Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.4. Khung sinh kế bền vững của các hộ dân tộc
Tiếp cận sinh kế bền vững tập trung trước hết vào hộ gia đình và tìm hiểu những nguồn lực của hộ cũng như cách thức hộ sử dụng những nguồn lực đó để thực hiện các hoạt động kiếm sống. Hộ không thể kiếm sống nếu thiếu các nguồn lực. Cách tiếp cận này, hơn nữa, dựa trên niềm tin rằng, các hộ gia đình cần phải sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau, chứ không chỉ một nguồn lực, để đạt kết quả sinh kế mong muốn. Đặc biệt, với hộ gia đình DTTS nghèo, khi sở hữu và tiếp cận nguồn lực của họ bị hạn chế, họ càng phải nuôi dưỡng và sử dụng nhiều nguồn lực, thực hiện nhiều hoạt động sinh kế, để đảm bảo cuộc sống cho các thành viên gia đình.
Trong khung phân tích sinh kế DFID, 5 nguồn lực sinh kế đóng vai trò trung tâm. Đó là nguồn lực con người, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực xã hội, nguồn lực vật chất và nguồn lực tài chính. Biểu diễn trên hình 1, ta được một hình ngũ giác nguồn lực sinh kế. Hình dạng của hình ngũ giác thể hiện mức độ sở hữu và tiếp cận nguồn lực sinh kế của hộ gia đình. Trung tâm của hình
download by : skknchat@gmail.com
10
là điểm tại đó sở hữu và tiếp cận nguồn lực bằng không. Hình ngũ giác sẽ lệch về phía những nguồn lực mà hộ gia đình sở hữu hay tiếp cận nhiều nhất. Do đó, với mỗi hộ gia đình, mỗi nhóm người, mỗi cộng đồng sẽ có ngũ giác nguồn lực có hình dạng khác nhau.
Hình 2.1. Ngũ giác nguồn lực sinh kế
Nguồn: DFID (1999)
* Nguồn lực con người trong sinh kế hộ gia đình dân tộc thiểu số
Khái niệm nguồn lực con người được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học với nhiều ý nghĩa khác nhau. Trong khung phân tích sinh kế DFID, nguồn lực con người được hiểu là tập hợp kiến thức, kỹ năng, hiểu biết, sức khỏe và khả năng lao động cho phép con người có thể theo đuổi các hoạt động sinh kế khác nhau để kiếm sống và đạt được các mục tiêu sinh kế (DFID, 1999).
Ở cấp độ hộ gia đình, nguồn lực con người được đo lường bởi nhiều chỉ tiêu như qui mô hộ gia đình, số người trong tuổi lao động, tiềm năng quản lý, tổ chức sản xuất, kinh doanh, sức khỏe, các kỹ năng, trình độ học vấn, mức độ siêng năng, khả năng sử dụng các loại nguồn lực khác…
Nguồn lực con người đóng vai trò trung tâm trong khung phân tích sinh kế. Đó là nguồn lực quyết định việc sử dụng các nguồn lực sinh kế khác và việc thực hiện các hoạt động kiếm sống. Số lượng và chất lượng nguồn lực con người sẽ quyết định các kết quả sinh kế mà hộ gia đình thu được.
Tự nhiên
Tài chính Con người
Xã hội
Vật chất
download by : skknchat@gmail.com
11
Để đánh giá nguồn lực con người, người ta có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau như số lượng lao động, tuổi thọ, trình độ học vấn, trình độ đào tạo nghề,…Tuy nhiên, không có một thước đo hoàn toàn chính xác và đầy đủ về nguồn lực con người nên việc đánh giá nguồn lực con người phụ thuộc nhiều vào đánh giá chủ quan. Trong nhiều trường hợp, người ta không đánh giá trực tiếp nguồn lực con người mà đánh giá sự thay đổi trong nguồn lực con người so với trước đây có gì tiến bộ hơn và nguyên nhân của sự thay đổi đó.
Để phát triển nguồn lực con người, ngoài nỗ lực tự thân của các hộ gia đình DTTS, cần có sự hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp từ chính quyền, TW và địa phương cũng như các tổ chức chính trị - xã hội. Chẳng hạn, để nâng cao trình độ lao động của các thành viên trong hộ gia đình DTTS, một số hoạt động hỗ trợ có thể kể ra là:
Hỗ trợ trực tiếp
Tổ chức đào tạo nâng cao kỹ năng, kiến thức cho các thành viên hộ gia đình DTTS.
Đào tạo đội ngũ giảng viên và đầu tư cơ sở vật chất giảng dạy cho các trường học, trung tâm đào tạo nghề dành cho người DTTS.
Hỗ trợ gián tiếp
Đổi mới chính sách giáo dục đào tạo và các cơ sở đào tạo vùng đồng bào DTTS.
Thay đổi tập quán, văn hóa, chuẩn mực trong các cơ sở đào tạo nhằm tăng khả năng tiếp cận của các thành viên hộ gia đình DTTS.
Bất cứ sự hỗ trợ nào, để thành công, cũng đòi hỏi sự tham gia nhiệt tình của các thành viên hộ gia đình DTTS, ví dụ như trong việc tham gia các khóa đào tạo, các dịch vụ y tế…
download by : skknchat@gmail.com
12
* Nguồn lực tự nhiên trong sinh kế hộ gia đình dân tộc thiểu số
Nguồn lực tự nhiên là các tài nguyên có sẵn trong tự nhiên như đất đai, nước, rừng, không khí, khoáng sản, đa dạng sinh học,… được sử dụng cho sinh kế của hộ gia đình DTTS.
Tất cả các hoạt động kiếm sống và sinh sống của con người đều diễn ra trong mối quan hệ với tự nhiên, sử dụng nguồn lực và chịu ảnh hưởng của tự nhiên. Nguồn lực tự nhiên đặc biệt quan trọng đối với các hộ gia đình DTTS trong thực hiện các hoạt động sinh kế dựa nhiều vào khai thác hoặc sử dụng tài nguyên thiên nhiên như nông nghiệp, sử dụng nguồn nước, khai thác rừng, khai thác tài nguyên khoáng sản.
Các hộ gia đình DTTS nghèo thường phải dựa nhiều vào các nguồn lực tự nhiên. Cuộc sống của họ thường gắn liền với hoạt động trồng trọt, chăn nuôi hoặc khai thác nguồn lợi tự nhiên như khai thác rừng, hồ nước, sông suối, biển. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất công nghiệp cũng ít nhiều sử dụng các nguồn lực tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp. Chẳng hạn, các hoạt động sản xuất, chế biến có nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp, các hoạt động sử dụng nguyên liệu từ khoáng sản, sử dụng nguồn nước,…Có thể nói, nguồn lực tự nhiên đóng vai trò quan trọng hơn trong hoạt động sinh kế của những hộ gia đình DTTS nghèo sống phụ thuộc vào tự nhiên.
Nguồn lực tự nhiên không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sinh kế mà còn có ảnh hưởng tới các nguồn lực sinh kế khác. Chẳng hạn, sức khỏe (nguồn lực con người) chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên như thời tiết, ô nhiễm môi trường, thiên tai. Nguồn lực vật chất cũng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên như mưa bão, hạn hán… Thông qua ảnh hưởng tới các nguồn lực sinh kế khác, nguồn lực tự nhiên ảnh hưởng tới lựa chọn hoạt động sinh kế và kết quả sinh kế của hộ gia đình DTTS.
download by : skknchat@gmail.com
13
Đối với các nguồn lực tự nhiên, việc đánh giá không chỉ tập trung vào sự tồn tại của các loại nguồn lực mà còn vào khả năng tiếp cận nguồn lực và kết hợp nguồn lực tự nhiên với các nguồn lực khác của các hộ gia đình. Cũng cần chú ý xu hướng dài hạn về số lượng, chất lượng nguồn lực tự nhiên.
Để quản lý nguồn lực tự nhiên, cần phải thực hiện các biện pháp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, cải tiến các dịch vụ liên quan đến khai thác tài nguyên thiên nhiên như nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, đổi mới các tổ chức quản lý tài nguyên thiên nhiên, hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường, thúc đẩy các thị trường cho sản phẩm nông, lâm, thủy sản.
Trong khung phân tích sinh kế bền vững, các nguồn lực tự nhiên thường có quan hệ với “các yếu tố dễ gây tổn thương”, chẳng hạn như thiên tai, bão lụt, hạn hán ảnh hưởng đến mùa màng,…
* Nguồn lực xã hội trong sinh kế hộ gia đình dân tộc thiểu số
Cũng như nguồn lực con người, có nhiều cách hiểu khác nhau về nguồn lực xã hội của sinh kế bền vững. Trong khung phân tích sinh kế DFID, nguồn lực xã hội được hiểu là các nguồn lực từ môi trường xã hội xung quanh hộ gia đình DTTS mà hộ gia đình sử dụng trong các hoạt động sinh kế để đạt được các mục tiêu sinh kế. Nói cách khác, đó là các quan hệ xã hội, môi trường xã hội có ảnh hưởng tới sinh kế của hộ gia đình DTTS. Các nguồn lực xã hội bao gồm:
- Các mối quan hệ giúp gia tăng sự tin tưởng và khả năng hợp tác, mở rộng khả năng tiếp cận của các thành viên hộ gia đình DTTS tới các thể chế chính trị, kinh tế và dân sự. Ví dụ sự hỗ trợ, tương tác của xã viên trong hợp tác xã, quan hệ thân tộc, quan hệ cộng đồng dân tộc…
- Là thành viên của các tổ chức đoàn thể, hội, nhóm, cộng đồng tôn giáo, dân tộc… như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên…
download by : skknchat@gmail.com
14
- Các quan hệ phi chính thức thúc đẩy sự hợp tác, giảm chi phí giao dịch, cung cấp mạng lưới an sinh… như quan hệ liên kết với các đối tác trong chuỗi giá trị sản phẩm…
- Các yếu tố cấu thành nguồn lực xã hội có quan hệ qua lại với nhau.
Nguồn lực xã hội của mỗi hộ gia đình DTTS phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, giới tính của các thành viên trong hộ, các hội nhóm, cộng đồng mà các thành viên trong hộ tham gia, môi trường văn hóa xã hội, nơi hộ sinh sống. Đặc biệt, nguồn lực xã hội có quan hệ mật thiết với các quá trình thế chế và chính sách. Các thể chế và chính sách có thể là sản phẩm của nguồn lực xã hội và nguồn lực xã hội có thể là sản phẩm của các thể chế, chính sách.
Vai trò của nguồn lực xã hội trong phát triển sinh kế hộ gia đình DTTS:
- Nguồn lực xã hội giúp các gia đình nâng cao hiệu quả của các quan hệ kinh tế, từ đó gia tăng thu nhập và tiết kiệm, tích lũy nguồn lực tài chính cho hộ gia đình.
- Nguồn lực xã hội giúp các gia đình tiếp cận thuận lợi hơn các hàng hóa công cộng, tiếp cận các nguồn lực công cộng để sử dụng chung (như nguồn lực tự nhiên và nguồn lực vật chất công cộng: rừng, bãi chăn thả, nhà sinh hoạt cộng đồng, lễ hội…)
- Nguồn lực xã hội giúp các gia đình tích cực sáng tạo và chia sẻ kiến thức, do đó, có thể nâng cao nguồn lực con người: hỗ trợ trong các câu lạc bộ, tổ hợp tác, hợp tác xã….
Nguồn lực xã hội cũng có thể có ảnh hưởng tiêu cực tới sinh kế của hộ gia đình DTTS. Chẳng hạn, tham gia nhiều hoạt động xã hội giảm thời gian lao động sản xuất.
Nguồn lực xã hội ảnh hưởng đến các nguồn lực khác, như nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất,…bằng cách nâng cao hiệu quả các mối quan hệ kinh tế, giảm ảnh hưởng của vấn đề thông tin không cân xứng và lòng tin trong kinh tế thị trường,…Nó cũng là kênh giảm nhẹ ảnh hưởng của
download by : skknchat@gmail.com
15
các cú sốc hay bù đắp cho sự thiếu hụt các nguồn lực khác thông qua mạng lưới quan hệ. Chẳng hạn, nếu thiếu nguồn lực tài chính, có thể dựa vào các mối quan hệ họ hàng để vay nợ, mua trả chậm, mua giá rẻ nhờ quen biết,…
Nguồn lực xã hội rất khó đo lường và định lượng. Chẳng hạn, không thể đánh giá nguồn lực xã hội bằng cách đếm số tổ chức xã hội tại địa phương. Không chỉ số lượng mà bản chất và chất lượng của các tổ chức này cũng rất quan trọng. Do đó, người ta thường tìm hiểu xu hướng, liệu hoạt động của các tổ chức xã hội này tốt hơn hay xấu hơn trước, xét trên khía cạnh hỗ trợ cho phát triển sinh kế hộ gia đình DTTS? Liệu các quan hệ xã hội có cản trở hay hỗ trợ phát triển sinh kế của hộ gia đình DTTS?...
Để phát triển nguồn lực xã hội cho hộ gia đình DTTS, cần phải củng cố các thiết chế địa phương. Ví dụ, để xây dựng môi trường xã hội gắn kết và có tính hỗ trợ thì có thể thực hiện một số biện pháp sau:
Hỗ trợ trực tiếp: Cải thiện khả năng lãnh đạo và quản lý của cộng đồng Mở rộng các liên kết đối ngoại của các cộng đồng.
Hỗ trợ gián tiếp: Xây dựng môi trường chính sách mở và tin cậy Thiết lập hệ thống tham vấn với xã hội dân sự.
* Nguồn lực vật chất trong sinh kế hộ gia đình dân tộc thiểu số Nguồn lực vật chất bao gồm đất đai và CSHT cơ bản cũng như các tài sản vật chất mà hộ gia đình DTTS sở hữu hoặc tiếp cận sử dụng cho hoạt động sinh kế, chẳng hạn như hạ tầng giao thông, thủy lợi, nhà ở, nguồn năng lượng, tiếp cận thông tin, sở hữu máy móc thiết bị cho sản xuất và sinh hoạt…
Rất nhiều nghiên cứu, khảo sát có sự tham gia của người DTTS cho thấy, việc thiếu các CSHT cần thiết là một nguyên nhân gây ra nghèo đói.
Không có sự tiếp cận tới nguồn nước sạch và năng lượng, sức khỏe người DTTS sẽ không được đảm bảo, các nguồn lực sẽ bị phân tán vào các công việc lấy nước và tìm củi đun, đồng nghĩa với việc nguồn lực dành cho hoạt động sinh kế bị giảm sút.
download by : skknchat@gmail.com
16
Nguồn lực vật chất có ảnh hưởng trực tiếp đến lựa chọn các hoạt động sinh kế, chẳng hạn, nếu thiếu đất thì không thể có thu nhập đủ sống, thiếu nguồn nước thủy lợi thì nhiều vùng đất không thể canh tác, hoặc canh tác năng suất thấp. Giao thông không thuận lợi thì chi phí vận chuyển sẽ cao, thậm chí hạn chế khả năng tiếp cận đầu vào và đầu ra của sản xuất. Thiếu máy nông nghiệp thì phải dùng rất nhiều sức lao động trong sản xuất và giảm năng suất…
Nguồn lực vật chất còn ảnh hưởng trực tiếp đến sở hữu và tiếp cận các nguồn lực sinh kế khác như nguồn lực tự nhiên, nguồn lực xã hội, nguồn lực con người, nguồn lực tài chính. Không có giao thông tốt, máy móc thiết bị phù hợp, thì nhiều nguồn lực tự nhiên khó có thể khai thác; không có giao thông tốt thì quan hệ xã hội bị ảnh hưởng; không có nguồn lực vật chất tốt thì nhân lực ít được đào tạo, …
Tuy nhiên, nguồn lực vật chất lại là điểm yếu của các hộ gia đình DTTS vì họ thường cư trú tại những địa bàn có hạ tầng kém phát triển và cũng sở hữu ít đất đai, tài sản, máy móc, thiết bị. Do đó, họ cần sự hỗ trợ từ chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong phát triển nguồn lực quan trọng này. Các hình thức hỗ trợ có thể bao gồm:
Nhà nước đầu tư CSHT như hệ thống giao thông, thủy lợi, hệ thống cung cấp điện, hỗ trợ đất sản xuất, đất ở…
Nhà nước và các tổ chức khác hỗ trợ dưới hình thức trợ cấp, cho tặng, cho thuê, mượn để hộ gia đình tiếp cận, sử dụng các tài sản vật chất phục vụ cho các hoạt động sinh kế gia đình.
Hỗ trợ tiếp cận nguồn tài chính, tín dụng để mua, thuê các tài sản vật chất phục vụ các hoạt động sinh kế, như cho vay mua máy nông nghiệp,…
* Nguồn lực tài chính trong sinh kế hộ gia đình dân tộc thiểu số Nguồn lực tài chính chỉ các nguồn tiền và tương đương tiền mà hộ gia đình DTTS sử dụng trong các hoạt động sinh kế. Trong số các nguồn
download by : skknchat@gmail.com
17
lực sinh kế, nguồn lực tài chính là nguồn lực linh động nhất, dễ dàng thay đổi, chuyển hóa nhất. Nó có thể được chuyển thành các nguồn lực sinh kế khác. Ví dụ, có thể dùng tiền để nâng cao nguồn lực vật chất, nguồn lực con người, nguồn lực xã hội. Nó có thể được sử dụng trực tiếp để đạt được kết quả sinh kế. Ví dụ, dùng tiền để mua thực phẩm. Nó có thể chuyển thành các ảnh hưởng chính trị, cho phép tham gia vào các tổ chức có ảnh hưởng đến lập pháp và chính sách.
Có thể chia nguồn lực tài chính thành các loại chủ yếu sau:
- Nguồn tài chính tích lũy có sẵn: đây là nguồn lực tài chính mà hộ gia đình đã tích lũy qua thời gian, có thể sẵn sàng để sử dụng bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và/hoặc các tài sản có tính thanh khoản cao như vàng, nữ trang,…
- Nguồn tài chính từ các dòng tiền thu nhập ổn định: Không chỉ các nguồn tài chính đang có sẵn mà các dòng tiền thu nhập ổn định của hộ gia đình DTTS cũng là một nguồn lực tài chính. Nếu hộ không có nguồn tài chính tích lũy, nhưng có dòng tiền ổn định, chẳng hạn, tiền lương, lương hưu, trợ cấp thường xuyên, tiền gửi từ người thân…thì đó là nguồn tài chính đảm bảo cho hoạt động sinh kế của hộ gia đình. Để trở thành một nguồn lực tài chính, các dòng tiền này phải có tính ổn định, thường xuyên và tin cậy chứ không phải là một nguồn tài chính bất thường.
- Nguồn tài chính từ tín dụng: khi các nguồn tài chính sẵn có hoặc các dòng tiền ổn định không đủ sử dụng, các hộ gia đình phải dựa vào các nguồn tài chính từ tín dụng hay vay mượn, nói cách khác là dựa vào tài chính từ bên ngoài. Tín dụng có thể tồn tại dưới nhiều hình thức như tín dụng ngân hàng, tín dụng tài chính vi mô, tín dụng thương mại (mua chịu, mua trả chậm, trả góp), tín dụng từ bạn bè, họ hàng,… Thậm chí, nhiều hộ gia đình DTTS nghèo phải tiếp cận tín dụng đen với lãi suất cao.
download by : skknchat@gmail.com