CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đánh giá Quản lý rừng của Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận
4.1.1. Kết quả đánh giá quản lý rừng
* Đánh giá mức độ đáp ứng theo từng nguyên tắc.
(1). Nguyên tắc 1: (Tuân thủ luật và nguyên tắc FSC)
Hoạt động quản lý rừng phải tôn trọng pháp luật hiện hành áp dụng tại từng nước sở tại, và các hiệp ước, thoả thuận quốc tế mà nước sở tại ký kết tham gia, và tuân thủ mọi Nguyên tắc và Tiêu chí của tổ chức FSC.
Công ty lưu trữ đầy đủ và thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật có giá trị pháp lý từ Trung ương tới địa phương, cũng như những văn bản liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Danh sách và kết quả tập huấn cho cán bộ, công nhân và người lao động của đơn vị được lưu trữ đầy đủ với thông tin chi tiết, tài liệu được lưu trữ đầy đủ và chi tiết. Tuy nhiên, Công ty còn thiếu việc xây dựng kế hoạch đào tạo tập huấn trong một năm, kèm theo dự trù chi phí, nội dung tập huấn,...
Qua thực hiện công tác tham vấn, các bên liên quan đánh giá rất tốt về công tác quản lý rừng của Công ty.
Công ty chấp hành việc nộp đầy đủ các khoản phí, thuế và các khoản nộp hợp pháp khác kèm theo tài liệu lưu trữ. Công ty đã có các biện pháp để bảo vệ diện tích rừng quản lý, tích cực chống các hoạt động khai thác, vận chuyển trái phép lâm sản.
Một số nội dung còn thiếu sót chủ yếu như: Công ty chưa có cam kết thực hiện lâu dài công tác FSC, trong hợp đồng lao động chưa có khoản mục cam kết không sử dụng lao động trẻ em, chưa có văn bản quy định cụ thể về khu vực bảo vệ Hành lang ven suối, đa dạng sinh học,...
Điểm cho nguyên tắc 1 là: 8,5 điểm.
(2). Nguyên tắc 2: (Quyền và trách nhiệm trong sử dụng đất)
Quyền sử dụng, hưởng dụng đất, tài nguyên rừng dài hạn phải được xác định rõ, tài liệu hoá và được pháp luật công nhận.
Công ty có đầy đủ hồ sơ về quyền sử dụng đất, quyết định giao, thu hồi đất;
ranh giới, đóng mốc lâm phần rõ ràng, dễ nhận biết và bền vững, có văn bản thoả thuận với chính quyền địa phương về bản đồ hiện trạng và ranh giới thực địa và việc thu hái lâm sản. Diện tích đất Công ty đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, là cơ sở pháp lý đảm bảo, tạo tiền đề cho quá trình quản lý rừng theo hướng bền vững.
Công ty không có tranh chấp lớn với cộng đồng địa phương, những tranh chấp nhỏ về quyền sở hữu, sử dụng đất với cộng đồng địa phương, với người dân được giải quyết nhanh chóng với cơ chế hợp lý.
Công ty có một hệ thống quy trình, hướng dẫn trong việc phối hợp, giải quyết tranh chấp, mâu thuẩn giữa Công ty và người dân địa phương trong quá trình thực hiện quản lý sử dụng đất đai, nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích giữa hai bên.
Một số tồn tại chính cần phải được khắc phục trong công tác quản lý sử dụng đất: Công ty chưa thiết lập danh mục cộng đồng địa phương có liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, lưu trữ các văn bản liên quan đến việc mâu thuẩn trong sử dụng đất giữa Công ty và người dân chưa được logic và cập nhật chưa thường xuyên.
Điểm cho nguyên tắc 2 là: 8,25 điểm.
(3). Nguyên tắc 3: (Các quyền của người dân sở tại)
Các quyền hợp pháp và truyền thống của người bản địa về sở hữu sử dụng và quản lý đất, tài nguyên được công nhận và tôn trọng.
Địa bàn quản lý của Công ty trải dài trên 4 huyện và 01 thị xã, điều này cho thấy rằng công tác quản lý sử dụng đất của Công ty ảnh hưởng nhiều đến quyền lợi, đời sống của người dân địa phương. Tuy nhiên, Công ty đã có những giải pháp tích cực và hợp lý nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân.
Công ty có thu thập và lưu trữ tài liệu về kiến thức bản địa của người dân trên địa bàn với sự tự nguyện của họ. Các quyền hợp pháp của người dân về quản lý sử dụng rừng và đất của họ được tôn trọng và công nhận.
Điểm cho nguyên tắc 3 là: 9,0 điểm.
(4). Nguyên tắc 4: (Các quan hệ cộng đồng và quyền công nhân lâm nghiệp) Các hoạt động quản lý rừng sẽ duy trì hoặc cải thiện vị thế kinh tế và xã hội của công nhân lâm nghiệp và cộng đồng trong dài hạn.
Công ty có mối quan hệ khá tốt với người lao động, người dân và chính quyền địa phương đảm bảo sự hài hoà về lợi ích của các bên.
Nhiều người dân trong vùng được Công ty tạo công ăn việc làm ổn định.
Công ty đã thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn của pháp luật về bảo vệ sức khỏe, an toàn lao động cho người lao động; thực hiện dân chủ trong cơ quan, lấy ý kiến của người lao động về các vấn đề khúc mắc trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày, phát huy sáng kiến nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, Công ty còn thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, quy trình, kỹ thuật, tay nghề cho người lao động; cử người lao động đi học tập các lớp đào tạo ngắn hạn và dài hạn; Lãnh đạo Công ty thống nhất chủ trương “ đào tạo và đào tạo lại”.
Chính quyền địa phương đánh giá cao sự chủ động, sự phù hợp trong kế hoạch quản lý rừng bền vững của Công ty với địa phương, thông qua các cuộc hôi thảo, tham vấn.
Công ty tham gia nhiều hoạt động xã hội, đóng góp xây dựng nhiều công trình phúc lợi trên địa bàn trong những năm qua, cụ thể như đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa phương qua các hoạt động góp quỹ xây dựng đường giao thông nông thôn, trường học, nhà vì người nghèo và các quỹ phúc lợi khác như quỹ Đền ơn đáp nghĩa, khuyến học, quỹ phụ nữ nghèo, phòng chống thiên tai, bà mẹ Việt Nam anh hùng; góp phần phát triển kinh tế địa phương, thể hiện rõ sự quan tâm của Công ty.
Để lường trước đến những tác động xấu của hoạt động quản lý rừng của mình đến lợi ích của người dân địa phương, Công ty lấy kiến của họ và đã xây dựng cơ chế giải quyết mâu thuẫn rõ ràng giữa 2 bên khi tranh chấp quyền lợi xảy ra.
Một số thiếu sót chính: Công ty vẫn chưa có những giải pháp đảm bảo an toàn cho người lao động trong các hoạt động lâm nghiệp, đặc biệt là hoạt động khai thác, chưa thiết lập được ma trận đánh giác các rũi ro về sức khỏe trong các hoạt động lâm nghiệp.
Điểm cho nguyên tắc 4 là: 8,6 điểm.
(5). Nguyên tắc 5: (Những lợi ích từ rừng)
Thực hành quản lý rừng sẽ khuyến khích sử dụng hiệu quả các loại lâm sản, các dịch vụ rừng nhằm đảm bảo lợi ích về kinh tế và các lợi ích to lớn về môi trường và xã hội.
Công tác quản lý rừng của Công ty trong nhiều năm qua được thực hiện một cách có hiệu quả, điều này được thể hiện qua các chỉ tiêu đạt được về kinh tế - xã hội và môi trường.
Các bằng chứng cho thấy Công ty luôn nỗ lực tối ưu hóa sản xuất, đầu tư có hiệu quả và tái đầu tư đủ để duy trì năng suất và chức năng sinh thái rừng. Các hoạt động sản xuất áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, ít tổn hại đến rừng; có áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ để nâng cao năng suất; đảm bảo mức độ khai thác hợp lý để có thể duy trì tài nguyên rừng được ổn định lâu dài.
Tuy nhiên Công ty chưa chú ý đến một số số nội dung, yêu cầu liên quan đến công tác khai thác, dịch vụ mua bán gỗ rừng trồng. Công ty cần chú trọng quan tâm và khắc phục trong thời gian tới.
Điểm cho nguyên tắc 5 là: 8,6 điểm.
(6) Nguyên tắc 6: (Tác động môi trường)
Hoạt động quản lý rừng phải bảo tồn đa dạng sinh học và các giá trị của nó về nguồn nước, tài nguyên đất, và hệ sinh thái độc đáo, dễ tổn thương, sinh cảnh, và giúp duy trì các chức năng sinh thái và tính toàn vẹn của rừng.
Công ty quan tâm đến công tác Phòng cháy chửa cháy rừng, chống xói mòn, hạn chế các tác động xấu đến rừng; không sử dụng các chế phẩm sinh học hoặc hóa chất độc hại; không có chuyển đổi hoặc tác động tiêu cực đến rừng đến rừng tự nhiên.
Công ty đã tổ chức điều tra, xây dựng kết quả báo cáo đa dạng sinh học (động vật, thực vật); đã xác định được diện tích rừng có giá trị bảo tồn cao HCVF 1, 3 và được thể hiên cụ thể trong Phương án QLRBV của Công ty, từ đó đề ra những giải pháp nhằm quản lý, bảo tồn các loại động vật, thực vật quý hiếm hiện hữu trong lâm phận của Công ty.
Một số vấn đề còn tồn tại: Công ty chưa chú tâm nhiều đến công tác giám sát tác động của các hoạt động lâm sinh đến môi trường, thực hiện chưa đầy đủ, Công ty vẫn còn sử dụng hóa chất nằm trong danh mục cấp của FSC, chưa tuân thủ quy trình kiểm soát hóa chất, còn xả rác thải.
Điểm cho nguyên tắc 6 là: 8,8 điểm
(7). Nguyên tắc 7: (Kế hoạch quản lý và sử dụng đất đai)
Kế hoạch quản lý rừng - phải tương thích với quy mô và cường độ quản lý - phải được xây dựng và thực thi, thường xuyên cập nhật. Trong đó nêu rõ các mục tiêu dài hạn và các tác động nhằm đạt được mục tiêu. Kế hoạch quản lý rừng sẽ tích hợp vào quy hoạch sử dụng đất chung và dựa vào kiểm kê rừng hàng năm..
Công ty xây dựng Kế hoạch quản lý rừng với mục tiêu cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế và quy mô quản lý của Công ty, nội dung của Kế hoạch đã chi tiết hóa các hoạt động chính của Công ty, xác định được loài cây trồng năng suất cao phù hợp với dạng lập địa và phù hợp với kế hoạch quản lý rừng dài hạn dựa trên bản bồ hiện trạng tài nguyên rừng thể hiện kế hoạch kinh doanh và quản lý rừng.
Kế hoạch quản lý rừng cũng đã đưa ra được một hệ thống giám sát các hoạt động lâm sinh, phân cấp quản lý đến từng cán bộ quản lý rừng của Công ty, điều này giúp Công ty kịp thời phát hiện những bất cấp, trở ngại trong quản lý, kịp thời đưa ra những giải pháp tháo gỡ để đạt được mục tiêu đề ra.
Tuy vậy, trong kế hoạch còn thiếu nội dung cần phải bổ sung như: Quy định về việc điều chỉnh kế hoạch quản lý rừng bền vững hàng năm và theo định kỳ, nhằm đảm bảo kế hoạch quản lý rừng phù hợp với từng thời điểm phát triển của Công ty.
Điểm cho nguyên tắc 7 là: 9,1 điểm.
(8). Nguyên tắc 8: (Giám sát và đánh giá)
Cần tiến hành hoạt động giám sát - sao cho phù hợp với quy mô và mật độ quản lý rừng - để nắm bắt được điều kiện của rừng, sản lượng sản phẩm rừng, chuỗi hành trình sản phẩm, các hoạt động quản lý và các tác động về mặt môi trường
Công ty đã ban hành một hệ thống giám sát các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội và môi trường liên quan đến các hoạt động lâm sinh của Công ty, và được thực thi đồng bộ từ Công ty đến các Xí nghiệp, Trạm, Tổ trực thuộc.
Thông tin số liệu về chuỗi hành trình sản phẩm đã được Công ty ghi chép và lưu giữ phục vụ cho công tác kiểm tra đánh giá CoC.
Tuy nhiên, hệ thống giám sát các vấn đề về môi trường và xã hội còn dựa vào các chỉ số chung chung, chưa chi tiết hóa theo từng hoạt động cụ thể. Công ty cần phân tích các nhóm người bị ảnh hưởng bởi hoạt động lâm nghiệp, đánh giá tác động môi trường bởi một số hoạt động lâm nghiệp đó.
Điểm cho nguyên tắc 8 là: 8,8 điểm.
(9). Nguyên tắc 9 (Duy trì rừng có giá trị bảo tồn cao)
Các hoạt động quản lý tại các khu rừng có giá trị bảo tồn cao cần phải duy trì hoặc phát huy các thuộc tính tạo nên loại rừng này. Các quyết định liên quan tới các khu rừng có giá trị bảo tồn cao luôn cần được xem xét trong bối cảnh chú trọng giải pháp phòng ngừa.
Công ty đã tổ chức điều tra, đánh giá và có Báo cáo kết quả về việc xác lập khu rừng có giá trị bảo tồn cao (HCVF). Công ty có 2 khu vực được xác lập là khu rừng đã đáp ứng được giá trị HCV1 (Đa dạng sinh học) và HCV3 (Rừng thuộc về hoặc bao gồm những hệ sinh thái hiếm đang bị đe dọa hoặc nguy cấp), chứa đựng các loài đặc hữu, nguy cấp, quý hiếm, đồng thời có ý nghĩa xã hội lớn khi là nơi sinh sống của một
bộ phận đồng bào dân tộc cũng như có vai trò điều tiết nguồn nước và chống sạt lở đất...
Kết quả việc điều tra, đánh giá và xác lập 2 khu rừng có giá trị bảo tồn cao HCVF1, HCVF3 đã được Công ty tổ chức lấy ý kiến tham vấn các chuyên gia, chính quyền địa phương có liên quan, đảm bảo sự trung thực, khách quan và tính chính xác của Báo cáo.
Công ty đã xây dựng Quy trình bảo tồn, hệ thống giám sát và kế hoạch chi tiết trong việc thực thi nhiệm vụ quản lý bảo vệ 2 khu rừng có giá trị bảo tồn cao.
Tuy nhiên, để công tác quản lý bảo tồn các khu rừng có giá trị bảo tồn cao, Công ty cần có những giải pháp hữu hiệu trong công tác tuyên truyền cho chính quyền địa phương, đặc biệt là người dân sở tại hiểu được giá trị thực sự đem lại của những khu rừng này, nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác bảo tồn.
Điểm cho nguyên tắc 9 là: 9,4 điểm.
(10). Nguyên tắc 10 (Rừng trồng)
Rừng trồng cần phải được quy hoạch và quản lý theo các nguyên tắc từ 1 - 9 và các nguyên tắc đi kèm cũng như Nguyên tắc 10, và các tiêu chí kèm theo. Rừng trồng không những có thể đem lại rất nhiều lợi ích, góp phần đáp ứng nhu cầu về các sản phẩm lâm nghiệp của thế giới mà còn làm cho hoạt động quản lý thêm phần đa dạng, giảm áp lực lên rừng tự nhiên, phát huy, khôi phục và bảo tồn rừng tự nhiên...
Một kế hoạch tổng thể và chi tiết liên quan đến rừng trồng đã được Công ty xây dựng cho một khoảng thời gian 6 năm (2016 – 2021), đã được Sở Nông nghiệp
& PTNT Bình Thuận phê duyệt tại Quyết định số 234/QĐ-SNN ngày 3/4/2017, trong đó một số kế hoạch đã được cụ thể hóa: kế hoạch trồng rừng, khai thác rừng, chăm sóc và quản lý bảo vệ rừng trồng; các hoạt động đảm bảo tối đa hóa lợi ích, bền vững trên cả 3 phương diện kinh tế - môi trường – xã hội.
Công ty lựa chọn loài cây trồng có năng suất và giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện lập địa, thời tiết khí hậu, có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Thiết kế rừng trồng hợp lý phù hợp với quy mô và kiểu cấu trúc tự nhiên, áp dụng đầy đủ các biện pháp kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh, phòng chống cháy rừng.
Một hệ thống các giám sát cũng được Công ty xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện liên quan đến rừng trồng, trong đó đặc biệt quan tâm đến công tác đảm bảo an toàn lao động, tác động đến môi trường và xã hội.
Tuy nhiên, sự biện luận lý do lựa chọn loại cây trồng chủ lực của Công ty còn chung chung, chưa đủ cơ sở để biện luận việc sử dụng loài cây Bạch đàn W5.
Ngoài ra, Công ty chưa có dữ liệu giám sát tác về chất lượng nguồn nước, chưa có Báo cáo tác động môi trường trong trồng rừng.
Điểm cho nguyên tắc 10 là: 9,6 điểm.
* Tổng hợp kết quả đánh giá nội bộ quản lý rừng Công ty LN Bình Thuận.
Tổng điểm Công ty LN Bình Thuận đạt được sau khi đánh giá theo 10 nguyên tắc là:
Bảng 4.1. Tổng hợp kết quả đánh giá Nguyên
tắc Nội dung Nguyên tắc Điểm đạt
được
1 Tuân thủ luật và nguyên tắc FSC 8,5
2 Quyền và trách nhiệm trong sử dụng đất 8,25
3 Các quyền của người dân sở tại 9
4 Các quan hệ cộng đồng và quyền công nhân lâm nghiệp 8,6
5 Những lợi ích từ rừng 8,6
6 Tác động môi trường 8,8
7 Kế hoạch quản lý và sử dụng đất đai 9,1
8 Giám sát và đánh giá 8,8
9 Duy trì rừng có giá trị bảo tồn cao 9,4
10 Rừng trồng 9,6
Tổng điểm đạt được 88,65
Căn cứ vào hệ thống chấm điểm từng nguyên tắc, kết quả đánh giá nội bộ quản lý rừng Công ty LN Bình Thuận như nhau: