Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế bền vững cho hộ dân tộc h’mông huyện võ nhai tình thái nguyên (Trang 44 - 48)

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Võ Nhai là huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên, trung tâm huyện cách Thành phố Thái Nguyên 37 km về phía Đông Bắc. Có tọa độ địa lý:

- 105017 - 106017 Kinh độ Đông.

- 21036 - 212056 Vĩ độ Bắc.

Phía Đông giáp huyện Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn); phía Tây giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên); phía Nam giáp huyện Đồng Hỷ (tỉnh Thái Nguyên) và huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang); phía Bắc giáp huyện Na Rì (tỉnh Bắc Cạn).

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Điểm nổi bật của địa hình huyện Võ Nhai là núi cao, chịu ảnh hưởng của 2 vòng cung là vòng cung Ngân Sơn chạy từ Bắc Kạn theo hướng Đông Bắc -Tây Nam và vòng cung Bắc Sơn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

Toàn huyện độ cao trung bình so với mặt biển từ 100 - 800 m. Căn cứ vào địa hình, địa mạo và đất đai huyện chia làm 3 tiểu vùng như sau:

- Tiểu vùng I: Bao gồm các xã, thị trấn dọc quốc lộ 1B gồm: Thị trấn Đình Cả, các xã Phú Thượng; Lâu Thượng; La Hiên, với tổng diện tích vùng này là 14.008,33ha (chiếm 16,69% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện) đây là nơi tập trung dân số cao là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội của huyện. Đặc điểm vùng này có hệ thống giao thông, thuỷ lợi, điện lưới thuận lợi cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

- Tiểu vùng II: Gồm 5 xã phía Nam: Tràng Xá; Liên Minh; Phương Giao; Dân Tiến; Bình Long với tổng diện tích 26.153,57 ha (chiếm 31,16%

download by : skknchat@gmail.com

33

tổng diện tích đất tự nhiên của huyện). Địa hình đồi núi hình bát úp, bị chia cắt bởi nhiều khe, suối, sông và xen kẽ núi đá vôi có các bãi soi bằng phẳng phù hợp phát triển cây công nghiệp ngắn và dài ngày, cây lương thực và kết hợp các cây ăn quả, cây lâm nghiệp và phát triển chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại.

- Tiểu vùng III: Bao gồm 6 xã phía Bắc của huyện là xã Nghinh Tường;

Sảng Mộc; Thượng Nung; Vũ Chấn; Thần Sa và Cúc Đường với tổng diện tích 43.780,7 (chiếm 52,15% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện). Đặc điểm của vùng này là đất rộng, nhiều đồi núi, khe suối rất thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp, du lịch sinh thái.

2.1.1.3. Thời tiết, khí hậu và thủy văn

Khí hậu Võ Nhai mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi Bắc Bộ chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa bình quân năm 1.941,5 mm, thấp hơn so với các vùng khác trong tỉnh Thái Nguyên (2.050 - 2.500) và phân bố không đều, lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng mùa mưa với 1.765mm, chiếm 91% lượng mưa cả năm. Các tháng mùa khô có lượng mưa không đáng kể, lượng bốc hơi nước rất lớn, gây nên tình trạng khô hạn nghiêm trọng cho cây trồng, nhất là đối với cây trồng hàng năm. Độ ẩm bình quân hàng năm trên địa bàn huyện Võ Nhai dao động từ 80 - 87 %, các tháng mùa khô, nhất là các tháng cuối năm (tháng 11,12) độ ẩm thấp gây khó khăn cho việc phát triển cây vụ Đông. Trước đây, Võ Nhai nổi tiếng là nơi rừng thiêng nước độc. Sách Đồng Khánh địa chí, viết “Trong huyện rừng núi liên tiếp, khí núi nặng nề. Khí trời nhiều lạnh rét. Khí đất ẩm thấp. Cuối xuân trời vẫn còn lạnh, mùa hè thì chỉ hơi nóng, đầu thu đã bắt đầu lạnh, đến mùa đông thì rét đậm. Hằng ngày khoảng trước giờ Tỵ, sau giờ Thân thì không nhìn thấy núi”.

download by : skknchat@gmail.com

34 2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản

Võ Nhai là một huyện vùng cao, khí hậu nhiệt đới nên thực vật ở đây tương đối phong phú và đa dạng, có nhiều gỗ quý. Song đến nay trữ lượng còn thấp, hiện nay đang có nhiều chương trình nhằm trồng và bảo vệ rừng.

Theo số liệu kiểm kê rừng năm 2016 cho thấy đất rừng hiện có của huyện là 66.042,20ha.

Tài nguyên khoáng sản

+ Kim loại mầu: chì, kẽm được tìm thấy ở Thần Xa,quy mô, trữ lượng nhỏ + Vàng tìm thấy ở khu vực Thần Xa, nhưng chỉ là vàng xa khoáng có hàm lượng thấp.

+ Mỏ Phốt Pho ở La Hiên trữ lượng được đánh giá khá cao.

+ Khoáng, vật liệu xây dựng như đá xây dựng, đá sét, cát sỏi… đặc biệt có sét xi măng ở Cúc Đường có trữ lượng lớn và chất lượng tốt.

+ Nhóm khoáng sản lớn nhất phải kể đến là đá cacbonat, bao gồm đá vôi xây dựng và đã vôi xi măng, Đôlomít cùng với các mỏ đá khác ở núi Voi La Giang và La Hiên đã xác định có trữ lượng khoảng 222 triệu tấn.

2.1.1.5. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Võ Nhai

Đất của huyện Võ Nhai được chia thành 4 nhóm đất chính:

+ Đất phù sa: 1.816 ha chiếm 2,15% diện tích + Đất đen: 935 ha chiếm 1,11% diện tích

+ Đất xám bạc mầu: 63.917,7 ha chiếm 75,63% diện tích

+ Các loại đất khác: chiếm 11.070,4 ha chiếm 16,65% diện tích

Những loại đất này chủ yếu thích hợp với việc trồng cây công nghiệp và trồng rừng.

Võ Nhai là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, vì thế huyện mang nhiều nét riêng của vùng. Địa hình nhiều đồi núi cao, chủ yếu là núi đá vôi nên diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều. Để thấy rõ hơn hiện trạng sử dụng đất huyện Võ Nhai ta nghiên cứu qua bảng 2.1:

download by : skknchat@gmail.com

35

Bảng 2.1. Tình hình phân bố sử dụng đất đai huyện Võ Nhai giai đoạn (2017 - 2019)

TT Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ phát

triển bình quân (%) Số lượng

(ha)

Cơ cấu (%)

Số lượng (ha)

Cơ cấu (%)

Số lượng (ha)

Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 83.943,70 100.00 83953,70 100,00 83959,70 100,00 100,01 1 Diện tích đất nông nghiệp 74.468,10 88,71 74470,80 88,70 74717,30 88,99 100,17 1.1. Đất sản xuất NN 112.281,00 15,08 11226,60 15,08 1,243,00 15,05 99,99 1.2. Đất lâm nghiệp 61.981,20 83,23 61979,10 83,23 6,408,00 83,53 100,00 1.3. Đất nông nghiệp khác 1.258,80 1,69 1265,10 1,70 1066,3 1,43 100,50 2 Đất chuyên dụng 1.139,40 1,36 1141,60 1,36 1039,00 1,24 95,49 3 Đất ở 868,90 1,04 874,00 1,04 736,10 0,88 92,04 4 Đất chưa sử dụng 7.467,30 8,90 7467,30 8,89 7467,30 8,89 100,00

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Võ Nhai, 2019

download by : skknchat@gmail.com

36

Qua bảng 2.1 ta thấy: Tổng diện tích đất tự nhiên trên địa bàn huyện Võ Nhai năm 2019 là 83.959,70ha tăng hơn so với năm 2017 là 16 ha, nguyên nhân tăng diện tích đất tự nhiên là do hàng năm phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã thực hiện việc kiểm kê đất đai, xác định lại ranh giới với các huyện, tỉnh lân cận. Diện tích tự nhiên được tổng hợp từ các khoảnh đất trên cơ sở dùng bản đồ địa chính, bản đồ giải thửa, bản đồ hiện trạng sử dụng đất để điều tra thực địa, chỉnh lý biến động, xây dựng bản đồ điều tra kiểm kê, từ đó tổng hợp diện tích đất tự nhiên của đơn vị hành chính, các biểu kiểm kê theo quy định, cũng như bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Do đó trong những năm vừa qua tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Võ Nhai có xu hướng biến động tăng.

Năm 2017 tổng diện tích đất nông lâm nghiệp là 74,717.3 ha (chiếm 89,01%), đất chuyện dùng 1,039.0 ha (chiếm 1,24%), đất ở 843,2 ha (chiếm 1%), đất chưa sử dụng 7,467.3 ha (chiếm 8,90%). Trong 74,717.3 ha, diện tích đất lâm nghiệp chiếm cao nhất 62,408.0 ha (chiếm 83,53), tốc độ tăng bình quân của diện tích đất lâm nghiệp giai đoạn 2012 - 2016 là 0,3%,lâm nghiệp là tiềm năng và thế mạnh của huyện Võ Nhai, có nhiều chủ chương, chính sách phát triển và bảo vệ rừng được lãnh đạo các cấp của huyện Võ Nhai tích cực triển khai, thực hiện.

Hiện nay huyện Võ Nhai vẫn còn diện tích đất chưa sử dụng tương đối lớn, toàn huyện còn tới 7.467,30 ha, chiếm 8,9% diện tích đất tự nhiên. Phần lớn diện tích đất chưa sử dụng là diện tích đất núi đá vôi, đất đồi bạc màu rất khó để khai thác và sử dụng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Do vậy cần tìm ra những cách thức sử dụng để khai thác triệt để nguồn đất này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế bền vững cho hộ dân tộc h’mông huyện võ nhai tình thái nguyên (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)