Thảo luận về tổng quan nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận, tỉnh Bình Thuận (Trang 22 - 25)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Thảo luận về tổng quan nghiên cứu

Tổng quan những vấn đề liên quan đến tiến trình xây dựng Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy nổi lên một số nội dung như sau:

- Các chính sách lâm nghiệp ở Việt Nam cũng như của các quốc gia khác trên thế giới được xây dựng từ trước đến nay đều nhằm hướng đến đạt được 3 mục tiêu chính là: 1. Bảo vệ và phát triển diện tích và chất lượng rừng, bảo tồn ĐDSH và chống suy thoái môi trường sống; 2. Duy trì và phát triển nguồn cung cấp sản phẩm rừng cho phát triển kinh tế và đáp ứng nhu cầu hàng ngày của nhân dân; 3. Giải quyết các vấn đề xã hội như việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội.

- Xu hướng Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng hiện đang là giải pháp quan trọng được toàn thể cộng đồng thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đặc biệt quan tâm nhằm đảm bảo cho việc quản lý, sử dụng, xây dựng và phát triển rừng bền vững vì những mục tiêu về kinh tế, môi trường và xã hội.

- Nhiều Doanh nghiệp lâm nghiệp trong nước (Trong đó có các Doanh nghiệp khu vực từ Bình Thuận trở vào) chưa tích cực tham gia tiến trình này bởi nhiều lý do: thiếu thông tin, thiếu cơ sở khoa học cũng như hành lang pháp lý, cơ chế chính sách cho hoạt động này.

- Mặc dù các cơ sở về mặt pháp lý đã cơ bản đầy đủ, song để Quản lý rừng

bền vững và Chứng chỉ rừng phát triển ở Việt Nam, đòi hỏi Chính phủ, các Bộ ngành và các cấp chính quyền địa phương cần ban hành các chính sách mới có tác dụng thúc đẩy Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng, nghiên cứu sửa đổi các chính sách cũ, loại bỏ các chính sách gây cản trở cho thực hiện tiêu chuẩn Quản lý rừng bền vững.

- Mặc dù Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tiến triển còn chậm tại Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay đã có nhiều đơn vị chủ rừng trong cả nước đang triển khai hoạt động này thông qua các chương trình, dự án quốc tế hỗ trợ nhằm đánh giá trình độ quản lý rừng làm cơ sở để lập kế hoạch cải thiện quản lý rừng tiến tới cấp Chứng chỉ rừng. Đặc biệt là sự quan tâm của các cấp ban ngành Trung ương liên quan đến công tác Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng thông qua việc xây dựng ban hành một sô văn bản chỉ đạo, hướng dẫn liên quan (Thông tư:

38/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về “ Hướng dẫn về Phương án quản lý rừng bền vững”; Quyết định số 2810/QĐ-BNN-TCLN ngày 16/7/2015 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc “Phê duyệt kế hoạch hành động về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng giai đoạn 2015 – 2020…), đây là một động lực lớn nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp lâm nghiệp trong cả nước thực hiện chương trình Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng.

Qua phân tích tổng quan cho thấy trên thế giới và ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm để phát triển Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng. Đã có sự quan tâm kịp thời của các cơ quan ban ngành tư Trung ương tới địa phương về Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng. Đây là những cơ sở quan trọng cho những nghiên cứu tiếp theo nhằm giúp cho các doanh nghiệp lâm nghiệp, chủ rừng cộng đồng hoặc hộ gia đình từng bước tiếp cận với công tác quản lý rừng theo hướng bền vững, đảm bảo tuân thủ các tiêu chí quản lý rừng của quốc tế, tiến tới được cấp Chứng chỉ rừng. Tuy nhiên, chưa có những đánh giá đầy đủ khả năng đáp ứng và những thiếu hụt của các chủ rừng nhằm thực hiện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng. Do vậy, đề tài này tập trung nghiên cứu đánh giá

khả năng đáp ứng đó và chỉ ra những tồn tại, vướng mắc, thiếu sót, từ đó đề ra những giải pháp để cải thiện cả về 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường để tiến đến quản lý rừng bền vững đáp ứng bộ tiêu chuẩn Quản lý rừng bền vững của quốc tế, tiến tới cấp chứng chỉ rừng cho các Công ty Lâm nghiệp.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận, tỉnh Bình Thuận (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)