Thực trạng các chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ dân tộc H’Mông tại huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế bền vững cho hộ dân tộc h’mông huyện võ nhai tình thái nguyên (Trang 56 - 61)

Chương 3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC

3.2. Thực trạng các chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ dân tộc H’Mông tại huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên

3.2.1. Cơ cu các thành phn dân tc sinh sng ti huyn Võ Nhai tnh Thái Nguyên

Võ Nhai là huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên, là nơi cư trú của nhiều cộng đồng dân tộc bản địa và di cư nơi khác đến. Hiện nay trên địa bàn huyện Võ Nhai có 8 dân tộc anh em cùng sinh sống, DTTS chiếm trên 69,8%

dân số toàn huyện. Cụ thể được thể hiện qua hình 3.1 dưới đây:

Hình 3.3: Cơ cu dân tc huyn Võ Nhai năm 2019

Nguồn: Báo cáo KTXH huyện Võ Nhai

download by : skknchat@gmail.com

45

Trên địa bàn huyện Võ Nhai DTTS cùng người kinh sống xen ghép với nhau ở nhiều xã, thị trấn trong huyện. Do sự đa sắc tộc nên trên địa bàn huyện có nhiều phong tục, tập quán, phương thức sản xuất, đặc trưng văn hóa khác nhau. Sự đa dạng văn hóa tạo ra tiềm năng du lịch phong phú, nhưng cũng gây khó khăn cho các cấp chính quyền của huyện trong việc tổ chức thực hiện chính sách XĐGN giúp đồng bào DTTS phát triển kinh tế.

Trong các DTTS sống tại huyện Võ Nhai thì dân tộc H’Mông chiếm tỷ lệ 7% trong tổng số các dân tộc sống trên địa bàn huyện Võ Nhai đứng sau dân tộc Kinh chiếm 30,2 %, dân tộc Tày chiếm 24,3%, dân tộc Nùng và Giao chiếm 20,3%. Trên toàn huyện có 895 hộ với 4. 572 nhân khẩu dân tộc H’Mông sống tập trung tại 12 xóm thuộc 9 xã của huyện Võ Nhai

Trong những năm qua trên địa bàn huyện đã triển khai nhiều chương trình, chính sách đặc thù cho đồng bào DTTS như: Chương trình 135, chính sách hỗ trợ trực tiếp người dân thuộc hộ nghèo theo Quyết định 102/QĐ-TTg;

chính sách cho vay vốn các hộ DTTS nghèo theo Quyết định 54/2012/QĐ- TTg; chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt theo Quyết định 755/QĐ-TTg; đặc biệt là chính sách hỗ trợ các xóm bản ĐBKK có nhiều đồng bào dân tộc H’Mông sinh sống theo đề án phát triển KT- XH, ổn định sản xuất và đời sống các xóm, bản đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc H’Mông sinh sống tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020… nhờ các chương trình và các chính sách khác, kết hợp với sự lỗ lực phấn đấu của đồng bào DTTS có thể thấy đời sống, vật chất, tinh thần của họ được cải thiện một cách rõ rệt.

Biểu hiện rõ nhất là hệ thống CSHT phục vụ sản xuất và sinh hoạt được nâng cấp và xây mới, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi.

Tuy nhiên, so với mức sống trung bình của tỉnh, nhất là so với người dân tộc kinh, đời sống của đồng bào DTTS vẫn còn gặp nhiều khó khăn, điều kiện phát triển kinh tế cũng kém hơn. Các hộ gia đình còn rất thiếu tư liệu sản xuất, ít có cơ hội tiếp cận khoa học kỹ thuật, vốn tích lũy chưa đáp ứng được

download by : skknchat@gmail.com

46

yêu cầu của phát triển kinh tế, nhiều hộ gia đình chỉ có thể giải quyết được nhu cầu cuộc sống tối thiểu, đa phần các hộ thiếu những điều kiện căn bản để phát triển sản xuất bền vững.

Do đó, các cấp chính quyền cần thay đổi quan điểm thiết kế chính sách đối với đồng bào DTTS. Thay vì cách tiếp cận theo quan điểm viện trợ, giúp đỡ từ các tổ chức, cá nhân như trước kia thì cần hoạch định chính sách theo quan điểm tạo điều kiện để đồng bào DTTS tự sản xuất để phát triển sinh kế phù hợp và bền vững.

3.2.2. Tình trng dân cư ca dân tc H’Mông huyn Võ Nhai tnh Thái Nguyên Hiện nay theo thống kê toàn tỉnh Thái Nguyên có 47 xóm có dân tộc H’Mông sinh sống trong đó huyện Võ Nhai có đến 28 xóm chiếm 59,57% số xóm có dân tộc H’Mông sinh sống. Thực trạng phân bố dân cư dân tộc H’Mông và tỳ lệ hộ nghèo dân tộc H’Mông của huyện Võ Nhai được thể hiện qua bảng 3.1.

Bảng 3.1. Thực trạng dân cư và tỷ lệ hộ nghèo dân tộc H’Mông huyện Võ Nhai năm 2019

STT Địa chỉ

Số xóm ĐBDT H’Mông

Dân tộc H’Mông Số hộ

dân tộc H’Mông

Số

khẩu Số hộ

nghèo Tỷ lệ hộ nghèo

Toàn tỉnh 47 1.521 7.792 1.379 90,66

Huyện Võ Nhai 28 895 4.572 808 90,28

Trong đó

- Xã Sảng Mộc 1 92 503 79 85,87

- Xã Tràng Xá 3 190 948 104 54,74

- Xã Cúc Đường 5 135 633 127 94,07

- Xã Thượng Nung 5 191 987 143 74,87

- Xã Phương Giao 2 80 412 47 58,75

- Xã Dân Tiến 3 100 516 74 74,00

- Xã La Hiên 2 40 206 30 75,00

- Xã Thần Sa 4 40 214 31 77,50

- Xã Lâu Thượng 3 27 153 20 74,07

Nguồn: Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên

download by : skknchat@gmail.com

47

Ta thấy tỷ lệ hộ nghèo của hộ dân tộc H’Mông trên địa bàn toàn tỉnh Thái Nguyên là 90,66% và của huyện Võ Nhai là 90,28% trong đó các hộ dân tộc H’Mông sinh sống chủ yếu tại xã Tràng Xá với 190 hộ và 949 khẩu như vậy bình quân khẩu/ hộ ở đây là 4,98 khẩu/hộ. Xã Thượng Nung với 191 hộ tỷ lệ hộ nghèo dân tộc H’Mông tại xã cũng lên tới 74,87% và xã Cúc Đường cũng là xã có số hộ dân tộc H’Mông đứng thứ 3 trên địa bàn huyện với 135 hộ và 633 nhân khẩu với tỳ lệ hộ nghèo hộ dân tộc H’Mông của xã lên tới 94,07%.

Như vậy ta thấy hầu hết các hộ dân tộc H’Mông đều sống tại xã khó khăn của huyện Võ Nhai có vị trí địa lý, địa hình, địa hình là vùng cao, vùng khó khăn, một số nơi thuộc vùng chiến lược về chính trị, an ninh quốc phòng.

Địa bàn này cũng là vùng các tổ chức tuyên truyền phát triển về Đạo Tin lành và các tổ chức hoạt động bất hợp pháp khác, đã xuất hiện xây nhà truyền đạo không xin phép ở mốt số xã.

3.2.3. Tình trng kinh phí h tr các h dân tc H’Mông huyn Võ Nhai tnh Thái Nguyên

Các xóm, bản đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc H’Mông sinh sống cách xa khu trung tâm của xã, địa hình phức tạp, chia cắt thành từng vùng riêng biệt, đi lại khó khăn, đất dốc, dễ bị rửa trôi, xói mòn, bạc màu. Đặc biệt các tỷ lệ hộ nghèo của các hộ cao nên các hộ dân tộc H’Mông luôn nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước từ các nguồn vốn lồng ghép. Thực trạng hỗ trợ dân tộ H’Mông huyện Võ Nhai giai đoạn 2017 - 2019 được thể hiện qua bảng 3.2:

Tổng nguồn kinh phí huyện Võ Nhai được nhận giai đoạn 2017 - 2019 để hỗ trợ các hộ dân tộc H’Mông là 26.549 triệu đồng. Trong đó nguồn vốn hỗ trợ sản xuất tại điều kiện cho hộ dan tộc H’Mông sinh kế là 8.759 triệu đồng trong đó năm 2017 là 3.000 triệu đồng năm 2019 là 2.759 triệu đồng giảm 241 triệu đồng. Hỗ trợ cho sản xuất cho hộ dân tộc H’Mông bao gồm hỗ

download by : skknchat@gmail.com

48

trợ giống Ngô lai, hỗ trợ giống Ngô trên cơ sở chọn loại giống Ngô lai có năng suất cao phù hợp với điều kiện canh tác của đồng bào và hỗ trợ phân bón trồng ngô. Hỗ trợ chăn nuôi trâu, bò hoặc hỗ trợ trồng cỏ nuôi bò và hỗ trợ giống cây ăn quả như cây na và cây chuối.

Bảng 3.2. Thực trạng hỗ trợ dân tộc H’Mông huyện Võ Nhai giai đoạn 2017 - 2019

ĐVT: trđ

STT Danh mục

Tổng kinh phí giai đoạn 2017

- 2019

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Tốc độ phát triển bình quân

(%) Tổng cộng 26.549 9.090 9.250 8.209 95,03

I Hỗ trợ sản xuất 8.759 3.000 3.000 2.759 95,90

1 Ngô lai 7.731 2.655 2.655 2.421 95,49

2 Chăn nuôi trâu. bò 330 120.0 110.0 100.0 91,29

3 Cây ăn quả 698 225 235 238 102,85

II Xây dựng cơ sở hạ tầng 17.790 6.090 6.250 5.450 94,60 1 Điện lưới quốc gia 6.500 2.400 2.600 1.500 79,06 2 Công trình nước sinh

hoạt tập trung 4.240 1.340 1.300 1.600 109,27

3 Nhà văn hóa 300 100 100 100 100,00

4 Nhà lớp học 6.750 2.250 2.250 2.250 100,00 Nguồn: Phòng Dân tộc huyện Võ Nhai năm 2019 Từ nguồn kinh phí hỗ trợ này đã tạo nhiều điều kiện sinh kế cho các hộ nông dân dân tộc H’Mông hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu, giúp các hộ trong vùng có điều kiện để phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác lợi thế về đất đai để thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững.

download by : skknchat@gmail.com

49

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế bền vững cho hộ dân tộc h’mông huyện võ nhai tình thái nguyên (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)