Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm lâm học của mô hình rừng trồng cây họ Sao Dầu
4.1.2. Biến động mật độ cây trồng theo loài và phương thức trồng rừng
Biến động mật độ cây trồng là tỷ lệ cây sống thay đổi theo vị trí nơi trồng (không gian), trong khoảng thời gian từ thời điểm trồng đến thời điểm điều tra. Biến động mật độ được xác định cho điều kiện lập địa nơi trồng, loài cây trồng chính và các phương thức trồng. Chỉ tiêu xác định biến động mật độ là số cây trên một đơn vị diện tích (N/ha), tỷ lệ trung bình cây sống (N,%), độ lệch tiêu chuẩn (S) và hệ số biến động (Cv,%) ở thời điểm điều tra ứng với các mật độ trồng ban đầu và ở các giai đoạn tuổi khác nhau.
4.1.2.1. So sánh tỷ lệ sống của cây trồng theo loài và phương thức trồng
Biến đổi tỷ lệ sống của cây trồng ở hai phương thức là trồng thuần từng loài và trồng hỗn giao hai loài với nhau. Do có 3 loài cây và có 2 phương thức trồng khác nhau, dẫn đến có 4 mô hình rừng trồng, cụ thể là Sao đen thuần, Dầu cát thuần, Sao đen hỗn giao và Sến cát hỗn giao. Trong tổng số 61 OTC đo đếm (trên tuổi 10), có 34 ô của loài Sao đen, 17 ô của loài Dầu cát, và 10 ô của loài Sến cát.
Riêng với loài Sao đen, do có hai phương thức khác nhau, nên được phân chia thành 2 loại mô hình khác nhau: Sao đen thuần có 16 ô và Sao đen hỗn giao có 18 ô.
Việc so sánh được thực hiện theo phương pháp ANOVA và tiêu chuẩn LSD cho 3 loài của yếu tố loài cây trồng và cho 4 mô hình của yếu tố loài kết hợp với phương thức trồng, không phân biệt cho từng năm trồng. Kết quả như dẫn ra ở Bảng 4.2 và 4.3, Hình 4.1 (chi tiết tại Phụ lục 2.4.1).
Bảng 4.2. Biến động tỷ lệ cây sống (%) ở các loài cây trồng chính Loài cây trồng
Số OTC điều tra
(ô)
Tuổi rừng (năm)
TL sống bình quân
(%)
Hệ số biến động
(%)
Trắc nghiệm F
Loài Sến cát 17 10 – 17 81,1 a 6,22
P = 0,09
Loài Sao đen 34 10 – 17 81,8 a 4,23
Loài Dầu cát 10 10 – 17 86,3 b 7,26
Bảng 4.3. Biến động tỷ lệ cây sống (%) ở các phương thức trồng rừng Phương thức trồng
Số OTC điều tra
(ô)
Tuổi rừng (năm)
TL sống bình quân
(%)
Hệ số biến động
(%)
Trắc nghiệm F Sến cát hỗn giao 17 10 – 17 81,1 a 4,87
P = 0,17
Sao đen thuần 16 10 – 17 81,2 a 4,91
Sao đen hỗn giao 18 10 – 17 82,3 ab 8,89 Dầu cát thuần 10 10 – 17 86,3 b 8,96
a) Tỷlệsống giữa các loài b) Tỷlệsống ởcác mô hình Hình 4.1.Tỷ lệ cây sống ở các mô hình rừng trồng cây họ Sao Dầu
Theo kết quả ở Bảng 4.2, 4.3 và Hình 4.1. Nhìn chung, tỷ lệ sống của cây trồng giữa 3loài cũng như giữa 4 mô hình rừng trồng khôngchênh lệch nhau nhiều, trong khoảng từ 81,1 đến 86,3%; thấp nhất là loài Sến cát và cao nhất là Dầu cát.
Tương tự, tỷ lệ sống của cây trồng giữa 4 mô hình rừng trồng cũng không chênh lệch nhau, trong khoảng từ 81,1 đến 86,3%; thấp nhất là Sến cát hỗn giao và Sao đen thuần (Sao 1), cao nhất là Dầu cát thuần. Có thề thấy rõ rằng, ở rừng trồng thuần có tỷ lệ sống cao hơn so với ở rừng trồng hỗn giao bất kể loài cây nào. Khi xem xét cho từng loài cây trồng chính, ở cả hai phương thức trồng rừng, tỷ lệ sống của Dầu cátluôn cao hơn so với Sến cát và Saođen,tỷ lệ sống của Sến cát khác biệt không có ý nghĩa so với Sao đen ở bất kỳ phương thức trồng nào.
Các trắc nghiệm sai khác tỷ lệ giữa các loài và mô hình rừng trồng đã được thực hiện cho từng loại hình rừng, kết quả đều cho Fns(Phụ lục 2.2.1), chứng tỏ sự sai khác chưa mang tính hệ thống giữa các loài hay các phương thức trồng. Tuy nhiên, có sự sai khác có ý nghĩa giữa loài Dầu cát với Sến cát và Sao đen, giữa phương thức trồng thuần với trồng hỗn giao (Bảng 4.3). Như vậy, nếu chỉ quan tâm tới một yếu tố (loài cây trồng hoặc phương thức trồng) thì chưa đủ cơ sở để xác định mô hình rừng trồng nào cho tỷ lệ sống tốt hơn.
4.1.2.2.Biến động mật độ cây trồng theo tuổi ở các mô hình rừng trồng
Theo sự phát triển chung của rừng, mật độ cây trồng qua chọn lọc tự nhiên phải xác định trên một loại hình rừng trồng cố định và đo đếm số cây còn lại theo
định kỳ thời gian. Ở đây, đề tài đồng nhất hoá các yếu tố ảnh hưởng có thể kiểm soát được như loại đất và quy cách trồng, chỉ so sánh trên 3 loài (Sao, Dầu, Sến) và 2phương thức trồng (trồng thuần và trồng hỗn giao),thực tế đã có 4 mô hình.
Biến động mật độ của Sao đen, Dầu cátvà Sến cát ở các mô hình rừng trồng theo thời gian (tuổi) có thể được biểu diễn dưới dạng mật độ thực nghiệm (số cây/ha) theo từng giai đoạn tuổi như trình diễn trong Bảng 4.4 và Hình 4.2 (chi tiết tính toán tại Phụ lục 2.2.2). Việc so sánh mật độ giữa các năm ở các mô hình nhằm xác định xu hướng và biến đổi của số cây trồng theo mô hình và theo thời gian.
Bảng 4.4.Biến đổi mật độ cây (N/ha) theo tuổi ở các mô hình rừng trồng Tuổi rừng
trồng
Sao đen thuần (N/ha)
Dầu cát thuần (N/ha)
Sao đen hỗn giao (N/ha)
Sến cát hỗn giao (N/ha)
Tuổi 10 337a 327ab 377 b 340ab
Tuổi 11 347a 340ab / / 310a
Tuổi 12 340a 310a 345a 323ab
Tuổi 15 315a 363b 345a 323ab
Tuổi 16 355a 367b / / 360bc
Tuổi 17 337a 353ab 363ab 380 c
P-value 0,526 0,138 0,093 0,016
Ghi chú:Những tuổi có cùng một chữ cái a, b, c thì khác nhau không có nghĩa
a) Giai đoạn 10 – 12 tuổi b) Giai đoạn 12 – 15 tuổi Hình 4.2.Biến động mật độ của các mô hình ở rừng trồngcây họ Dầu
Ở rừng trồng Sao đen hoặc Dầu cát thuần (trồng kết hợp cây NNn), vì nhiều lý do khác nhau, trong đó chủ yếu là ánh sáng và cạnh tranh với cây trồng xen mà số cây sau mỗi năm có giảm đi. Ở rừng hỗn giao (trồng chung với cây NNd), do được che sáng từ khi trồng nên tỷ lệ sống của cây trồng giai đoạn đầu có thể cao hơn, sau tuổi 12 thì các mật độ này sai lệch nhau nhiều hơn và có xu hướng giảm đi so với trồng thuần. Nhìn chung, biến động của mật độ cây trồng thay đổi theo loài và phương thức trồng rừng nhiều hơn là phụ thuộc vào từng giai đoạn tuổi.
Tóm lại:
Có thể nhận định rằng, các yếu tố như mỗi loài cây, mỗi phương thức trồng cũng đều có sự ảnh hưởng nhất định đến tỷ lệ sống của từng loài Sao đen, Dầu cát và Sến cát. Những thay đổi của mật độ ở giai đoạn rừng trưởng thành không chỉ phụ thuộc vào tỷ lệ cây sống từ giai đoạn rừng non (nhất là rừng trồng thuần) mà còn là yếu tố cạnh tranh giữa các loài (rừng trồng hỗn giao). Tuy nhiên, các trắc nghiệm thống kê cũng chỉ ra rằng, các yếu tố đó ảnh hưởng đến thay đổi tỷ lệ sống của từng loài Sao đen, Sến cát giữa các tuổi gần như không có ý nghĩa về mặt thống kê.
Từ kết quả tính toán tỷ lệ sống hay mật độ theo tuổi, nhận xét cho từng loài cây và phương thức trồng, cho thấy:
- Không có sự chênh lệch có ý nghĩa về tỷ lệ sống giữa hai loài Dầu cát và Sao đen, nhưng có sự khác biệt có ý nghĩa giữa Dầu cát và Sao đen với Sến cát, có thể khẳng định rằng tỷ lệ sống của Sến cát là rất cao (86,3%) và khác biệt là có ý nghĩa về phương diện thống kê.
- So sánh giữa hai phương thức trồng thuần và hỗn giao, mật độ cây sống thay đổi không theo quy luật của thời gian, tuy nhiên sự thay đổi của tỷ lệ sống ở rừng hỗn giao nhiều hơn, biểu hiện rõ nhất là loài cây Sao đen khi so sánh giữa hai phương thức trồng.
- Nếu xem xét cho từng loài cây giữa hai phương thức trồng như trình bày thì thấy rằng: tỷ lệ sống ở rừng NNd có thấp hơn một cách hệ thống so với ở rừng NNn. Nguyên nhân giảm số cây ở rừng NNd có thể liên quan đến sự canh tranh giữa các cây gỗ dài ngày với nhau.