Ảnh hưởng của các yếu tố trồng rừng tới sinh trưởng rừng trồng

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm lâm học của rừng trồng các loài cây họ Sao Dầu trong các mô hình phục hồi rừng cây gỗ lớn bản địa tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu (Trang 71 - 76)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Sinh trưởng của Sao đen, Dầu cát, Sến cát ở các mô hình rừng trồng

4.2.3. Ảnh hưởng của các yếu tố trồng rừng tới sinh trưởng rừng trồng

Như đã đề cập trong phương pháp nghiên cứu sinh trưởng đối với cây trồng Sao đen, Dầu cát và Sến cát, đề tài quan tâm tới các chỉ tiêu sinh trưởng là đường kính thân tại vị trí 1,3 m (D1,3), chiều cao vút ngọn (Hvn) và đường kính tán (Dt).

Đây là những chỉ tiêu khá nhạy bén với điều kiện sinh thái tại chỗ ở giai đoạn rừng sào và rừng gần thành thục. Riêng chỉ tiêu chiều cao dưới cành (Hdc) do chưa định hìnhđối với các loài cây gỗ lâu năm, cho nên không đưa vào xem xét. Ảnh hưởng tới sinh trưởng được xem xét ở 3 yếu tố sau đây:

4.2.3.1. So sánh sinh sinh trưởng giữa các loài cây trồng chính

Với 3 loài cây thuộc đối tượng nghiên cứu, đề tài sẽ so sánh sinh trưởng của các chỉ tiêu D1,3, Hvn và Dt. Điều kiện để so sánh là cùng tuổi, cùng phương thức trồng và các điều kiện tự nhiên khác. Việc so sánh thực hiện cho 2 tuổi đại diện cho cấp tuổi 10 đến 12 và cấp tuổi 15 đến 17. Kết quả trắc nghiệm của các chỉ tiêu được trình bày ở Bảng 4.24 và Hình 4.18(chi tiết so sánh ở Phụ lục 2.8.1).

Bảng 4.24.Kết quả so sánh sinh trưởng D00, Hvn, Dtgiữa các loài cây trồng chính

Tuổi rừng Loài cây D1,3 Hvn Dt

D(cm) Nhóm H (m) Nhóm Dt (m) Nhóm Tuổi 12

Sao đen 18,6 a 6,9 a 4,5 a

Dầu cát 20,8 c 7,7 b 6,1 b

Sến cát 19,7 b 7,0 a 5,6 c

Tuổi 15

Sao đen 24,5 a 8,9 a 6,7 a

Dầu cát 25,2 a 9,6 b 7,5 b

Sến cát 27,2 b 10,2 c 8,5 c

Tuổi 17

Sao đen 33,7 a 12,1 a 8,6 a

Dầu cát 38,1 b 13,5 b 10,3 c

Sến cát 34,8 a 12,4 a 9,3 b

Ghi chú:Các loài có cùng chữ cái (a, b hay c) thì cùng nhóm “thuần nhất”, nghĩa là khác biệt có ý nghĩa với các nhóm khác.

a)Sinh trưởng D1,3 b)Sinh trưởng Hvn

Hình 4.18. So sánh sinh trưởng D1,3 và Hvn của Sao, Dầu và Sến

Nhận xét:

Về loài cây, so sánh sinh trưởng của Sao đen, Dầu cát và Sến cát (Bảng 4.24 và Hình 4.18) được xem xét theo 3 chỉ tiêu. Căn cứ vào xác suất P (P-value) thì ở tất cả các giai đoạn tuổi, khác biệt đều rất có ý nghĩa tất cả các chỉ tiêu so sánh (P <

0,01; Phụ lục 2.9.1). Căn cứ vào từng cặp trắc nghiệm LSD thì có trên 2/3 số loài không cùng một nhóm thuần nhất. Nhìn chung, ở tất cả các tuổi xem xét, giá trị trung bình của cả D1,3 và Hvn của Dầu cát đều cao hơn so với Sến cát và của Sến cát cát thì tương đương hay cao hơn so với Sao đen.

Như vậy, với tỷ lệ trên 75% số trường hợp so sánh khác biệt là có ý nghĩa và rất có ý nghĩa, có thể nói rằng sinh trưởng D00 và Hvn giữa các loài Sao, Dầu và Sến cát ở các mô hình rừng trồng là khác nhau, sai lệch càng nhiều khi tuổi rừng càng cao. Tóm lại, các loài cây trồng khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng sinh trưởng D1,3, Hvn và Dt của Sao đen, Dầu cát và Sến cát.

4.2.3.2. So sánh sinh trưởng giữa các phương thức trồng

Cây trồng hỗ trợ hay hỗn giao có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng chính ở hai mặt: (i) loài cây trồng, vì cây kết hợp, hỗ trợ hay hỗn giao cũng được trồng với các loài khác nhau, quy về hai loại chính là cây NNn và NNd; (ii) thời điểm trồng, vì cây kết hợp hay hỗ trợ có thể trồng cùng, trồng trước hoặc trồng sau so với thời điểm trồng cây chính.

Do tại khu vực nghiên cứu chỉ có loài cây trồng Sao đen có đủ hai phương thức trồng (trồng kết hợp với cây NNn và sau đó trở thành rừng thuần, trồng hỗn giao với cây lấy gỗ hay cây NNd và gọi chung là trồng hỗn giao), cho nên ở đây sẽ thực hiện so sánh giữa hai phương thức trồng của loài cây trồng này.

Kết quả so sánh sinh trưởng D1,3, Hvn, Dt của Sao đen giữa hai phương thức trồng như trình bày trong Bảng 4.25, biểu đồ so sánh như trong Hình 4.19 (chi tiết tính toán tại Phụ lục 2.9.2).

Bảng 4.25.Kết quả so sánh sinh trưởng D00, Hvn, Dt giữa các phương thức trồng

Tuổi rừng Loài cây D1,3 Hvn Dt

D(cm) P(%) H (m) P(%) Dt (m) P(%) Tuổi 10 Sao thuần 12,6

0,046 5,09

0,105 2,69

0,000

Sao h.giao 11,8 4,89 3,89

Tuổi 12 Sao thuần 19,2

0,003 7,2

0,000 3,96

0,000

Sao h.giao 17,9 6,5 5,17

Tuổi 15 Sao thuần 23,8

0,097 8,8

0,740 5,34

0,000

Sao h.giao 24,8 8,9 7,43

Tuổi 17 Sao thuần 35,2

0,000 12,5

0,000 7,29

0,000

Sao h.giao 32,2 11,8 9,84

Ghi chú:Giá trị P-value nhỏ hơn 0,05 thì khác biệt có ý nghĩa, nhỏ hơn 0,01 thì khác biệt rất có ý nghĩa, lớn hơn 0,05 thì khác biệt không có ý nghĩa.

a) Sinh trưởng D1,3 b)Sinh trưởng Hvn

Hình 4.19.So sánh sinh trưởng D1,3, Hvncủa 2 phương thức ở Sao đen

Theo kết quả từ Bảng 4.25 và Hình 4.19 (chỉ giới hạn cho loài Sao đen), ở tuổi 12 và tuổi 17 đều có 3/3 cặp xem xét có sự khác biệt rất có ý nghĩa; tuổi 10 có 1/3 cặp xem xét có sự khác biệt rất có ý nghĩa, trong khi đó ở tuổi 15 có 1/3 cặp là có ý nghĩa về phương diện thống kê. Theochỉ tiêu, D1,3có 1/4trường hợp khác biệt là có đến rất có ý nghĩa, Hvn có 2/4 trường hợp khác biệt là có đến rất có ý nghĩa, còn Dt thì cả 4/4 đều khác biệt rất có ý nghĩa về phương diện thống kê. Các số liệu sinh trưởng bình quân của D1,3, Hvn và Dt đều chứng tỏ Sao đen nếu trồng với cây

NNn thì thường có sinh trưởng tốt hơn so với cây hỗn giao LN hay cây hỗ trợ là NNd. Như vậy, theo loài cây trồng hỗ trợ trong các phương thức trồng, những loài cây NNn thời gian đầu có tác động tích cực đến sinh trưởng của Sao đen.

Tóm lại, tổng hợp từ kết quả trên cho thấy, loài cây trồng phụ trợ khác nhau ảnh hưởng đến sinh trưởng cây trồng chính có ý nghĩa về mặt thống kê.

Nhận xét chung:

Qua xem xét ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến điều kiện và kỹ thuật trong quá trình trồng rừng (phương thức trồng, quy cách trồng, loài cây trồng hỗ trợ) cho thấy rằng: (i) Yếu tố loài cây trồng đều ảnh hưởng có ý nghĩa tới sinh trưởng của D1,3, Hvn và Dt đối với Sao đen, Dầu cát và Sến cát; (ii) Yếu tố phuơng thức trồng và loài cây trồng hỗ trợ ảnh hưởng là có ý nghĩa tới sinh trưởng của D1,3, Hvn và Dt (đặc biệt rõ rệt ở Dt, sau đến D1,3) ở loài Sao đen. Kết quả này đúng với giả thuyết cho rằng sinh trưởng của cây trồng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các yếu tố có tính cạnh tranh như không gian dinh dưỡng liên quan đến cây trồng chính.

Giải thích điều này, có thể xem xét ở các vấn đề sau đây:

- Một là, sinh trưởng của Sao đen và Sến cát được xem xét trên hai phương thức trồng chính là trồng thuần và hỗn giao. Nhìn chung, ở rừng hỗn giao giữa hai loài cho sinh trưởng D1,3 và Hvn cao hơn so với trồng thuần từng loài, sự khác biệt được xem là có ý nghĩa thống kê, trong đó quy luật này thể hiện ở loài Sao đen rõ rệt hơn so với loài Sến cát. Tuy giữa hai phương thức khác nhau nhưng với cùng một quy cách trồng, kết quả này khẳng định tác động tương hỗ mang tính tích cực giữa hai loài cây Sao đen, Sến cát với nhau so với trồng thuần từng loài.

- Hai là, cây trồng phụ trợ dù là Keo là tràm và Keo lai hay các loài cây ăn quả khác nhau cũng đều là loại cây sinh trưởng nhanh so với Sao đen và Sến cát.

Trên thực tế, ảnh hưởng của nhóm cây trồng hỗ trợ như NLG hoặc NNd tới sinh trưởng của cây trồng chính là Sao đen và Sến cát mang tính chất thúc đẩy hay kiềm chế không hẳn do đặc điểm sinh học loài cây mà còn là sự can thiệp của con người.

Ở rừng trồng Sao đen, Sến cát trong NNd, do quan tâm của người dân đến cây ăn

quả là chính nên họ khá “mạnh tay” với cây rừng trồng, từ đó dẫn tới sinh trưởng của cây trồng chính khác nhau giữa hại loại cây trồng hỗ trợ khác nhau.

Mặc dù có thể có nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng. Trong khu vực nghiên cứu, những yếu tố như loại đất, độ dày tầng đất, cự ly trồng (cách cây và cách hàng) và thời điểm trồng đều chưa được thử nghiệm một cách trọn vẹn. Do vậy, đề tài chỉ giới hạn với các yếu tố xác định được.

Khi đánh giá kết quả, đề tài coi đó là tác động đơn yếu tố, các ảnh hưởng khác được coi là giống nhau.

Tóm lại, qua xem xét ảnh hưởng của 4 yếu tố bên trong và bên ngoài tới sinh trưởng của cây trồng chính, đến đây đề tài rút ra nhận định: ảnh hưởng của hai phương thức trồng, loài cây trồng có sự khác biệt là có ý nghĩa, còn ảnh hưởng của đất trồng và quy cách trồng hay mật độ tương đương nhau và không có ý nghĩa về phương diện thống kê.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm lâm học của rừng trồng các loài cây họ Sao Dầu trong các mô hình phục hồi rừng cây gỗ lớn bản địa tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)