Xây dựng kế hoạch quản lý, sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận, tỉnh Bình Thuận (Trang 78 - 107)

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Lập Kế hoạch Quản lý rừng bền vững giai đoạn 2017 – 2022

4.3.5. Xây dựng kế hoạch quản lý, sản xuất kinh doanh

4.3.5.1. Kế hoạch Quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và khu rừng có giá trị bảo tồn cao.

4.3.5.1.1. Kế hoạch quản lý bảo vệ rừng, phòng chống sâu bệnh hại

*. Kế hoạch quản lý bảo vệ rừng a/ Đối tượng, khu vực cần bảo vệ

Toàn bộ diện tích rừng và đất rừng của Công ty đưa vào kế hoạch quản lý.

Tập trung vào các khu vực có nguy cơ phá rừng: Những diện tích rừng có nhiều cây đạt đường kính khai thác dễ bị chặt trộm; những khu vực có nguy cơ cháy rừng, chăn thả gia súc, diện tích rừng tự nhiên 2.940,01 ha và 9.940,80 ha rừng trồng nằm tại 4 Xí nghiệp Lâm nghiệp trực thuộc Công ty.

Bảng 4.4. Biểu tổng hợp diện tích theo loài cây

Stt Đơn vị hành chính Đơn vị Loài cây

Diện tích (ha) 1 Huyện Hàm Thuận Bắc Xí nghiệp Hàm Thuận Bắc Keo lai 115,79 2 Huyện Hàm Thuận Bắc Xí nghiệp Hàm Thuận Bắc Cao su 296,19 3 Huyện Bắc Bình Xí nghiệp LN Bắc Bình Bạch đàn 751,25 4 Huyện Bắc Bình Xí nghiệp LN Bắc Bình Keo lai 271,30 5 Thị xã Lagi Xí nghiệp Lâm nghiệp Hàm Tân Bạch đàn 230,71 6 Thị xã Lagi Xí nghiệp Lâm nghiệp Hàm Tân Keo lai 864,66 7 Huyện Hàm Tân Xí nghiệp Lâm nghiệp Hàm Tân Keo lai 2.271,44 8 Huyện Hàm Tân Xí nghiệp Lâm nghiệp Hàm Tân Bạch đàn 209,45 9 Huyện Hàm Tân Xí nghiệp Lâm nghiệp Hàm Tân Cao su 88,39 10 Huyện Hàm Thuận Nam Xí Nghiệp LN Hàm Thuận Nam Bạch đàn 2.607,89 11 Huyện Hàm Thuận Nam Xí Nghiệp LN Hàm Thuận Nam Keo lai 1.583,21 12 Huyện Hàm Thuận Nam Xí Nghiệp LN Hàm Thuận Nam Cao su 650,52

Tổng 9.940,80

b/ Nội dung

Toàn bộ diện tích rừng Công ty quản lý nằm giáp ranh với đất canh tác của dân, do đó tình hình QLBVR chủ yếu là tình trạng người dân địa phương, dân di dân tự do lấn chiếm đất trái phép của đơn vị để làm nương rẫy, mua bán, sang nhượng trái phép v.v…. Việc khai thác gỗ trái phép từ rừng tự nhiên diễn ra ở mức độ rãi rác, nhỏ lẽ, tự phát của một số hộ dân nhằm giải quyết đời sống khó khăn nhất thời, địa bàn xảy ra khai thác gỗ trái phép chủ yếu là tại xã La Dạ- huyện Hàm

Thuận Bắc; Hàm Cần và Hàm Thạnh- huyện Hàm Thuận Nam; xã Sông Phan- huyện Hàm Tân.

Những năm qua, trong bối cảnh nông thôn tình trạng di dân tự do ồ ạt từ các tỉnh khác tràn về, cộng với đất đai ngày càng một khan hiếm. Do vậy, tình trạng lấn chiếm đất trái phép dự án của người dân để làm nương rẫy, phát triển sản xuất hộ gia đình diễn ra ngày càng lan rộng, phức tạp.

Đơn vị đã có nhiều nỗ lực, phối hợp cùng các ban ngành chính quyền địa phương xử lý, ngăn chặn và cũng đã đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn một số vụ việc do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan mà vẫn còn tồn tại đến nay vẫn đang tiếp tục giải quyết.

c/ Mục tiêu

- Đảm bảo toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp được giao bảo vệ và phát triển đúng theo quy hoạch đã được phê duyệt.

- Phòng chống và ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp.

- Duy trì thường xuyên lực lượng bảo vệ những khu vực được xác định là điểm nóng.

d/ Yêu cầu

- Việc tổ chức ngăn chặn nạn phá rừng, chống lấn chiếm đất, phòng chống cháy rừng phải gắn liền với việc tổ chức bố trí, sử dụng đất có hiệu quả đúng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Những nơi có điểm nóng về phá rừng, lấn chiếm đất thì tổ chức thực hiện trước.

- Việc xử lý các vụ vi phạm về rừng và đất lâm nghiệp phải được tiến hành đồng thời bằng nhiều nhóm giải pháp như tuyên truyền vận động, hành chính, kinh tế, phương thức tiến hành phải công khai, khách quan, tránh để xảy ra điểm nóng gây bức xúc trong nội bộ nhân dân, góp phần ổn định cuộc sống của nhân dân địa phương.

* Bố trí nhân lực cho công tác Quản lý bảo vệ rừng:

Công tác quản lý bảo vệ rừng được Công ty đặc biệt chú trọng và quan tâm.

Vì vậy, trong tổng số cán bộ công nhân viên Công ty, lực lượng quản lý bảo vệ rừng chiếm số lượng tương đối lớn. Không dừng lại ở đó, Công ty vẫn đang tiếp tục tuyển dụng, bổ sung thêm lực lương quản lý bảo vệ rừng tại các đơn vị Xí nghiệp trực thuộc, nhằm tăng cường hơn nữa Công tác quản lý bảo vệ rừng.

Bảng 4.5. Phân bổ lực lượng Quản lý bảo vệ rừng

Stt Đơn vị trực thuộc Trạm, Tổ QLBVR

Số lượng CB QLBVR (người)

Diện tích QL Bình quân/người

(ha/người) Hiện

tại

Kế hoạch

Hiện tại

Kế hoạch

1 XN LN Hàm Thuận Nam

Trạm LN Đường Sắt 3 4

543,03 400,13

Trạm LN Sông Móng 5 6

Trạm LN Hàm Cần 4 5

Trạm LN Thuận Nam 2 4

Cộng Hàm Thuận Nam 14 19

2 XN LN Hàm Thuận Bắc Tổ QLBVR Xí nghiệp 7 7 236,98 236,98

3 XN LN Bắc Bình

Trạm LN Sông Lũy 2 2

235,08 208,96

Trạm LN Sông Bình 3 4

Trạm LN Lương Sơn 3 3

Cộng Bắc Bình 8 9

4 XN LN Hàm Tân

Trạm LN Sông Phan 18 18

102,76 102,76

Trạm LN Tân Tiến 19 19

Trạm LN Thắng Hải 19 19

Trạm LN Tân Thắng 12 12

Cộng Hàm Tân 68 68

Tổng số 97 103

Ngoài lực lượng Quản lý bảo vệ rừng chính thức của Công ty, Công ty còn giao khoán diện tích rừng cho đồng bào dân tộc và người dân địa phương quản lý bảo vệ. Cụ thể:

- Xí nghiệp LN Hàm Tân: Khoán toàn bộ diện tích rừng tự nhiên cho 50 hộ đồng bào Dân tộc.

- Xí nghiệp LN Hàm Thuận Nam: Khoán diện tích rừng trồng tại Trạm LN Thuận Nam cho 6 hộ dân địa phương.

Kinh phí cho công tác QLBVR cho 1 kế hoạch kinh doanh là: 32.628 triệu đồng, được lấy từ nguồn vốn tự có của Công ty và vốn Ngân sách nhà nước.

* Kế hoạch phòng cháy chữa cháy rừng

a. Đối tượng:

Công tác phòng cháy chữa cháy rừng được thực hiện trên toàn bộ diện tích:

17.727,55 ha rừng và đất rừng Công ty đang quản lý. Đặc biệt chú trọng đến diện tích 2.940,01 ha rừng tự nhiên và 9.940,80 ha rừng trồng.

b. Thời gian

Việc phòng cháy chữa cháy rừng được tập trung vào mùa khô hanh, từ đầu tháng 11 đến tháng 5 năm sau.

c. Các giải pháp

i. Hàng năm vào đầu mùa khô, Công ty lập phương án PCCC rừng trình các cấp chính quyền địa phương và Chi cục Kiểm lâm, các hạt Kiểm lâm trên địa bàn phê duyệt và cùng phối hợp thực hiện.

ii. Phối hợp với chính quyền địa phương các xã, hạt Kiểm lâm sở tại xây dựng kế hoạch phối hợp phòng cháy, chữa cháy rừng.

iii. Lập các tổ, đội QLBVR; thường xuyên kiểm tra, tuần tra để ngăn chặn và phát hiện sớm cháy rừng; xây dựng các chòi canh lửa cố định, tạm thời để trực quan sát nhằm phát hiện kịp thời khi xảy ra cháy.

iv. Phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động các hộ dân sống gần rừng cam kết không đốt rẫy, đốt lửa trong rừng nếu không có biện pháp kiểm soát gây ra cháy lan.

v. Tổ chức xử lý thực bì dọc các đường lô, đường trục, sông suối nhằm giảm vật liệu gây cháy lan qua các lô rừng trồng.

vi. Lập và cắm các bảng tuyên truyền, cảnh báo ở những nơi trọng điểm và nơi có đông người qua lại để phòng ngừa cháy rừng.

vii. Phương pháp chữa cháy: Chủ yếu là bằng cơ giới xe cày và thủ công với các dụng cụ chữa cháy như: Cưa xăng, máy bơm nước, dao phát, cuốc, cào…

viii. Phối hợp với các hạt Kiểm lâm và chính quyền địa phương xây dưng phương án PCCCR theo phương án 4 tại chỗ.

ix. Lập kế hoạch tập huấn và tổ chức các đợt diễn tập PCCCR.

d. Chi phí cho kế hoạch PCCCR:

Kinh phí cho công tác PCCCR cho 1 kế hoạch kinh doanh là: 90 triệu đồng, được lấy từ nguồn vốn tự có của Công ty.

Bảng 4.6. Dự trù kinh phí PCCCR

Đơn vị tính: Triệu đồng

Hạng mục chi phí

Chi phí

Tổng số

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Hoạt động T.truyền PCCR 60 10 10 10 10 10 10

Dụng cụ, thiết bị PCCR 30 5 5 5 5 5 5

Tổng số: 90 15 15 15 15 15 15

* Kế hoạch phòng trừ sâu bệnh hại

a) Đối tượng: Vườn ươm cây giống, khu vực rừng trồng Keo, Bạch đàn, Cao su và cây ăn quả dễ bị sâu bệnh hại.

b) Nội dung: Kiểm tra, theo dõi thường xuyên để phát hiện, xử lý kịp thời sâu bệnh hại. Thuốc bảo vệ thực vật là thuốc trong danh mục được phép sử dụng, cố gắng sử dụng liều lượng ở mức thấp nhất. Trường hợp dịch bệnh nặng, thông báo cho Chi cục Bảo vệ Thực vật để phối hợp xử lý.

- Lập kế hoạch và tổ chức tập huấn phòng trừ sâu bệnh hại.

c) Kỹ thuật phòng, trừ: Theo qui định.

d) Kinh phí cho kế hoạch:

Bảng 4.7. Chi phí dự trù phòng trừ sâu bệnh hại Đơn vị tính: Triệu đồng

Chi phí Tổng số Năm

2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

48 8 8 8 8 8 8

Kinh phí cho hoạt động phòng trừ sâu bệnh hại: 48 triệu đồng được lấy từ nguồn vốn tự có của Công ty.

Kinh phí được chi cho các nội dung sau:

- Hoạt động tuyên truyền;

- Tập huấn;

- Thuốc phòng trừ sâu bệnh; (Xem thêm phụ lục II: Danh mục thuốc BVTV cấm sử dụng)

- Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy;

- Dự báo, giám sát: Trên tất cả khu vực có rừng.

Bảng 4.8. Bảng kê thuốc BVTV được phép sử dụng

STT Tên Thuốc Công dụng Thành phần

1 Anvil Diệt nấm Hexaconazole

2 Tilsuper Diệt nấm Bropiconazole

3 Vino79 Phân bón lá Ca, bo, mg.

4 Hpc 79R Phân bón lá N,P205;K20,NAA

4.3.5.1.2. Kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và khu rừng có giá trị bảo tồn cao

* Xác định địa điểm, diện tích, mục đích, nội dung bảo vệ

a/ Toàn bộ diện tích 2.940,01 ha rừng tự nhiên cần được bảo vệ nhằm bảo vệ tính đa dạng sinh học trong khu vực;

b/ Các khu vực hành lang ven suối và hành lang đa dạng sinh học cần có kế hoạch bảo vệ;

c/ Khu rừng có giá trị bảo tồn cao gồm:

1. Vị trí: Khu HCVF thuộc khu vực Núi Dài, xã Sông Phan, huyện Hàm Tân.

Tọa độ (VN 2000): (412100;1207100) đến (414000;1205000); là một phần diện tích thuộc tiểu khu 386B; với diện tích 107,85 ha. Đã đáp ứng tiêu chí HCV1 và HCV3.

2. Vị trí: Khu HCVF thuộc khu vực Tiểu khu 189, xã La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc. Tọa độ (VN2000): (433800;1244700) đến (435000;124200); với diện tích khoảng 147,37 ha. Đã đáp ứng tiêu chí HCV1 và HCV3.

d/ Các nội dung cần bảo vệ:

- Bảo vệ nguồn nước;

- Bảo vệ khu cư trú của nhiều loài động vật và thực vật, trong đó có rất nhiều loài quý hiếm;

- Bảo vệ hành lang di chuyển của các loài động vật;

- Bảo vệ tính đa dạng sinh học.

* Xác định các giải pháp bảo vệ

i. Hạn chế tối đa nạn phá rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và khai thác lâm sản tại các khu rừng tự nhiên, thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng;

ii. Thực hiện các biện pháp lâm sinh để nuôi dưỡng và phục hồi rừng tự nhiên;

iii. Ngăn chặn người dân khai thác trái phép lâm sản, chăn thả gia súc tự do và đặc biệt là săn bắt động vật hoang dã trong rừng. Ngoài việc tổ chức tốt công tác tuần tra bảo vệ rừng, Công ty cần phối hợp với chính quyền địa phương để tuyên truyền nâng cao ý thực bảo tồn cho người dân, xây dựng quy ước cộng đồng về bảo vệ rừng và động vật hoang dã;

iv. Tiến hành cắm biển báo nghiêm cấm săn bắt động vật hoang dã và khai thác lâm sản trong rừng tự nhiên;

v. Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ của Công ty và cán bộ địa phương về kiến thức và kỹ năng quản lý các khu rừng có giá trị bảo tồn cao, quản lý và bảo tồn các loài động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm;

vi. Quy hoạch hành lang đa dạng sinh học;

vii. Thực hiện các dự án hỗ trợ người dân địa phương phát triển kinh tế, giảm sự phụ thuộc về sinh kế của người dân vào tài nguyên rừng và thu hút người dân tham gia tích cực vào các hoạt động quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn động vật hoang dã.

* Kinh phí thực hiện kế hoạch

Kinh phí dự kiện cho các hoạt động xây dựng bảo vệ rừng có giá trị bảo tồn cao từ năm 2017 - 2022 là: 1.060 triệu đồng.

Nguồn kinh phí được lấy từ nguồn vốn tự có của Công ty 4.3.5.2. Khai thác rừng

a) Những cơ sở và kỹ thuật xây dựng kế hoạch khai thác

* Xác định chu kỳ khai thác

Tổng diện tích rừng trồng dự kiến khai thác cho một chu kỳ là: 8.905,70 ha (Keo lai: 5.106,40 ha, Bạch đàn: 3.799,30 ha). Trong đó:

- Khai thác rừng trồng xin cấp Chứng chỉ FM/CoC: 8.611,20 ha (Keo lai:

5.006,20 ha, Bạch đàn: 6.604,98 ha);

- Khai thác rừng trồng không xin cấp Chứng chỉ FM/CoC: 294,50 ha (Keo lai: 100,18 ha, Bạch đàn: 194,32 ha).

Chu kỳ khai thác của toàn Công ty theo các loài cây là 5- 6 năm và kéo dài dần tuổi khai thác ở các chu kỳ sau để tăng tỷ lệ cung cấp gỗ lớn.

* Chọn đối tượng rừng đưa vào khai thác

Việc xác định diện tích khai thác hàng năm dựa vào tổng diện tích rừng trồng và chu kỳ kinh doanh để tính toán, sao cho bảo đảm sản xuất lâu dài liên tục, các năm có khối lượng khai thác tương đối bằng nhau trong suốt chu kỳ, kéo theo diện tích trồng rừng hàng năm bằng nhau, bảo đảm ổn định về doanh thu, về vốn đầu tư, về lao động…. Do trước đây rừng trồng các năm không bằng nhau nên chấp nhận khai thác sớm hoặc muộn một số diện tích để đưa rừng về cấu trúc ổn định.

Công ty quản lý kinh doanh rừng trồng nguyên liệu theo hướng khép kín trong một chu kỳ, rừng đến tuổi thành thục khai thác bán gỗ bao bì và gỗ nguyên liệu giấy; tiến hành trồng lại rừng trên đất đã khai thác theo hình thức cuốn chiếu, bảo đảm sản xuất bền vững và đem lại hiệu quả về kinh tế cao.

* Tỷ lệ lợi dụng gỗ, củi

- Tỷ lệ lợi dụng gỗ, nguyên liệu giấy, củi từ 85 - 90 % của trữ lượng.

* Quy cách sản phẩm

- Quy cách sản phẩm gỗ nhỏ và nguyên liệu giấy và gỗ lớn.

* Lựa chọn phương thức và công cụ khai thác, vận xuất gỗ

- Căn cứ chủ trương tái cơ cấu ngành lâm nghiệp của Bộ Nông nghiệp và PTNT, chuyển hướng từ trồng rừng kinh doanh gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ nhỏ kết hợp gỗ lớn; căn cứ nhu cầu thị trường tiêu thụ; căn cứ điều kiện hoàn cảnh và kinh nghiệm sản xuất của Công ty; căn cứ đặc điểm của loài cây trồng rừng, Công ty xác định phương thức và các biện pháp kỹ thuật, công nghệ khai thác như sau:

- Phương thức khai thác: Khai thác trắng theo lô (diện tích lô 05 ha đến ≤ 15,0 ha);

- Công cụ khai thác: Chặt hạ bằng cưa xăng, vận xuất bằng máy kéo, máy cày có rơmooc, vận chuyển bằng ô tô.

- Kỹ thuật và công nghệ theo tiêu chuẩn khai thác tác động thấp.

- Sau khi khai thác tiến hành dọn rừng và trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng tiếp theo.

* Công tác xử lý sau khai thác

- Xử lý thực bì phải thu gom cành ngọn tạo các đai băng song song với đường đồng mức để hạn chế xói mòn, bảo vệ đất được, hạn chế biện pháp đốt thực bì toàn diện, nếu trong điều kiện đặc biệt có thể đốt cục bộ có kiểm soát;

- Vệ sinh rừng sau khai thác, quản lý rác thải, mở đường khai thác gỗ và duy tu bảo dưỡng đường hàng năm tuân thủ “Sổ tay quản lý chất lượng”.

* Kế hoạch cho 1 chu kỳ

Xác định diện tích khai thác hàng năm:

Xác định vị trí khai thác: Có bản đồ kèm theo hồ sơ thiết kế khai thác chỉ rõ vị trí lô, khoảnh, loài cây, năm trồng.

Kế hoạch khai thác rừng của Công ty được điều chỉnh đảm bảo dần đưa diện tích, sản lượng khai thác về mức cân bằng. Một số căn cứ để thực hiện công tác xây dựng kế hoạch khai thác:

- Chu kỳ khai thác rừng trồng của Công ty. Hiện nay, đối với Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận, chu kỳ khai thác rừng là 6 năm.

- Kết quả đo đếm theo dõi sinh trưởng rừng trồng của Công ty hàng năm.

- Thực trạng phân bổ về loài cây, diện tích, năm trồng trên toàn bộ lâm phần quản lý của Công ty.

Trong giai đoạn đầu, tương ứng với chu kỳ đầu thực hiện khai thác theo kế hoạch quản lý rừng bền vững, mặc dù có một số diện tích chưa đến tuổi khai thác.

Tuy nhiên, để đảm bảo dần đưa về cấu trúc chuẩn trong những kỳ tiếp theo, Công ty chấp nhận khai thác sớm

Bảng 4.9. Kế hoạch khai thác diện tích rừng nằm trong phạm vi Chứng chỉ rừng

Năm Khai thác

Loài cây

Diện tích

Năm

trồng Phân bổ diện tích

D H Trữ lượng (m3) Sản lượng dự kiến (m3) Ghi bq chú

(cm) bq (m) bq/ha tổng M bq/ha tổng SL

2017 Keo

lai 834,91

2009 6,48 8,56 11,76 75,09 486,56 67,58 437,90

2011 559,25 9,61 13,92 112,13 62.708,87 100,92 56.437,98 2012 217,32 10,98 14,70 154,50 33.576,51 139,05 30.218,86 2013 51,86 10,50 14,90 143,21 7.426,96 128,89 6.684,27

Bạch

đàn 602,07

2008 4,59 7,60 9,30 46,83 214,95 42,15 193,45

2009 2,52 9,15 11,43 83,43 210,23 75,08 189,21

2010 1,73 7,50 9,50 46,59 80,59 41,93 72,54

2011 42,55 8,95 12,15 84,85 3.610,24 76,36 3.249,21 2012 155,32 8,03 10,50 59,07 9.175,34 53,17 8.257,81 2013 395,36 7,50 10,00 49,04 19.387,83 44,13 17.449,04

2018 Keo

lai 838,13

2010 5,04 13,36 20,00 171,03 861,97 153,92 775,78 2012 56,48 10,50 15,50 148,98 8.414,32 134,08 7.572,89 2013 22,70 10,76 15,50 78,22 1.775,69 70,40 1.598,12

Tỉa thưa 50%

2013 487,42 10,98 14,70 154,50 75.307,67 139,05 67.776,91 2014 266,49 10,50 13,70 131,68 35.090,86 118,51 31.581,77 Bạch

đàn 597,53 2013 453,33 8,20 10,47 61,36 27.814,06 55,22 25.032,66 2014 144,20 7,50 10,00 49,04 7.071,34 44,13 6.364,21

2019 Keo

lai 821,98

2010 1,90 11,00 16,50 174,05 330,70 156,65 297,63 2014 56,16 10,96 15,50 81,16 4.557,89 73,04 4.102,10

Tỉa thưa 50%

2014 757,23 10,98 14,70 154,50 116.994,03 139,05 105.294,63 2015 6,69 10,50 15,78 151,67 1.014,67 136,50 913,20 Bạch

đàn 601,91 2014 542,96 8,20 10,47 61,36 33.313,31 55,22 29.981,98 2015 58,95 7,50 10,00 49,04 2.890,81 44,13 2.601,73

2020 Keo

lai 793,86

2014 26,05 10,96 15,78 82,63 2.152,38 74,36 1.937,15 Tỉa thưa 50%

2014 401,60 10,96 15,78 165,25 66.364,48 148,73 59.728,03

2015 7,70 11,16 15,50 84,15 647,94 75,73 583,15

Tỉa thưa 50%

2015 358,51 10,98 14,70 154,50 55.390,74 139,05 49.851,67 Bạch

đàn 606,7 2014 203,18 9,75 14,20 117,68 23.910,71 105,91 21.519,64 2015 403,52 8,20 10,47 61,36 24.757,97 55,22 22.282,17

2021 Keo

lai 873,55 2014 29,61 11,01 15,90 84,01 2.487,68 75,61 2.238,91 Tỉa thưa 50%

2014 67,94 11,01 15,90 168,03 11.415,93 151,23 10.274,33

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận, tỉnh Bình Thuận (Trang 78 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)