Những đặc trưng sinh trưởng của các mô hình rừng trồng

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm lâm học của rừng trồng các loài cây họ Sao Dầu trong các mô hình phục hồi rừng cây gỗ lớn bản địa tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu (Trang 57 - 61)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Sinh trưởng của Sao đen, Dầu cát, Sến cát ở các mô hình rừng trồng

4.2.1. Những đặc trưng sinh trưởng của các mô hình rừng trồng

Như đã trình bày (Mục 4.1), một diện tích lớn của cây Sao đen, Dầu cát và Sến cát được trồng với sự hỗ trợ của cây nông nghiệp ngắn ngày (NNn) hay cây nông nghiệp dài ngày (NNd), ngoài ra là trồng hỗn giao với một số loài cây gỗ bản địa khác, hoặc cây hỗ trợ như Keo lá tràm và Keo lai, có nghĩa là sẽ có nhiều công thức trồng cùng tồn tại với một loài cây Sao đen, Dầu cát hoặc Sến cát. Vì thề, khi nghiên cứu về sinh trưởng của rừng trồng, đơn vị tính toán sẽ là mô hình tương ứng với một loài cây và một phương thức trồng.

Để thuận tiện cho phân tích số liệu trong nội dung nghiên cứu này, cây trồng hỗ trợ và cây trồng hỗn giao được coi là yếu tố ảnh hưởng tới cây trồng chính, các yếu tố tác động khác như đất đai và quy cách trồng được xem là đồng nhất. Đặc trưng sinh trưởng về lượng của các chỉ tiêu như đường kính thân cây (D1,3), chiều cao cây (Hvn) và đường kính tán (Dtán) của mỗi loài ở các loại hình rừng trồng như trình bày trong Bảng 4.13. Các chỉ tiêu được tính bình quân (Xbq) và biến động (S) theo từng độ tuổi và cho từng mô hình rừng trồng thuộc đối tượng nghiên cứu. Chi tiết tính toán trình bày tại Phụ lục 2.3.

Bảng 4.13. Đặc trưng sinh trưởng D1,3, Hvn và Dt của các mô hình rừng trồng

Mô hình Tuổi

rừng

Đường kính (cm) Chiều cao (m) Đ.kính tán (m)

Xbq ±S Xbq ±S Xbq ±S

Sao thuần (kết hợp NNn)

10 12.6 3.25 5.09 0.89 2.68 0.85

11 16.1 3.73 6.13 0.94 3.35 0.80

12 19.2 3.04 7.20 1.03 3.96 0.68

15 23.8 4.54 8.82 1.50 5.34 1.28

16 30.6 2.67 11.2 1.31 6.94 0.84

17 35.2 3.44 12.5 1.31 7.28 1.15

Dầu thuần (kết hợp cây ngắn ngày)

10 13.8 2.79 5.46 0.91 4.35 0.72

12 20.8 3.30 7.66 0.96 6.11 0.76

15 25.2 4.95 9.56 1.43 7.52 1.51

17 38.1 4.44 13.5 1.17 11.3 0.97

Sao hỗn giao (cây gỗ và NNd)

10 11.7 2.54 4.89 0.88 3.89 0.71

11 14.5 3.09 5.64 1.02 4.46 0.81

12 17.9 2.84 6.50 0.96 5.18 0.77

15 24.8 3.38 8.89 1.09 7.44 0.91

16 29.9 4.63 10.4 1.83 8.72 1.53

17 32.2 4.18 11.8 1.35 9.84 1.12

Sến hỗn giao (cây gỗ và NNd)

10 12.9 3.33 5.12 1.01 4.07 0.80

11 15.5 3.85 6.16 1.06 4.91 0.85

12 19.7 2.88 7.03 1.07 5.61 0.86

15 27.2 3.10 10.2 1.22 8.52 1.02

16 32.3 4.18 11.3 1.54 9.44 1.28

17 34.8 4.47 12.3 2.67 10.3 2.23

Ghi chú: Dung lượng mẫu cho tính toán là tổng số cây của mỗi tuổi ứng với từng mô hình rừng trồng xem xét

a) Giai đoạn 10-12 tuổi b)Giai đoạn 15-17 tuổi Hình 4.9.Sinh trưởng D1,3của các mô hình rừng ở haigiai đoạn tuổi

a) Giai đoạn 10-12 tuổi b)Giai đoạn 15-17 tuổi Hình 4.10.Sinh trưởng Hvn của các mô hình rừng ở hai giai đoạn tuổi

a) Giai đoạn 10-12 tuổi b)Giai đoạn 15-17 tuổi Hình 4.11.Sinh trưởng Dt của các mô hình rừng ở hai giai đoạn tuổi

Nhận xét:

Ở mỗi phương thức trồng thuần hoặc trồng hỗn giao, có nhiều giai đoạn tuổi, nhưng giữa các tuổi không liên tục do các năm trồng khác nhau. Do đó, đề tài không đánh giá được lượng tăng trưởng hàng năm sau mỗi năm.

Ở các tuổi xem xét (từ tuổi 10 đến 12 và 15 đến 17), sinh trưởng của D1,3 và Hvn có khác nhau giữa các tuổi (năm) và giữa các loài (Sao đen, Dầu cát và Sến cát), nhưng tại mỗi giai đoạn thời gian (cùng năm tuổi) thì sinh trưởng của Dầu cát có xu hướng cao hơn của Sến cát và Sao đen ở tất cả các tuổi, chênh lệch này ngày càng rõ khi tuổi càng cao.

Khi xem xét giữa các chỉ tiêu sinh trưởng của các loài với nhau, sinh trưởng của chỉ tiêu Hvn không chỉ tương đối đồng đều giữa các loài mà còn giữa các độ tuổi, sinh trưởng của chỉ tiêu Dt có biến động giữa các loài cũng như giữa độ tuổi mạnh nhất, đặc biệt là ở loài Dầu cát.

Bảng 4.14. Biến động sinh trưởng D1,3, Hvn và Dt của các mô hình rừng trồng Mô hình Số cây

đo đếm

Đường kính (cm) Chiều cao (m) Đ.kính tán (m)

Xbq Cv% Xbq Cv% Xbq Cv%

Sao thuần 542 22,4 39,7 8,31 35,8 4,78 42,0

Dầu thuần 360 24,7 42,4 9,11 37,6 7,40 40,2

Sao h.giao 618 22,2 38,1 8,13 34,8 6,68 36,7 Sến h.giao 575 23,7 38,6 8,67 36,8 7,13 38,6

Theo kết quả ở Bảng 4.14, vì số liệu sinh trưởng đo đếm ở tất cả các cây trong các OTC khác nhau, do đó biến động về sinh trưởng của các chỉ tiêu đều khá cao, biến động của chỉ tiêu D1,3 từ 22,2 đến 24,7%, của chỉ tiêu Hvn từ 34,8 đến 37,6% và của chỉ tiêu Dt từ 38,6 đến 41,0%. Như vậy, biến động của Dt là lớn nhất, sau đến biến động của D1,3 và thấp nhất là của Hvn. So với rừng trồng thuần loài một cấp tuổi thì biến động của D1,3 thường cao nhất, sau đến Hvn rồi đến Dt. Theo đó, loài cây trồng khác nhau cùng với phương thức trồng không giống nhau đã dẫn tới biến động đường kính giữa các loài cao hơn, biến động đường kính tán giữa các phương thức trồng cũng tăng cao.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm lâm học của rừng trồng các loài cây họ Sao Dầu trong các mô hình phục hồi rừng cây gỗ lớn bản địa tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)