào phía sau vòng tay phải của người dẫn đường.

Nếu để trẻ mù đi về phía bên tay trái của người dẫn đường thì quy trình thực hiện sẽ ngược lại với quy định của bên trên.

Một phần của tài liệu Tai lieu day tre khiem thi (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w