Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế bền vững của đồng bào dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế bền vững cho hộ dân tộc h’mông huyện võ nhai tình thái nguyên (Trang 31 - 35)

Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế bền vững của đồng bào dân tộc

Bản chất và nội dung của chính sách thể hiện ở mục tiêu, đối tượng thụ hưởng và thực thi, đặc điểm vùng miền, khả năng về nguồn lực và cách thức triển khai thực hiện chính sách sinh kế. Mục tiêu càng thống nhất thì khả năng thành công và hiệu quả chính sách càng cao. Theo kết quả nghiên cứu các hộ dân tộc thiểu số thường sống thành cộng đồng, hộ nghèo nếu không cư trú ở những làng nghèo thì không được hưởng lợi trong khi hộ không nghèo thì được hưởng lợi từ chương trình này. Bênh cạnh đó, hiệu quả của các chương trình mục tiêu XĐGN sẽ được nâng cao nếu các chương trình được thiết kế và triển khai phù hợp với đặc điểm của vùng miền.

Sự chồng chéo giữa các chương trình mục tiêu XĐGN, sự không thống nhất và đồng bộ giữa các chính sách là hợp phần của các chương trình xóa đói, giảm nghèo sẽ làm giảm hiệu quả của các chương trình XĐGN. Chẳng hạn, chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo, chương trình 135 giai đoạn II và nghị Quyết 30a/2008/NQ-CP đề có các nội dung xây dựng CSHT, phát triển sản xuất, hỗ trợ giáo dục, hỗ trợ y tế, đào tạo nghề và nâng cao năng lực cộng đồng. Bên cạnh đó, các chính sách, dự án là hợp phần của chương trình mục tiêu XĐGN có thể được ban hành và thực hiện bởi các cơ

download by : skknchat@gmail.com

20

quan khác nhau. Nếu các cơ quan này không có sự phối hợp chặt chẽ có thể dẫn đến việc ban hành việc thực thi các chính sách mâu thuẫn với nhau, hoặc chính sách đó không bao phủ hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Điều này gây khó khăn cho địa phương trong việc thực thi chính sách, nguồn lực sử dụng không hiệu quả, những vấn đề bức xúc của người nghèo không được giải quyết và mục tiêu XĐGN không đạt.

1.1.5.2. Tình hình thực thi các chính sách xóa đói giảm nghèo để đảm bảo sinh kế

Tình hình thực thi các chính sách XĐGN bao gồm cơ chế phân cấp trong triển khai thực hiện, tình hình huy động nguồn lực, phân công và sự phối kết hợp của các bên liên quan, sự giám sát, đánh giá và năng lực thực thi của các cơ quan nhà nước và cộng đồng trong triển khai các chương trình, chính sách XĐGN sẽ tăng trưởng hiệu quả KT- XH của các chương trình XĐGN.

Cơ chế phân cấp trong triển khai thực hiện chương trình ảnh hưởng đến hiệu quả của các chương trình XĐGN. Việc phân cấp mạnh cho các xã nghèo thực hiện các công trình dự án mà địa phương và cộng đồng có khả năng đảm đương sẽ giúp nâng cao năng lực thực thi của địa phương và năng lực tham gia của cộng đồng, đồng thời nâng cao hiệu quả của nguồn lực. Chẳng hạn như chương trình 135, cấp xã và thôn bản được làm chủ các công trình có nguồn vốn nhỏ. Thực tế đã chứng minh phần lớn các xã đã thực hiện tốt các chương trình này. Tuy nhiên trong trường hợp địa phương và cộng đồng không có đủ năng lực để thực hiện các công trình giảm nghèo thì việc phân cấp cho cấp huyện thực hiện là phù hợp.

Khả năng huy động nguồn lực của chính phủ cho giảm nghèo là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của các chương trình XĐGN. Với nguồn ngân sách hạn chế, chính phủ các nước đang phát triển phải nỗ lực huy động nguồn vốn cho giảm nghèo từ nhiều phía như từ Ngân sách chính phủ, ngân sách

download by : skknchat@gmail.com

21

của các địa phương, các nhà tại chợ quốc tế, các doanh nghiệp, cộng đồng cư dân và các tổ chức xã hội trong nước. Mục tiêu XĐGN sẽ đạt được khi chính phủ không những huy động được đủ nguồn vốn cho giảm nghèo mà còn phân bổ nguồn vốn này kịp thời cho các địa phương. Trong điều kiện các huyện nghèo, xã nghèo phần lớn trông chờ vào ngân sách Chính phủ, nếu nguồn vốn cho các địa phương này được phân bổ không đủ và không kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng các địa phương bị động về vốn, không thực hiện được các dự án đúng tiến độ và không đạt được kết quả giảm nghèo như mong muốn.

Sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành liên quan, chính quyền các cấp trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu XĐGN sẽ làm tăng hiệu quả KT- XH của các chương trình. Càng phân công rõ ràng trách nhiệm của cán bộ ngành liên quan và chính quyền các cấp trong thực thi chính sách XĐGN thì hiệu quả của chương trình càng cao.

Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan và chính quyền các cấp sẽ giúp nguồn lực cho giảm nghèo được sử dụng một cách có hiệu quả, từ đó đảm bảo tính hiệu quả của các chương trình XĐGN.

Sự giám sát, đánh giá trong thực hiện chương trình, chính sách XĐGN sẽ đảm bảo hiệu quả của các chương trình. Các cơ quan tổ chức tham gia giám sát có thể gồm các Bộ, ngành, chính quyền các cấp, các nhà tài trợ, các tổ chức, cộng đồng sẽ giúp trả lời các câu hỏi như: chính sách được ban hành có phù hợp về đối tượng thụ hưởng, đặc điểm vùng miền, quy mô và mức độ nguồn lực có thể huy động? Chính sách ban hành có kịp thời, đày đủ, đảm bảo chất lượng? Chính sách có ảnh hưởng đến đối tượng thụ hưởng, kết quả giảm nghèo có đạt được theo mục tiêu đề ra? Kết quả và hiệu quả sử dụng các nguồn lực? Từ đó đề xuất được các giải pháp hoàn thiện chính sách.

Năng lực của cán bộ thực thi chính sách là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của các chương trình xóa đói, giảm nghèo. Năng lực của cán bộ thực thi chính sách được xem xét trên các khía

download by : skknchat@gmail.com

22

cạnh trình độ chuyện môn, khả năng quản lý điều hành, khả năng tuyên truyền vận động và tinh thần trách nhiệm. Đặc biệt các cán bộ thực thi chính sách XĐGN phải có kiến thức về đặc điểm văn hóa của các DTTS. Sự thiếu hiểu biết về kiến thức bản địa sẽ dẫn đến việc chương trình dự án bị những đối tượng hưởng lợi từ chối. Người quản lý dự án phải quan tâm đến các yếu tố như phong tục, tập quán, niềm tin, tín ngưỡng của đối tượng hưởng lợi ngay từ khâu lập kế hoạch dự án để những mục tiêu của dự án phù hợp với giá trị văn hóa, phong tục của người hưởng lợi.

1.1.5.3. Sự tham gia của người dân và các tổ đoàn thể trong việc tại sinh kế giảm nghèo

Trong các chương trình XĐGN, sự tham gia của người dân là những nhân tố quan trọng đảm bảo tính hiệu quả của các chương trình. Ở địa phương nếu mức độ tham gia của người dân càng cao thì hiệu quả của công tác giảm nghèo cũng như ảnh hưởng của chính sách giảm nghèo càng rõ rệt. Khi người nghèo, cộng đồng người nghèo được giao quyền sẽ làm cho nguồn lực hướng vào và đáp ứng nhu cầu cần thiết của cộng đồng. Ngươc lại nếu người dân không được giao quyền thì hiệu quả của công tác giảm nghèo không cao và không đạt được mục tiêu của chương trình.

Để đạt được kết quả tốt bên cạnh sự tham gia của người dân thì còn có sự đóng góp không nhỏ của các Hội, Đoàn thể. Thực tiễn cho thấy các tổ chức đoàn, thể đã và đang tham gia thực hiện và triển khai các chương trình, chính sách XĐGN một cách tích cực với các loại hình hoạt động “rất đa dạng và phong phú”, từ đó đã góp phần đáng kể vào việc huy động và tăng cường nguồn lực cho XĐGN, những thành tựu xóa đói, giảm nghèo chưa bao giờ thiếu vắng vai trò của các tổ chức đoàn thể. Cho dù các hoạt động, cách làm của mỗi tổ chức đoàn thể là khác nhau nhưng đều có chung mục đích giúp đỡ các hộ nghèo nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống

download by : skknchat@gmail.com

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế bền vững cho hộ dân tộc h’mông huyện võ nhai tình thái nguyên (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)