Kinh nghiệm sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc H’Mông tại một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế bền vững cho hộ dân tộc h’mông huyện võ nhai tình thái nguyên (Trang 35 - 39)

Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.1. Kinh nghiệm sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc H’Mông tại một số địa phương

1.2.1.1. Kinh nghiệm sinh kế bền vững cho hộ dân tộc H’Mông tại Mù Căng Chải Yên Bái

Theo số liệu thống kê dân tộc H’Mông ở Yên Bái có 81.921 người, sinh sống tại 9 huyện, thị xã, thành phố. Trong đó tập trung chủ yếu tại huyện Mù Cang Chải (44.085 người); huyện Trạm Tấu (20.563 người); Văn Chấn (9.963 người); huyện Văn Yên (4.964 người); huyện Trấn Yên (1.765 người).

Mù Cang Chải là một trong 64 huyện nghèo của cả nước theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Toàn huyện có 13 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn với đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc H’Mông chiếm 91%; tỷ lệ hộ nghèo còn cao, trình độ dân trí không đồng đều, tập quán canh tác còn lạc hậu. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, những năm qua, huyện Mù Cang Chải đã nhận được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ của trung ương như chương trình 30a, chương trình 135, chương trình xây dựng nông thôn mới… những chương trình này là động lực, giúp người dân vươn lên thoát nghèo. Đến nay đời sống của các hộ dân tộc H’Mông trên địa bàn huyện đã có nhiều thay đồi bằng các cách sinh kế bền vững như:

Thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và hộ dân tộc thiểu số, kết hợp các nguồn vốn các nguồn vốn khác tiếp tục được triển khai đồng bộ, đúng đối tượng quy định và phát huy hiệu quả tốt. Chương trình mở rộng vệ sinh và nước sạch nông thôn xây mới nhà tiêu hợp vệ sinh.

Giáo dục đào tạo vùng dân tộc thiểu số được đổi mới căn bản, toàn diện, tạo điều kiện để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực, hệ thống trạm y tế các xã, các bệnh viện tuyến huyện được đầu tư nâng cấp, đội ngũ y bác sỹ tiếp tục được bổ sung về số lượng, nâng cao tay nghề, cơ bản đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân…

download by : skknchat@gmail.com

24

Huy động các nguồn lực nằm giúp cho bà con nhân dân khai hoang ruộng bậc thang để có thêm nhiều diện tích đất sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo, Huyện đoàn Mù Cang Chải đã chọn bản Tà Sung, xã Cao Phạ để thực hiện công trình khai hoang ruộng bậc thang.

Phát động và triển khai mô hình "Ngày cuối tuần cùng dân"… Ban Thường vụ Huyện đoàn xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện khai hoang 30ha ruộng bậc thang trên địa bàn huyện trong năm 2019 gắn với phát triển du lịch danh thắng ruộng bậc thang, giúp đỡ nhân dân mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp...

Huy động hàng nghìn đoàn viên thanh niên và bà con nhân dân tham gia khai hoang, mở rộng hàng chục ha ruộng bậc thang, làm tăng diện tích đất sản xuất, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo bền vững tại địa phương. Đồng thời tạo cảnh quan phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện, giúp thanh niên được rèn luyện, cống hiến và trưởng thành, phát huy được vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ. Đây là những kế hoạch hành động nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2016 - 2020 được huyện Mù Cang Chải tích cực triển khai.

Chính nhờ vậy mà tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 của huyện Mù Cang Chải chiếm 66,79% và cuối năm 2019 giảm xuống còn 49,27% và kỳ vọng đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo còn 39%.

1.2.1.2. Kinh nghiệm sinh kế bền vững cho hộ dân tộc H’Mông tại Phù Yên Sơn La

Huyện Phù Yên có 27 xã, thị trấn, gồm 10 dân tộc anh em, trong đó đồng bào dân tộc H’Mông chiếm 15,47%, sinh sống ở 43 bản, thuộc 13 xã trong huyện. Từ năm 2012 đến nay, thực hiện tốt nội dung bản cam kết “5 có, 5 không”, đời sống của đồng bào dân tộc H’Mông trong huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực, diện mạo nông thôn vùng cao từng bước đổi thay. Kinh nghiệm sinh kế của đồng bào dân tộc H’Mông được thể hiện qua các cách làm như:

download by : skknchat@gmail.com

25

Chính quyền các cấp đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa... nhờ đó, hạn chế được tình trạng du canh du cư tự do, phá rừng làm nương; nhiều mô hình kinh tế hiệu quả được đồng bào dân tộc H’Mông ở các xã trong huyện học và làm theo, mang lại hiệu quả rõ rệt.

Chỉ đạo các xã có đồng bào dân tộc H’Mông tăng cường tuyên truyền nội dung bản cam kết cho người dân hiểu rõ lợi ích của từng nội dung và đưa nội dung “5 có, 5 không” vào quy ước của các bản để bà con cùng thực hiện.

Đặc biệt, vai trò gương mẫu của bí thư chi bộ, trưởng bản, trưởng các dòng họ, người có uy tín đã được phát huy cao độ trong thực hiện và tuyên truyền, vận động bà con làm theo.

Kế hợp cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, các Chương trình 135, Nghị quyết 30a của Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững đã hỗ trợ vốn, giống cây trồng, vật nuôi cho người dân đầu tư phát triển sản xuất, hỗ trợ xây dựng các công trình giao thông, trạm y tế, nhà văn hóa các xã, bản đặc biệt khó khăn... làm thay đổi căn bản điều kiện sống của vùng đồng bào dân tộc H’Mông.

Nhờ các cách sinh kế tốt mà tỷ lệ hộ nghèo ở các vùng có nhiều đồng bào dân tộc H’Mông sinh sống giảm trung bình từ 4-5%/năm; hệ thống trường học được xây dựng kiên cố; 100% số xã có trạm y tế và tủ thuốc theo quy định. Tình trạng du canh, du cư, vượt biên trái phép, truyền và học đạo trái phép, tái trồng cây thuốc phiện, các hủ tục lạc hậu, như thách cưới, để người chết lâu ngày trong nhà, tảo hôn... từng bước được xóa bỏ; bà con đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa, giữ gìn nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc H’Mông. Cùng với sự nỗ lực của người dân, các chính sách hỗ trợ con em hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, chế độ phụ cấp cho giáo viên, học sinh, góp phần tăng tỷ lệ học sinh đến trường; nhiều em đã và đang theo học các trường cao đẳng, đại học, các trường dạy nghề...

download by : skknchat@gmail.com

26

1.2.1.3. Kinh nghiệm sinh kế bền vững cho hộ dân tộc H’Mông tại Vị Xuyên tỉnh Hà Giang

Huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang có 24 đơn vị hành chính, trong đó có 22 xã và 2 thị trấn. Toàn huyện có 25.100 hộ, với 111.357 khẩu; gồm 19 dân tộc cùng chung sống. Trong đó: Dân tộc Tày chiếm 35,8%; Dao chiếm 22,8%; Kinh chiếm 16,8%; dân tộc Mông chiếm 12,5%; Nùng chiếm 6%; còn lại là các dân tộc khác. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vùng cao miền núi; cùng nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ đã được ban hành… Trong những năm qua, huyện Vị Xuyên đã chỉ đạo triển khai và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc H’Mông trong sinh kế như:

Đối với Chương trình 135, huyện đã đầu tư nâng cấp, sửa chữa được 8 công trình; trong đó có 36 trường, lớp học; 14 công trình y tế; 2 công trình điện; 38 công trình thủy lợi; nâng cấp, sửa chữa 21 trụ sở thôn, nhà sinh hoạt cộng đồng...;

Hỗ trợ 24 tỷ 231 triệu đồng cho đồng bào DTTS phát triển sản xuất;

nhân rộng mô hình giảm nghèo tại xã Minh Tân và Cao Bồ bằng việc hỗ trợ 16 con trâu, 16 con bò cho 32 hộ, với kinh phí hỗ trợ 400 triệu đồng.

Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh mở các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ và cộng đồng thuộc Chương trình 135 cho các xã; thành phần đối tượng tập huấn là người có uy tín trong đồng bào DTTS, Trưởng, Phó thôn, Ban Phát triển thôn, Chi hội Phụ nữ và khuyến nông; Chủ tịch, Phó chủ tịch phụ trách GTXD, địa chính, nông nghiệp và cán bộ, công chức xã làm công tác đầu thầu, nghiệp vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng...

Thực hiện tốt chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS.

Toàn huyện có 223 đại biểu do đồng bào các DTTS tự bầu chọn, đại diện cho 223 thôn, tổ dân phố. Người có uy tín trong cộng đồng dân cư ở huyện Vị Xuyên đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển, ổn định của huyện

download by : skknchat@gmail.com

27

nhà. Các vấn đề truyền đạo, học đạo, di dịch cư tự do trái với quy định của Nhà nước, tranh chấp đất đai, khiếu kiện đều được hòa giải và giải quyết ngay từ cơ sở; khối đại đoàn kết thôn xóm, dòng họ và cộng đồng các dân tộc trong toàn huyện luôn được củng cố. Ngoài ra, nhiều chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước hỗ trợ đồng bào các DTTS đều được huyện triển khai thực hiện nghiêm túc và hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế bền vững cho hộ dân tộc h’mông huyện võ nhai tình thái nguyên (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)