Khu BTTN Bình Châu-Phước Bửu nằm trong địa giới hành chính của các xã:
Bình Châu, Bưng Riềng, Bông Trang, Phước Thuận và thị trấn Phước Bửu thuộc huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, có ranh giới:
- Phía Đông Bắc giáp Suối Bang.
- Phía Tây giáp Sông Hoả.
- Phía Bắc giáp Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp.
- Phía Nam giáp biển Đông giới hạn bởi bờ biển từ ấp Thuận Biên, xã Phước Thuận đến xã Bình Châu với khoảng 12 km đường ven biển.
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu
2.2. Địa hình và thổ nhưỡng 2.2.1. Địa hình
Toàn bộ Khu BTTN BC-PB có địa hình tương đối bằng phẳng, hơi thoải từ phía Bắc đến phía Nam, từ phía tây sang phía Đồng tạo thành 4 vùng địa hình khác nhau như sau:
- Vùng bằng phẳng chiếm diện tích lớn nhất khoảng 9.000 ha, trải rộng từ phía Bắc đến phía Nam.
- Vùng đồi: Có diện tích khoảng 600 ha, bao gồm một số ngọn đồi có độ cao từ 50 m đến 150 m như: Núi Hồng Nhung (118 m) nằm ở phía Bắc khu bảo tồn, cụm Hồ Linh nằm ở ven biển thuộc Tiểu khu 28, khu vực Mộ Ông - Gái Ma ở phía Tây Nam thuộc tiểu khu 25.
- Vùng cồn cát ven biển có diện tích khoảng 500 ha, ở phía Nam Khu bảo tồn từ ấp Thuận Biên, xã Phước Thuận đến gần bến Lội thuộc xã Bình Châu.
- Vùng hồ có diện tích khoảng 200 ha, gồm các hồ trũng ven suối thường ngập nước vào mùa mưa như: hồ Linh, hồ Tràm, hồ Cốc, bàu Nhám, bàu Tròn,…
Các dạng địa hình khác nhau tạo cho Khu BTTN BC-PB có cảnh quan đa dạng và phong phú các loài sinh vật, thích hợp cho nghiên cứu khoa học và tham quan du lịch.
2.2.2. Thổ nhưỡng
Theo kết quả điều tra, đánh giá phân loại đất của Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp Nam Bộ (2003) cho thấy đất đai ở Khu BTTN BC - PB có các loại đất chính sau đây:
- Đất Feralit vàng nhạt: Phát triển trên đá mác ma-granit và trầm tích thuộc nhóm đất hình thành tại chỗ, chiếm diện tích rất lớn, có màu xám trắng đến vàng nhạt, thành phần cơ giới nhẹ, tầng đất sâu, tầng mùn mỏng, hàm lượng NPK thấp.
- Đất Feralit màu đỏ: Phát triển trên đá bazan có màu nâu vàng đến nâu đỏ, tầng đất dày, thành phần cơ giới thịt nặng (sét tới 60%), hàm lượng NPK cao.
- Đất chua phèn: Chiếm diện tích khá lớn, được hình thành trên các bưng ngập nước vào mùa mưa. Đất có màu xám trắng đến xám đen, độ pH từ 4 - 4,5.
Thành phần cơ giới nhẹ (cát từ 50 - 60%), hàm lượng NPK thấp.
- Đất cát ven biển: chạy dọc theo bờ biển hình thành 2 dạng đất khác nhau:
Cồn cát di động không ngập nước biển và đất cát ướt thường bị ngập nước thủy triều dâng. Cả 2 loại đất này đều có tỷ lệ cát từ 60 - 70%, tầng mùn hầu như không có, hàm lượng NPK rất thấp, hút và thoát nước mạnh, độ che phủ thực vật rất thấp.
Hình 2.1. Bản đồ đất Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu 2.3. Khí hậu và thủy văn
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu-Phước Bửu nằm trong vùng ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới mưa mùa. Theo số liệu quan trắc của Trạm Vũng Tàu ghi nhận như sau:
- Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.396 mm, số ngày mưa bình quân trong năm là 124 ngày, thấp hơn hẳn so với các khu vực lân cận.
Lượng mưa phân bố không đều trong năm, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 10, nhưng lượng mưa thường tập trung vào tháng 7, 8, 9 hàng năm. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 11 kéo dài đến tháng 4 năm sau, trong khi đó lượng bốc hơi lại cao, chiếm gần 60% tổng lượng bốc hơi, dẫn đến đất bị giảm chất hữu cơ và chai cứng bề mặt.
- Nhiệt độ bình quân hàng năm của không khí đạt 25,30c , nhiệt độ cao nhất thường xuất hiện vào tháng 4 -5, thấp nhất vào tháng 12, tháng 1.
- Độ ẩm của không khí khá cao, độ ẩm tuyệt đối trung bình hàng năm là 85.2%, độ ẩm thấp nhất vào tháng 1 đến tháng 3.
- Chế độ gió: Khu vực KBT và huyện Xuyên Mộc chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió thịnh hành theo hai mùa là: Gió Tây Nam thổi vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Gió Đông Bắc thổi vào mùa khô từ giữa tháng 11 đến tháng năm sau.
Hai hướng gió này đều từ biển Đông thổi vào và có sự ảnh hưởng rất lớn đến phân bố thực vật cũng như quá trình sinh trưởng, phát triển.
- Thuỷ văn: Trong rừng có khoảng 43 km sông, suối như: suối Cát, suối Nhỏ, suối Bang,…. Ngoài ra, còn có một số bàu và hồ có nước theo mùa như: bàu Nhám, hồ Cốc, hồ Linh, bàu Tròn, hồ Tràm….
2.4. Diện tích và tài nguyên rừng 2.4.1. Diện tích
- Tổng diện tích rừng và đất rừng đang quản lý là 10.880,3 ha (trong quy hoạch lâm nghiệp 10.366,2 ha và ngoài quy hoạch lâm nghiệp 514,1 ha), trong đó (UBND-Kết quả kiểm kê, 2016):
+ Đất có rừng : 9.309,81 ha;
* Rừng tự nhiên : 8.017,27 ha;
* Rừng trồng : 1.292,54 ha;
+ Đất chưa có rừng : 1.570,52 ha.
Trong diện tích trồng rừng, bao gồm các loài cây bản địa (họ Sao Dầu, họ Đậu) và các loài cây mọc nhanh (Keo lai, Keo lá tràm).
2.4.2. Tài nguyên rừng
Theo kết quả khảo sát của Phân viện ĐTQHR Nam Bộ (2000) và Trung tâm ĐDSH & Phát tiển (CBD) năm 2012, thành phần thực vật rừng của KBT BC-PB được ghi nhận như sau:
- Thực vật bậc cao: Kết quả điều tra xác định tại Khu BTTN BC-PB có 796 loài thuộc 142 họ, 486 chi, trong đó có 10 loài nguy cấp và 12 loài sắp nguy cấp.
- Động vật: Tổng số 325 loài thuộc 96 họ, 29 bộ, trong đó: Thú 27 loài, Chim 194 loài, Bò sát 55 loài, Lưỡng cư 19 loài, có 27 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam.
Chương 3