Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La theo hướng sản xuất bền vững (Trang 50 - 55)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện mai sơn, tỉnh Sơn La

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Trong những năm qua, cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và cả nước, huyện Mai Sơn đã có những bước phát triển đáng kể ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực từ nông nghiệp đến công nghiệp - xây dựng và thương mại. Trong giai đoạn 2012 - 2017 tốc độ tăng trưởng kinh tế của

huyện được duy trì ổn định, tăng trưởng khá, cơ bản đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch. Trong năm 2019 tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện đạt 9.540,29 tỷ đồng (giá hiện hành). Thu nhập bình quân đầu người đạt 30,2 triệu đồng/ năm. Theo số liệu của UBND huyện Mai Sơn (2019) trong cơ cấu kinh tế của huyện Mai Sơn năm 2019 lĩnh vực Nông - Lâm - Thủy sản chiếm tỷ trong không cao chỉ còn 23,55%.

Hình 3.2. Cơ cấu kinh tế huyện Mai Sơn năm 2019 a. Sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp

Trong những năm qua, sản xuất nông lâm nghiệp phát triển khá, đã phát huy tiềm năng, lợi thế cả huyện với thị trường. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng theo hướng tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt; chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tăng tỷ trọng cây công nghiệp có giá trị kinh tế, giảm tỷ trọng cây lương thực trên đất dốc và cây ngắn ngày hiệu quả kinh tế thấp.

- Trồng trọt

Trồng trọt vẫn là ngành sản xuất quan trọng của huyện được định hướng phát triển theo hướng thâm canh tăng vụ, tăng năng suất, tăng hiệu quả

kinh tế, cải thiện phương thức sản xuất, áp dụng các loại kỹ thuật mới, giống mới vào sản xuất.

Năm 2019, tổng diện tích đất trồng cây lương thực (gồm lúa, ngô) của huyện là 26.087 ha, tổng sản lượng lương thực đạt 109.346 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt 690 kg/người. Nhìn chung, năng suất của các loại cây lương thực qua các năm có tăng nhưng không đáng kể.

Bảng 3.2. Sản phẩm chủ yếu ngành trồng trọt huyện Mai Sơn giai đoạn 2015 - 2019

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2015 Năm 2017 Năm 2019 1. Cây lương thực có hạt (lúa đông xuân, lúa mùa, lúa nương, ngô)

Diện tích Ha 26.968,0 26.087,0 17.530,0

Sản lượng Tấn 79.965 109.346 73.502

2. Cây chất củ có bột (sắn, khoai lang, khoai sọ, dong riềng)

Diện tích Ha 3.335,0 3.637,0 4.640,0

Sản lượng Tấn 61.210,0 63.234,5 77.734,0

3. Cây rau đậu

Diện tích Ha 4.237,0 1.310,0 1.376,0

Sản lượng Tấn 277.689,0 6.405,2 16.573,0

4. Mía

Diện tích Ha 4.237,0 6.085,0 5.980,0

Sản lượng Tấn 277.689,0 417.443,0 406.694,0

5. Cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su)

Diện tích Ha 5.982 6.776,0 6.843,0

Sản lượng Tấn 7.397,0 7.355,0 11.356,0

6. Cây ăn quả (nhãn, xoài, chuối, cây có múi, vải thiều, na, mơ, mận hậu)

Diện tích Ha 1.389,0 2.804,0 3.278,0

Sản lượng Tấn 4.094,0 5.603,0 31.680,0

+ Cây chất củ có bột gồm có sắn, khoai lang, khoai sọ, dong riềng. Từ năm 2015 - 2019, diện tích gieo trồng tăng từ 3.637,0 ha giảm năm 2017 nhưng lại tăng lên đến 4.640,0 ha năm 2019. Diện tích tăng dẫn đến sản lượng tăng mạnh từ 61.210,0 tấn lên 77.734,0 tấn do năng suất và diện tích đều tăng.

+ Cây rau đậu các loại diện tích và sản lượng giảm mạnh qua các năm từ 2015 - 2016. Đến năm 2019 diện tích rau đậu chỉ còn 1.310,00 ha, giảm rất

nhiều so với giai đoạn trước nhưng sản lượng đạt 6.405,2 tấn, giảm không đáng kể. Đến năm 2019 diện tích rau đậu tăng không nhiều lên khoảng 1376,00 ha nhưng sản lượng lại tăng vọt lên đến 16.573,0, do năng suất rau tăng rất nhiều so với giai đoạn trước. Diện tích trồng rau đậu giảm do bị chuyển sang trồng một số loại cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao hơn.

- Chăn nuôi

Ngành chăn nuôi đã góp một phần đáng kể trong công tác xóa đói, giảm nghèo ở huyện. Chăn nuôi được khuyến khích phát triển theo hướng sản xuất bền vững, từng bước hình thành vùng chăn nuôi chăn thả và bán chăn thả tại các xã khu vực vùng núi đất.

Bảng 3.3. Thực trạng phát triển đàn gia súc, gia cầm huyện Mai Sơn giai đoạn 2015 – 2019

ĐVT: con

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019 1 Tổng đàn trâu Con 13.553 13.355 13.017 12.406 11.802 2 Tổng đàn bò Con 19.442 23.552 23.663 27.899 28.771 3 Tổng đàn lợn Con 73.571 109.277 98.473 111.377 98.565 4 Tổng đàn dê Con 25.410 30.197 30.256 30.662 30.300

5 Tổng đàn ngựa Con 458 58 43 51 47

6 Tổng đàn gia cầm 1.000

con 704 964 1.175 1097 1223 Tổng đàn trâu, bò, lợn, dê, ngựa, gia cầm có sự thay đổi không đều trong những năm gần đây. Năm 2019, huyện có 11.802 con trâu, giảm dần từ năm 2017, 28.771 con bò, 98.565 con lợn, giảm mạnh so với năm 2018 do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi, 30.300 con dê, 47 con ngựa và 1.223.000 con gia cầm. Tuy nhiên, đàn gia súc, gia cầm chủ yếu nuôi phân tán ở các hộ gia đình, phục vụ nhu cầu sức kéo và thực phẩm trên địa bàn huyện, chưa phát triển chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, gia trại (Chi cục Thống kê huyện Mai Sơn, 2019).

- Sản xuất lâm nghiệp

Diện tích đất lâm nghiệp của huyện có khoảng 51.484,0 ha, độ che phủ rừng đạt 45%. Diện tích rừng tự nhiên 49.278 ha, rừng trồng 2.206 ha năm 2019. Rừng trồng mới năm 2019 là 149 ha, trong đó chủ yếu là rừng phòng hộ với 147 ha, rừng sản xuất 38,0 ha và rừng đặc dụng 4,0 ha.

- Nuôi trồng thủy sản

Ngành nuôi trồng thủy sản của huyện đã tận dụng được mặt nước ao hồ, đập và chính sách đầu tư trợ giá, trợ cước vận chuyển thủy sản giống theo quyết định của tỉnh. Các giống cá nuôi chủ yếu là cá Chép, cá Trắm cỏ, các Rô phi, còn lại là các giống cá tự nhiên. Năm 2019, giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 24.547 triệu đồng. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn huyện năm 2019 là 352 ha, sản lượng đạt 578 tấn.

b. Ngành công nghiệp xây dựng

Về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công: Được duy trì và phát triển, tốc độ tăng trưởng khá; từng bước tháo dỡ khó khăn tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương. Phối hợp với các sở ngành của tỉnh hoàn thành việc xây dựng quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn.

3.1.2.2. Nguồn nhân lực - Dân số

Theo số liệu thống kê năm 2019 toàn huyện Mai Sơn có 39.016 hộ với 164.436 khẩu. Đây là huyện có dân số đứng thứ 4 trong tỉnh (sau huyện Mộc Châu, Thuận Châu và thành phố Sơn La). Quy mô trung bình 4,2 khẩu/hộ; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện là 1,35%.

Về dân tộc, toàn huyện có 6 dân tộc chính cùng chung sống, bao gồm:

dân tộc Thái chiếm tỷ lệ cao nhất với 55,62% dân số toàn huyện; dân tộc

Mông chiếm 7,42%; dân tộc Kinh chiếm 30,53%; dân tộc Sinh Mun chiếm 3,23%; dân tộc Mường chiếm 0,65%; dân tộc Khơ Mú chiếm 2,49%. Tỷ lệ gia tăng dân số trong giai đoạn 2012-2019 là 1,25%.

- Lao động việc làm

Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân năm 2019 là 65,225 nghìn người, chiếm 41,83% tổng dân số. Trong đó, lao động nông nghiệp là 50,895 nghìn người (chiếm 78,03%), lao động công nghiệp - xây dựng là 3,098 nghìn người (chiếm 4,75%) và lao động dịch vụ là 11,232 nghìn người (chiếm 17,22%). Nguồn lao động trẻ chiếm tỷ trọng cao, một mặt là lợi thế cho việc phát triển kinh tế - xã hội địa phương, mặt khác cũng tạo sức ép đối với xã hội như công tác giáo dục - đào tạo, giải quyết việc làm, nhu cầu sinh hoạt.

3.1.2.3. Hạ tầng giao thông

- Hệ thống giao thông đường bộ: Trên địa bàn huyện có 3 tuyến (QL6, QL37, QL4G) với tổng chiều dài 85 km. Tỉnh lộ: có 5 tuyến (TL103, 109, 110, 113, 117) nối liền các trung tâm kinh tế, văn hóa của huyện với các huyện lân cận với tổng chiều dài 115 km. Đường huyện, xã, đô thị: Tổng chiều dai gần 544 km, với 143 tuyến đường bao gồm các tuyến đường nối mạng lưới giao thông tỉnh lộ, quốc lộ tới các trung tâm xã.

- Hệ thống giao thông vận tải đường thủy:

Cùng với hệ thống giao thông đường bộ, Mai Sơn còn khoảng 25 km đường sông (sông Đà) với cảng chính là cảng Tà Hộc. Hệ thống giao thông đường thủy đã giúp cho nhân dân trong vùng dọc sông trao đổi các nông sản, bền vững với bên ngoài rất kịp thời và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La theo hướng sản xuất bền vững (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)