Đánh giá quản lý rừng

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận, tỉnh Bình Thuận (Trang 41 - 49)

CHƯƠNG 3. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.2. Đánh giá quản lý rừng

3.4.2.1. Đánh giá QLRBV theo bộ tiêu chuẩn FSC (FM)

- Phạm vi đánh giá: đánh giá toàn diện công tác quản lý rừng (kể cả hoạt động sản xuất kinh doanh) thông qua các nguyên tắc, tiêu chí và chỉ số.

- Đánh giá tổng thể dựa trên sự tuẩn thủ trên cả 3 yếu tố: Kinh tế, xã hội và môi trường.

- Tiêu chuẩn sử dụng để đánh giá: Bộ Tiêu chuẩn tạm thời QLRBV- FSC của GFA phiên bản 1.0 (ngày 20/5/2010) gồm 10 nguyên tắc, 56 tiêu chí, 203 chỉ số.

Các nguyên tắc được cụ thể hoá bằng các tiêu chí và được thể hiện chi tiết bằng các chỉ số và các nguồn kiểm chứng. Nội dung đánh giá chi tiết theo 10 nguyên tắc được thể hiện cụ thể như sau [1]:

1) Nguyên tắc 1- Tuân thủ theo pháp luật và các nguyên tắc của tổ chức FSC (có 6 Tiêu chí và 13 Chỉ số).

2) Nguyên tắc 2- Quyền và trách nhiệm trong sử dụng đất (có 3 Tiêu chí và 11 Chỉ số).

3) Nguyên tắc 3- Các quyền của người bản địa (có 4 Tiêu chí và 11 Chỉ số).

4) Nguyên tắc 4- Các quan hệ Cộng đồng và các quyền của Công nhân lâm nghiệp (có 5 Tiêu chí và 25 Chỉ số).

5) Nguyên tắc 5- Các lợi ích từ rừng (có 6 Tiêu chí và 22 Chi số).

6) Nguyên tắc 6- Tác động môi trường (có 10 Tiêu chí và 44 Chỉ số).

7) Nguyên tắc 7- Kế hoạch quản lý và sử dụng đất đai (có 4 Tiêu chí và 19 Chỉ số).

8) Nguyên tắc 8- Giám sát và đánh giá (có 5 Tiêu chí và 17 Chỉ số).

9) Nguyên tắc 9- Duy trì rừng có giá trị bảo tồn cao (có 4 Tiêu chí và 10 Chỉ số).

10) Nguyên tắc 10- Rừng trồng (có 9 Tiêu chí và 31 Chỉ số)

Phương pháp đánh giá quản lý rừng thông qua ba kênh thông tin: đánh giá trong phòng, đánh giá ngoài hiện trường, tham vấn.

- Thu thập các thông tin về các yếu tố tác động đến quản lý rừng.

Hình 3.1. Sơ đồ khung đánh giá quản lý rừng tại CTLN Bình Thuận

Các điều kiện cơ bản của Công ty về đất đai, con người, tài chính,…

Đánh giá công tác QLRBV và chuỗi hành trình sản phẩm

- FM/CoC theo tiêu chuẩn FSC Bộ tiêu chuẩn QLRBV của

FSC gồm các Nguyên tắc, tiêu chí, chỉ số.

Các hoạt động sản xuất kinh doanh, Kế hoạch QLR BV của Công ty giai đoạn 2017 - 2022

Cơ chế, chính sách, luật định, quy định của Quốc tế, Việt Nam, tỉnh Bình Thuận và của địa phương ảnh hưởng đến quản lý rừng Công ty

Phát hiện các lỗi chưa phù hợp

Đề xuất giải pháp, lên kế hoạch khắc phục lỗi

Phương pháp đánh giá:

- Trong phòng - Hiện trường - Tham vấn

- Các bước cụ thể để đánh giá QLR:

Bước 1: Lập kế hoạch nội bộ ban đầu

Tổ chức cuộc họp nội bộ nhằm mục đích nắm bắt khái quát quá trình đánh giá; lên thời gian biểu và phân công nhiệm vụ các nhóm đánh giá; lập danh sách tổ chức cá nhân cần tham vấn; câu hỏi phỏng vấn; lịch phỏng vấn, đồng thời tiến hành lập danh sách hiện trường

Các chỉ số của mỗi tiêu chí cần được phân làm 4 loại theo phương pháp đánh giá:

- Loại 1: Những chỉ số chỉ có thể đánh giá trong phòng.

- Loại 2: Những chỉ số chỉ có thể đánh giá ngoài hiện trường.

- Loại 3: Những chỉ số cần kết hợp đánh giá trong phòng và hiện trường.

- Loại 4: Những chỉ số cần phỏng vấn các bên liên quan để đánh giá.

Ngoài ra, tổ đánh giá cũng cần chọn ra những tiêu chí hoặc chỉ số không áp dụng (hay không liên quan) đối với đơn vị. Những tiêu chí hoặc chỉ số này sẽ không được xem xét trong quá trình khảo sát đánh giá.

Bước 2: Đánh giá trong phòng

- Mời những người có liên quan đến công tác quản lý rừng cung cấp thông tin và trả lời các câu hỏi có liên quan do họ phụ trách.

- Tìm hiểu các văn bản, tài liệu, sổ sách có liên quan đến quản lý rừng, sản xuất kinh doanh và so sánh đối chiếu các văn bản, tài liệu với yêu cầu của bộ Tiêu chuẩn FSC của GFA

- So sánh nội dung các văn bản tài liệu đó với yêu cầu của bộ tiêu chuẩn của Việt Nam để có thể thấy những văn bản nào phù hợp hoặc chưa phù hợp, những tiêu chuẩn tiêu chí nào đã được thực hiện tốt hoặc chưa tốt và ở mức độ nào.

- Cách làm tốt nhất là đối chiếu từng tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ số với các tài liệu liên quan và phỏng vấn trực tiếp cán bộ phụ trách việc thực hiện các tiêu chuẩn - tiêu chí đó.

Bước 3: Tham vấn các bên liên quan

Sử dụng các câu hỏi đã được lập sẵn xoay quanh các vấn đề quản lý, sử dụng, bảo vệ rừng theo các tiêu chuẩn QLRBV của FSC, chuỗi hành trình sản phẩm để tham vấn các đối tượng sau:

- Nhóm môi trường: Phòng tài nguyên môi trường, các tổ chức bảo tồn...

- Cơ quan Nhà nước: Hạt kiểm lâm huyện, Tài chính, Thuế, UBND xã, các phòng ban chức năng của Công ty...

- Cộng đồng: dân cư sống quanh công ty, những hộ được giao đất lâm nghiệp liền kề, những hộ có tranh chấp đất đai với đơn vị.

Bước 4: Khảo sát hiện trường

Công việc này được tiến hành sau khi đã xem xét các kế hoạch quản lý ban đầu và tham vấn các bên liên quan, không tới hiện trường khi không đủ những thông tin cơ bản về các hoạt động quản lý rừng. Các tài liệu cần mang: bản đồ hiện trạng, các bản thiết kế trồng rừng, khai thác, vận chuyển...làm cơ sở so sánh. Ngoài ra, cần ghi chép đầy đủ các thông tin về địa điểm đến như: vị trí, thực trạng rừng, đặc điểm đặc trưng...Các công việc cần thực hiện như sau:

- Kiểm tra, đánh giá những việc thực hiện ngoài hiện trường có đúng như trong kế hoạch, quy trình hướng dẫn và báo cáo đã cung cấp hay không.

- Phỏng vấn công nhân, người nhận khoán, UBND xã, trưởng thôn, người dân địa phương...

* Lưu ý:

- Khi họp với cơ quan nhà nước cần bao quát các chủ đề pháp luật; sự tuân thủ của chủ rừng (quy định quản lý đất đai, nộp thuế, BHXH...); danh sách loài quý hiếm địa phương; danh sách hóa chất bị cấm hoặc hạn chế dùng.

- Khi họp với các tổ chức môi trường, cộng đồng cần bao quát vấn đề: những khu vực có tranh chấp; các trường hợp có tác động liên quan đến hoạt động của chủ rừng và tổ chức khác; xem xét những loài có nguy cơ bị đe doạ; hóa chất bị cấm;

kết quả nghiên cứu hiện tại có tác dụng gì với việc quản lý của chủ rừng...

- Câu hỏi đánh giá là những câu hỏi mở, không phải những câu hỏi dẫn dắt

không thay đổi chủ đề khi câu trả lời chưa rõ ràng. Khi hỏi cần kiên nhẫn và đưa cùng một câu hỏi cho nhiều người khác nhau (thu được ý kiến đa chiều cho cùng một sự việc). Để đạt được kết quả tốt tổ đánh giá thường phải có phương pháp khuyến khích người được phỏng vấn trả lời một cách cởi mở chân thành.

Bước 5: Cho điểm các nguyên tắc

Đánh giá kết quả sơ bộ cho mỗi nguyên tắc (chấm điểm, cung cấp bằng chứng). Định ra điểm số ban đầu cho các tiêu chí đánh giá, ngay trong quá trình thảo luận tại thực địa. Điểm được tổng hợp theo qui trình như sau:

Điểm bằng chứng chỉ số tiêu chí nguyên tắc Bảng 3.1. Hệ thống chấm điểm Mức độ thực

hiện

Điểm Ghi chú

Hoàn chỉnh 8,6 – 10 Việc thực thi rõ ràng, đẩy đủ, nổi bật Khá 7,1 – 8,6 Việc thực thi có triển vọng

Trung bình 5,6 – 7,0 Việc thực thi đúng

Kém 4,1 – 5,5 Thực thi yếu, cần cải thiện

Rất kém < 4,1 Thực thi yếu kém, không có triển vọng, không có thông tin

- Đối với các tiêu chí liên quan tới thu thập, lưu trữ các tài liệu, văn bản pháp luật; văn bản cam kết; bản đồ; các loại hợp đồng chiến lược phát triển; kế hoạch quản lý; các báo cáo; danh mục; quy ước....thực hiện cho điểm đánh giá trong phòng.

- Đối với các tiêu chí cần kiểm tra việc thực hiện có đúng với kế hoạch, quy trình hướng dẫn và báo cáo đã nêu trước đó hay không tiến hành cho điểm đánh giá ngoài hiện trường.

- Đối với các tiêu chí cần ý kiến của các bên liên quan với chủ rừng để kiểm tra tình hình quản lý của chủ rừng như thế nào; kiểm tra mối liên hệ giữa chủ thể và chủ rừng, mối quan tâm của chủ thể và những hoạt động quản lý của chủ rừng và

chủ rừng đã lý giải như thế nào để giải quyết tranh chấp hoặc làm rõ những mối liên hệ tiến hành cho điểm tham vấn.

Để đánh giá và cho điểm, người đánh giá sử dụng Phiếu đánh giá nguyên tắc tiêu chí và chỉ số QLRBV của GFA.

Mẫu phiếu 3.1. Phiêu đánh giá quản lý rừng theo tiêu chuẩn của FSC Ngày…….tháng…năm ….

Phiếu số:……….

Họ và tên nhóm đánh giá:………

Tiêu chí

Chỉ số

Nguồn kiểm chứng

Thực hiện Điểm số Nhận xét

TP HT TV TB (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) Trong đó:

(4) mô tả việc thực hiện chỉ số: đã thực hiện/chưa thực hiện như thế nào.

(5), (6), (7) là điểm số đánh giá trong phòng, hiện trường, tham vấn.

(8) là điểm trung bình

(9) mô tả nguyên nhân lỗi không tuân thủ, khả năng khắc phục hoặc ghi chỉ số không áp dụng,...

- Thảo luận những tiền đề, điều kiện và khuyến nghị liên quan đến điểm

+ Điều kiện tiền đề: là những cải thiện bắt buộc mà chủ rừng cần có trước khi chứng chỉ được cấp.

+ Điều kiện hiện tại: là những cải thiện bắt buộc mà chủ rừng phải thực hiện đầy đủ theo lịch cụ thể trong suốt quá trình cấp chứng chỉ trong 5 năm.

+ Khuyến nghị: những cải thiện do nhóm đánh giá gợi ý, mà không bắt buộc hoặc yêu cầu.

Bước 6: Xác định các lỗi chưa phù hợp

Sau khi đã thực hiện đánh giá trong phòng và đánh giá ngoài hiện trường, Tổ đánh giá sẽ họp để các nhóm trình bày kết quả đánh giá những tiêu chuẩn được phân công, thảo luận chung và đi đến kết luận có những nội dung nào của tiêu chuẩn chưa được chủ rừng thực hiện, tức là những lỗi chưa phù hợp, và đưa ra các

khuyến nghị khắc phục những lỗi đó. Việc này được thực hiện trên cơ sở tổ đánh giá so sánh những thông tin tư liệu đã thu nhận được trong quá trình đánh giá với bộ tiêu chuẩn của FSC. Những lỗi chưa phù hợp được chia làm 2 loại là lỗi lớn và lỗi nhỏ.

Lỗi lớn được xác định khi cả một nội dung của nguyên tắc, thường là phần lớn các tiêu chí không được thực hiện, điểm trung bình của các tiêu chí dưới 5,6. Ví dụ nguyên tắc yêu cầu chủ rừng phải xây dựng kế hoạch giám sát và đánh giá, nhưng việc này hoàn toàn chưa được chủ rừng thực hiện, và đây là một lỗi chưa phù hợp lớn, kèm theo đó sẽ có một khuyến nghị khắc phục được đề nghị.

Lỗi nhỏ được xác định khi có một phần của một nội dung nào đó của tiêu chuẩn, chẳng hạn như một số chỉ số (thích hợp đối với chủ rừng) chưa được thực hiện.

Mẫu phiếu 3.2. Kết quả tổng hợp lỗi cho Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận Họ tên người tổng hợp:...

Ngày...tháng...năm...

Nguyên tắc Tiêu chí Chỉ số Lỗi

Lớn Nhỏ

(1) (2) (3) (4) (5)

Bước 7: Lập kế hoạch khắc phục lỗi chưa phù hợp

Sau khi nhận được báo cáo chính thức của Tổ đánh giá, Công ty tiến hành họp cán bộ chủ chốt của đơn vị để phổ biến những phát hiện và khuyến nghị của tổ đánh giá, đồng thời xây dựng kế hoạch khắc phục những lỗi ghi trong báo cáo.

Bản kế hoạch phải đủ chi tiết, bao gồm các mục: những việc làm cụ thể, thời gian thực hiện, người chịu trách nhiệm thực hiện, và nguồn kinh phí vật tư cần thiết.

Một điểm quan trọng cần đặc biệt lưu ý là cần mời những người sẽ trực tiếp thực hiện kế hoạch tham gia xây dựng kế hoạch khắc phục lỗi để đảm bảo rằng kế hoạch sẽ sát với tình hình thực tế, có tính khả thi cao.

- Xác định những việc cần làm:

+ Chỉ khi xác định được thật cụ thể cần phải làm gì để khắc phục những lỗi chưa phù hợp thì mới có thể lên kế hoạch thực hiện những công việc đó.

+ Khối lượng công việc tuỳ thuộc lỗi chưa phù hợp là nhỏ hay lớn, đơn giản hay phức tạp. Vì những lỗi nhỏ là những khiếm khuyết chỉ có tính tạm thời, không hệ thống, tác động của nó chỉ giới hạn trong phạm vi nhỏ, nên việc khắc phục thường có thể được tiến hành nhanh gọn và ít tốn kém. Những lỗi chưa phù hợp lớn là những khiếm khuyết liên tục tiếp diễn trong thời gian dài, có tính hệ thống, có tầm ảnh hưởng lớn trên một đơn vị diện tích quản lý. Việc khắc phục những lỗi chưa phù hợp lớn thường mất nhiều thời gian và kinh phí, đòi hỏi thời gian dài, cần thiết phải thuê đơn vị tư vấn.

- Kế hoạch thời gian:

+ Cố gắng tối đa định lượng công việc để trên cơ cở đó có kế hoạch thời gian hợp lý khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc.

+ Trường hợp có các lỗi chưa phù hợp lớn thì phải xác định các ưu tiên và phân thành các giai đoạn thực hiện.

- Người chịu trách nhiệm thực hiện, kinh phí, vật tư.

+ Mỗi công việc đều phải có người chịu trách nhiệm thực hiện. Nếu là công việc liên quan đến nhiều bộ phận, cần nhiều người thực hiện, thì phải có người cầm đầu, chịu trách nhiệm chính.

+ Đối với mỗi công việc cần xác định rõ cần bao nhiêu người làm, kể cả thuê chuyên gia, bao nhiêu kinh phí, vật tư, lấy từ nguồn nào, vào thời gian nào, và ai chịu trách nhiệm cung ứng. Chuyên gia ngoài, nhất là những chuyên gia đã từng tham gia các chương trình cải thiện quản lý rừng vì mục tiêu CCR FSC có thể giúp tính toán việc này rất hiệu quả.

- Thực hiện kế hoạch:

+ Kế hoạch đã lập xong phải gửi cho các bộ phận liên quan và các cá nhân được giao trách nhiệm thực hiện kế hoạch. Đối với những công việc nhỏ lẻ, do một vài người thực hiện thì thường không gặp trở ngại gì đáng kể, nhưng việc thực hiện

những công việc lớn, phức tạp thường liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau và nhiều khi phải qua những thủ tục vật tư tài chính phức tạp.

Mẫu phiếu 3.3. Mẫu biểu khắc phục lỗi chưa phù hợp

Bước 8: Viết báo cáo đánh giá

3.4.2.2. Đánh giá chuỗi hành trình sản phẩm (CoC).

Phương pháp đánh giá và hệ thống cho điểm của đánh giá chuỗi hành trình sản phẩm tương tự với phương pháp đánh giá quản lý rừng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận, tỉnh Bình Thuận (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)