Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất bền vững huyện Mai Sơn
3.2.3. Các loại sử dụng đất nông nghiệp huyện Mai Sơn
a. Các loại và kiểu sử dụng đất nông nghiệp của huyện Mai Sơn
Mai Sơn được biết đến là vùng đất thích hợp với nhiều loại cây trồng và nhiều loại sử dụng đất khác nhau. Hệ thống cây trồng trên địa bàn huyện rất phong phú và đa dạng. Qua điều tra thu thập, nghiên cứu các tài liệu tổng hợp từ phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các phòng ban liên quan của huyện Mai Sơn cùng với kết quả điều tra trực tiếp từ các hộ cho thấy trên địa bàn huyện có 06 loại sử dụng đất (LUT) với 18 kiểu sử dụng đất.
Các loại sử dụng đất của huyện có các đặc điểm sau:
LUT1: Chuyên lúa: gồm 3 kiểu sử dụng đất là: lúa xuân - lúa mùa, lúa mùa và lúa nương.
+ Kiểu sử dụng đất lúa xuân - lúa mùa: phân bố chủ yếu trên đất phù sa ở các xã thuộc tiểu vùng 1 và khu vực ven sông Đà, tại những nơi có địa hình tương đối bằng phẳng hoặc bậc thang, điều kiện tưới tiêu bán chủ động nguồn nước tưới từ các khe, có nước chảy từ trên núi xuống hoặc được phân bố từ các phai, đập giữ nước chảy từ các suối. Theo số liệu thống kê của Phòng nông nghiệp và PTNT huyện Mai Sơn các giống chính được sử dụng là nếp 87, nếp 98 năng suất trung bình đạt 52,7 tạ/ha.
+ Kiểu sử dụng đất 1 vụ lúa mùa: thường trồng trên những vùng đất thiếu nước vụ xuân, chỉ trồng được vụ mùa (chủ yếu trên các ruộng bậc thang canh tác nhờ nước trời). Năng suất lúa cao, đạt trung bình 50,24 tạ/ha.
+ Kiểu sử dụng đất 1 vụ lúa nương: trồng vào vụ mùa, phân bố chủ yếu ở các xã tiểu vùng 2 đất có độ dốc lớn, địa hình bị chia cắt mạnh, chủ yếu là trên loại đất đỏ vàng trên đá phiến sét. Đây là kiểu sử dụng đất mang tính chất truyền thống của đồng bào dân tộc vùng cao. Năng suất lúa không cao trung bình đạt 27,88 tạ/ha, song ít gặp rủi ro khi có những biến động về thời tiết, đồng thời đảm bảo ổn định nhu cầu lương thực cho người dân. Phân bón được dùng chủ yếu là phân hóa học, tro đốt thảm thực vật hoang trên đất khi làm đất; chi phí giống, thuốc bảo vệ thực vật không nhiều, đầu tư sản xuất thấp, đây cũng là lý do mà những nông hộ thu nhập thấp, ít lao động thường lựa chọn kiểu sử dụng đất này.
Bảng 3.6. Các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu của huyện Mai Sơn năm 2019
ĐVT: ha
Loại sử dụng
đất (LUT) Kiểu sử dụng đất Diện tích, (ha)
Tổng TV1 TV2
LUT 1: Chuyên lúa
1. Lúa xuân - lúa mùa 1131,0 574,9 556.1
2. Lúa mùa (lúa nước) 488,0 0 488,0
3. Lúa nương (vụ mùa) 2.778,0 120,3 2.657,7
|Tổng LUT 1 4397,0 695,2 3.701,8
LUT 2: Lúa - Màu
4. Lúa mùa - ngô thu đông 492,0 492,0 0 5. Lúa nương - dưa mèo 787,8 115,4 672,4
|Tổng LUT 2 1.279,8 607,4 672.4
LUT 3: Chuyên rau màu
6. Rau các loại 484,0 310,0 174,0
7. Ngô hè 19.661,0 11.676,7 7.931,3
8. Dong riềng 160,0 0 160,0
9. Đậu tương - đậu xanh 135,0 28,0 107,0
|Tổng LUT 3 20.440,0 12.014,7 8.372,3
LUT 4: Cây ăn quả
10. Mận hậu 154,0 0 154,0
11. Nhãn 1.139,0 902,0 237,0
12. Xoài 891,0 739,0 152,1
13. Bưởi 135,0 112,0 23,0
14. Na 119,0 0 119,0
|Tổng LUT 4 2.438,0 1.753,0 685,1
LUT 5: Cây công nghiệp hàng năm
15. Sắn 3.450,0 911,6 2.538,4
16. Mía 6.085,0 5.382,0 703,0
Tổng LUT 5 9.535,0 6.293,6 3.241,4 LUT 6: Cây
công nghiệp lâu năm
17. Cao su 345,0 345,0 0
18. Cà phê 6.353,0 2.009,5 4.343,5
Tổng LUT 6 6.698,0 2.354,5 4.343,5
Tổng 44.787,8 23.718,4 21.069,4
(LUT2: lúa – màu) Loại sử dụng đất Lúa - màu ít gặp rủi ro về biến động của thời tiết, đồng thời đảm bảo ổn định nhu cầu lương thực, thực phẩm và đáp ứng được thức ăn chăn nuôi trong gia đình. Trong cơ cấu phân bón đa phần là phân hóa học, tàn dư thực vật được cày vùi và phân chuồng. Đây cũng là loại sử dụng đất khá phù hợp với tập quán canh tác của địa phương.
Kiểu sử dụng đất lúa mùa - ngô thu đông chỉ có ở những khu ruộng vùng thấp, nơi đất có độ ẩm tương đối cao hơn (tiểu vùng 1). Chủ yếu được áp dụng trong các vùng đất trồng 01 vụ lúa nhờ nước trời (vụ mùa). Kiểu sử dụng đất lúa nương - dưa mèo được canh tác trên đất dốc có độ dốc từ 150 - 250, địa hình cao, không chủ động nước tưới, phụ thuộc vào nước trời, phân bố chủ yếu ở tiểu vùng 2 của huyện.
LUT3: Chuyên rau - Màu
LUT 3 chiếm diện tích lớn nhất trong các LUT, với 20.490,0 ha, chiếm
tới 20,27% diện tích đất nông nghiệp của huyện. LUT 3 gồm 5 kiểu sử dụng đất phân bố chủ yếu trên đất có độ dốc từ 200 trở lên, phân bố ở tất cả các xã của huyện; riêng kiểu sử dụng đất chuyên rau phân bố chủ yếu ở các khu vực thung lũng, có khả năng tưới chủ động.
+ Kiểu sử dụng đất chuyên rau: Các loại rau thường trồng là rau cải mèo, cải ngọt, bắp cải, đậu cô ve, đậu đũa, hành, cà chua... Rau được trồng nhiều ở các xã của tiểu vùng 1 như Hát Lót, Mường Bon, Cò Nòi. Ở các vùng này đã thành lập tổ hợp tác tuy nhiên diện tích còn rất khiêm tốn do khó khăn về đầu ra của sản phẩm. Đậu xanh đậu đen, đậu tương là các loại được người dân trồng nhiều nhưng chủ yếu là sử dụng cho nhu cầu tại chỗ và phục vụ chăn nuôi hộ gia đình.
+ Kiểu sử dụng đất chuyên ngô chiếm diện tích khá lớn với 19.691 ha, chiếm tới hơn 95% diện tích LUT 3. Ngô chủ yếu được gieo trồng trên đất dốc vào tháng 4, tháng 5 hàng năm (phụ thuộc vào mùa mưa đến sớm hay đến muộn) và thu hoạch vào tháng 7 tháng 8; thời gian sinh trưởng từ 100 - 130 ngày với các giống ngô chủ yếu là DK 8868, LVN 25, DK 9901, DK 9955, CP 999, CP 333, NK 6654, LVN 10. Ở một số vùng thung lũng nơi đất ẩm hơn có thể trồng được vụ ngô thu nhưng diện tích rất ít.
+ Kiểu sử dụng đất dong riềng được trồng trên đất dốc thuộc tiểu vùng 2, chủ yếu là dựa theo kinh nghiệm và canh tác theo phương thức truyền thống, không sử dụng biện pháp bảo vệ đất với các loại giống DR1, DR3, DR49, DCNR, năng suất khoảng 492,78 tạ/ha. Hiện diện tích trồng không còn nhiều, khoảng 160 ha.
LUT 4: Cây ăn quả
Diện tích cây ăn quả có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây.
Cây ăn quả ở huyện Mai Sơn rất đa dạng nhưng chỉ có một số cây với diện tích lớn và được trồng tương đối tập trung là nhãn, xoài và bưởi. Trong đó,
nhãn và xoài chiếm diện tích lớn nhất (1.139 ha và 891 ha). Năm 2019 diện tích nhãn cho thu hoạch khoảng 717 ha cho sản lượng ổn định. Hiện nay, nhiều hộ dân đã biết áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất như: tỉa cành, ghép mắt.. để chăm sóc cây trồng, từ đó giúp nâng cao năng suất.
+ Xoài: Diện tích trồng xoài của huyện năm 2019 là 891,0 ha Các giống xoài được trồng chủ yếu là các giống xoài lai, xoài ghép như ĐL4 (Đài Loan), VRQ-XX1 (Thái Lan), R2E2 (Úc). Cây xoài phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện, sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất trung bình đạt 85,34 tạ/ha, chất lượng tốt mang lại hiệu quả kinh tế cao. Xoài cũng là một loại cây ăn quả được người dân trồng khá nhiều trên địa bàn huyện và đã hình thành những vùng sản xuất quy mô lớn, sản lượng năm 2017 đạt gần 1.300 tấn. Chất lượng xoài cao, đã xuất khẩu sang một số nước nhưng chưa nhiều.
+ Bưởi: hiện nay bưởi da xanh đang được phát triển (diện tích trồng hiện nay là 135,00 ha) nhưng diện tích cho thu hoạch ổn định chỉ mới được 3,0 ha. Hiệu quả kinh tế chưa được khẳng định.
+ Mận hậu có diện tích 154 ha tuy nhiên mới chỉ có 23 ha được thu hoạch do chủ yếu mới được trồng trồng từ năm 2016 trở lại đây. Tổng sản lượng năm 2019 mới chỉ đạt 78 tấn nhưng chất lượng và mẫu mã quả không được như mận hậu của Mộc Châu vì thế giá bán cũng không cao.
+ Na: Năm 2019 diện tích na của Mai Sơn là 119 ha tập trung chủ yếu ở các khi vực đất đỏ nâu hình thành trên đá vôi ở tiểu vùng 2. Huyện cũng có chủ trương phát triển cây na nhưng hiện tại mới chỉ có 79 ha cho thu hoạch diện tích còn lại mới trồng trong năm 2019. Tuy na có chất lượng tốt nhưng điều kiện vận chuyển khó khăn, kỹ thuật bảo quản chưa tốt cũng là một yếu tố hạn chế để phát triển loại cây này.
LUT5: Cây công nghiệp hàng năm
LUT 5 có 9.525,00 ha, chiếm 19,32% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Gồm 2 kiểu sử dụng đất chính.
+ Canh tác sắn chiếm hơn 30% diện tích của LUT 5. Thường sử dụng giống sắn KM60, KM94, KM987, KM9805, KM160, SC205 và một số giống sắn địa phương được trồng chủ yếu trên nhóm đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, đất vàng nhạt trên đá cát; chu kỳ sinh trưởng trong vòng một năm, có khả năng chịu lạnh và khô hạn tốt. Thời vụ trồng vào tháng 2 - 3, thu hoạch vào cuối năm, năng suất khoảng 301,56 tạ củ tươi/ha. Năm 2017 diện tích trồng sắn toàn huyện là 3.440 ha, chủ yếu được canh tác tại tiểu vùng 2.
+ Cây mía: Có diện tích 6.085,0 ha, chủ yếu trồng trên đất đồi núi thấp, tại tiểu vùng 1 như Cò Nòi, Hát Lót, Mường Bon đã hình thành những vùng trồng mía tập trung đáp ứng nguyên liệu cho công ty cổ phần mía đường Sơn La. Năng suất bình quân đạt 572,12 tạ/ha với các giống mía chủ yếu là ROC10, ROC22. Tiểu vùng 2 mía chủ yếu được trồng trong các vườn tạp trong các hộ gia đình, năng suất trung bình đạt 500,00 tạ/ha. Sản xuất chủ yếu phục vụ nhu cầu dân cư trên địa bàn.
LUT6: Cây công nghiệp lâu năm
LUT 6 có khoảng 6753,00 ha, chiếm 13,70% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Gồm 3 kiểu sử dụng đất chính.
- Kiểu sử dụng đất trồng cao su có 345 ha phân bố chính tại xã Mường Bon và các xã thuộc tiểu vùng 1. Do thời tiết rét đậm rét hại, sương muối vào năm 2012 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng và phát triển của cây.
Hiện nay cây cao su đang không được đồng tình phát triển của người dân tại địa phương.
- Kiểu sử dụng đất trồng cà phê trên đất dốc của huyện, diện tích năm 2019 là 6353 ha, chiếm 94,08% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, tập trung ở các xã Chiềng Ban, Chiềng Mung, Chiềng Mai thuộc tiểu vùng 2. Tuy nhiên do không được chăm sóc đúng kỹ thuật nên năng suất cà phê bình quân toàn huyện chỉ đạt khoảng 8 - 9 tấn quả tươi/ha (tương đương 1,36 tấn cà phê
nhân/ha/vụ). Có 5.316,00 ha cho thu hoạch vào năm 2019. Sản lượng cà phê năm 2019 là 7.232,0 tấn cà phê nhân.
LUT 7: Nuôi trồng thủy sản
Diện tích NTTS của huyện là 533,41 ha, phân bố rải rác khắp các xã trong huyện. Trong số 533.41 ha mặt nước chỉ có 327 ha nuôi có cho ăn, còn lại là hình thức quảng canh (cá tận dụng thức ăn tự nhiên). Cá nuôi các loài cá thông thường như trắm, trôi, mè, tận dụng các ao hồ trong khuôn viên hộ gia đình, năng suất thấp, phục vụ nhu cầu tiêu dùng là chính.
LUT 8: Rừng
Diện tích đất lâm nghiệp của huyện khá lớn, với 51.186,80 ha, chiếm tới 50,62% diện tích đất nông nghiệp của huyện. Rừng có 02 loại: rừng phòng hộ và rừng trồng. Diện tích rừng trồng tập trung chủ yếu ở tiểu vùng 2, tuy lớn nhưng không mang lại hiệu quả kinh tế cao do trên địa bàn không có nhà máy chế biến gỗ, đường giao thông ở tiểu vùng 2 tương đối khó khăn nên chi phí vận chuyển cao.