Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.2. Tổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan
Đã có rất nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học tập trung vào các vấn đề như thực trạng và các giải pháp giảm nghèo, các phương thức sinh kế cho đồng bào dân tộc trên các khía cạnh. Trong đó có một số nghiên cứu về sinh kế cho đồng bào dân tộc đã có các phát hiện như: (1) Các hộ gia đình có thu nhập từ việc làm trong các hoạt động phi nông nghiệp và nông nghiệp cao hơn các hộ khác; (2)Tuổi, nguồn lực lao động, giáo dục và đặc điểm của cộng đồng về tiếp cận với cơ sở hạ tầng là rào cản mà các hộ nghèo ở nông thôn phải đối mặt với các chiến lược sinh kế; (3) Việc giữ đất, giáo dục, nông nghiệp và đào tạo kỹ năng, tiếp cận tín dụng, và gần với đường xá và trung tâm thị trường là những yếu tố chủ yếu trong việc áp dụng các chiến lược sinh kế cao hơn; (4) Khuyến khích các hộ nghèo theo các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp theo định hướng thị trường bằng cách cải thiện tiếp cận với giáo dục, đào tạo nghề, tín dụng nông thôn và CSHT nông thôn.
Với các nhà khoa học nghiên cứu về nghèo đói ở cho đồng bào dân tộc thiểu số - những người có mức sống thấp, dễ chịu tổn thương trước những biến động về tự nhiên, KT- XH, là đối tượng trong nhiều nghiên cứu ở nhiều khía cạnh như: Thực trạng và giải pháp giảm nghèo, chính sách XĐGN, sinh kế cho người DTTS như:
Nghiên cứu “Đánh giá tác động của chính sách xóa đói giảm nghèo đối với sinh kế đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh ĐắcLắk, giải pháp nâng cao hiệu
download by : skknchat@gmail.com
28
quả của công tác xóa đói giảm nghèo” của tác giả Nguyễn Võ Linh và nhóm nghiên cứu (2013), đã phân tích đánh giá tác động và hiệu quả, tính tích cực và hạn chế trong việc triển khai chính sách XĐGN giai đoạn 2006 - 2012 đối với sinh kế đồng bào DTTS tỉnh ĐắcLắk, từ đó đề xuất các giải pháp có tính khả thi nâng cao hiệu quả của công tác XĐGN. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích chính sách PAM (Policy Analysis Matrix) để phân tích đánh giá tác động của các chính sách XĐGN, sử dụng hàm Cobb - Douglas để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất: đất sản xuất, vốn, kỹ năng lao động đến kết quả sản xuất trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nông lâm nghiệp, ngoài ra nghiên cứu còn sử dụng phương pháp SWOT và một số phương pháp truyền thống khác.
Với nghiên cứu “Người nghèo dân tộc thiểu số có được hưởng lợi từ các chương trình giảm nghèo có quy mô lớn, bằng chứng từ Việt Nam” của Nguyễn Việt Cường, Phùng Đức Tùng và Daniel Westbrook (2015), các tác giả đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về những ảnh hưởng của chương trình "Phát triển KT- XH cho các xã đang gặp khó khăn lớn nhất trong vùng dân tộc thiểu số và miền núi phía Bắc.
Nghiên cứu “Định hướng và những giải pháp hoàn thiện chính sách giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020” của Ngô Trường Thi (2016) đã phân tích hệ thống chính sách đối với miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2011 - 2015, trong đó cụ thể đã nêu và phân tích những ưu điểm và thành tựu cũng như những hạn chế yếu kém trong việc thực hiện các chính sách này. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích những bất cập trong cân đối ngân sách Nhà nước hàng năm cho các chính sách đối với miền núi, dân tộc thiểu số như: Nhiều chính sách dân tộc không được bố trí kinh phí quản lý do đó việc kiểm tra, giám sát thường xuyên gặp rất nhiều khó khăn nên không thể phát hiện được những khó khăn, hạn chế; Nguồn lực đầu tư vào vùng dân tộc, miền núi chủ yếu vẫn
download by : skknchat@gmail.com
29
dựa vào nguồn ngân sách nhà nước, chưa thu hút được nhiều nguồn lực của các doanh nghiệp, nhà đầu tư, FDI đầu tư vào vùng dân tộc và miền núi,...
dựa trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng thực thi các chính sách trong giai đoạn 2011 - 2015, tác giả đã đề xuất một số định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể là: Việc xây dựng hệ thống chính sách dân tộc phải dựa trên nguồn lực để xác định mục tiêu, đối tượng, địa bàn, nội dung, định mức đầu tư hỗ trợ; Cơ quan xây dựng chính sách phải là cơ quan chịu trách nhiệm phân bổ nguồn lực để thực hiện chính sách nhằm tránh việc bố trí trùng lắp, chồng chéo, sai đối tượng, sai địa bàn như những năm trước;
Thu gọn đầu mối cơ quan quản lý chính sách dân tộc, giao cho Ủy ban Dân tộc chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện.
Nghiên cứu “Thực hiện chính sách XĐGN, sinh kế bền vững ở các tỉnh Tây Bắc đến năm 2020” của tác giả Nguyễn Đức Thắng (2006) đã sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh, thống kê mô tả, phương pháp chuyên gia, điều tra khảo sát bằng bảng hỏi làm phương pháp luận trực tiếp để nghiên cứu, luận giải về quá trình tổ chức thực hiện chính sách XĐGN ở các tỉnh Tây Bắc. Nghiên cứu đánh giá được thực trạng tổ chức thực hiện chính sách XĐGN ở các tỉnh Tây Bắc, đồng thời chỉ ra được những ưu điểm trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện chính sách như: ban hành nhiều văn bản hướng dẫn đồng thời xây dựng những giải pháp cụ thể để tổ chức thực hiện. Nhiều địa phương đã sáng tạo xây dựng các phương thức hỗ trợ phù hợp với người nghèo như phân công các cấp ủy đảng cơ sở, đảng viên, cán bộ chính quyền, đoàn thể theo dõi, giúp đỡ, hướng dẫn chịu trách nhiệm về việc thoát nghèo đối với hộ nghèo theo địa chỉ cụ thể; chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách; huy động mọi nguồn lực cho giảm nghèo nhanh và bền vững, kêu gọi sư hỗ trợ từ các tổ chức kinh tế - chính trị trong và ngoài tỉnh.
download by : skknchat@gmail.com
30
Nghiên cứu của Tiến sĩ Trần Lệ Thị Bích Hồng (2018) về Ảnh hưởng của chính sách xóa đói giảm nghèo tới sinh kế của hộ dân tộc thiểu số huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, luận văn tiến sĩ. Luận văn đã đánh giá ảnh hưởng của chính sách xóa đói giảm nghèo tới sinh kế của các hộ dân tộc thiểu số thông qua các yếu tố ảnh hưởng. Nghiên cứu đã đề ra các giải pháp cụ thể đối với từng nhóm chính sách xóa đói giảm nghèo, các Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế và nhân rộng các mô hình sinh kế có hiệu quả góp phần nâng cao thu nhập và giảm nghèo đối với huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên
Như vậy tác giả thấy đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về vấn đề sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số nhưng chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc H’Mông huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên đây chính là khoảng trống mà tác giả nghiên cứu trong luận văn của mình.