Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Đánh giá thích hợp đất đai phục vụ sản xuất nông sản bền vững
3.3.2. Đánh giá thích hợp đất đai với các LUT bền vững
Kết quả đánh giá cho thấy trên địa bàn huyện Mai Sơn có 5 LUT và 6 kiểu sử dụng đất chính có triển vọng sản xuất bền vững là: Ngô, xoài, nhãn, mía, sắn và cà phê chè. Để có thể quy hoạch vùng chuyên canh và định hướng phát triển bền vững rất cần đánh giá thích hợp đất đai cho các LUT này, gồm:
LUT chuyên màu (ngô); LUT cây công nghiệp hàng năm (mía, sắn); LUT cây công nghiệp lâu năm (cà phê chè); LUT cây ăn quả (nhãn, xoài).
3.3.2.1. Xác định yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất bền vững Yêu cầu sử dụng đất của các LUT sẽ là cơ sở cho việc so sánh, đối chiếu với chất lượng đất của các đơn vị đất đai (LMUs) từ đó xác định được các mức thích hợp của các loại sử dụng đất và các kiểu sử dụng đất cho từng tiểu vùng. Các chỉ tiêu và yêu cầu sử dụng đất đai của các LUT được xác định dựa trên cơ sở tham khảo kết quả nghiên cứu của FAO (1998), và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2009).
Bảng 3.26. Yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất bền vững
LUT Mức độ thích hợp
Loại đất (G)
Thành phần cơ
giới (T)
Độ dày tầng đất
(De)
Độ dốc (Sl)
Độ cao tuyệt đối
(H)
Chế độ tưới
(Ir) Ngô
S1 4,8 2 2,3 1,2 1 1
S2 5,6 3 - 3 2 2
S3 1,2,3,7,9 1 1 4,5 3 -
N - - - 6 - -
Mía
S1 4 2 3 1 1 1
S2 2,5,7 3 2 2 2 2
S3 1,6,8,9 1 - 3 - -
N 3 - 1 4,5,6 3 -
Cà phê chè S1 4 3 3 1,2 - 1
S2 2,5,7 2 2 3 2 -
S3 - - - 4 1 2
N 1,3,6,8,9 1 1 5,6 3 -
Sắn
S1 2,4,5,7,9 2 2,3 2 1 1
S2 1,6 1 - 1,3 2 -
S3 3 3 - 4,5 3 2
N 8 - 1 6 - -
Cây ăn quả (xoài, nhãn)
S1 2,4,7 2 3 1,2 1 1
S2 5,6,8 3 2 3 2 2
S3 1 1 - 4 3 -
N 3,9 - 1 5,6 - -
3.3.2.2. Đánh giá thích hợp đất đai hiện tại cho các loại sử dụng đất bền vững của huyện Mai Sơn
Trên cơ sở bản đồ đơn vị đất đai, yêu cầu sử dụng đất của 5 LUT được lựa chọn, tiến hành phân hạng thích hợp đất đai cho các LUT bền vững. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.27.
Bảng 3.27. Tổng hợp diện tích phân hạng thích hợp các LUT của huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
LUT
Hạng thích hợp
Diện tích
(ha)
Cơ cấu (%)
Đơn vị đất đai (LMU)
Ngô hè
S2 16.234,44 11,97 57, 60, 61, 67-71, 74-76, 78-81, 84-86, 108-110
S3 79.799,09 58,85
1-3,5-9, 12-14, 16-22, 26-30, 32, 34-38, 41-46, 49-52, 55, 56,58-59, 62-66, 7273, 77, 82, 83, 87-97, 100-103, 105-106, 111-114
N 39.446,46 29,18 4, 10,11,15,23-25, 31, 33, 39-40, 47, 48, 53, 54, 98, 99, 104, 107
Mía S2 11.731,0 8,65 12, 16, 26, 32, 57, 67, 69, 70, 74, 75, 78, 79, 100, 101
LUT
Hạng thích hợp
Diện tích
(ha)
Cơ cấu (%)
Đơn vị đất đai (LMU)
S3 23.715,36 15,48 5,6, 13, 27, 28, 60-62,68, 71, 76, 80-86, 91-93,102, 108-110, 112-114
N 102.887,28 75,87
1-4,7-11,14,15,17-25,29-31, 33-56, 58, 59, 63-66,72,73,77,87-90, 94-99,103 107, 111
Cà phê chè
S3 32.060,04 23,64 12,13,16,26-29,32, 57, 60,61, 67-71, 74-80,100-102
N 103.544,46 76,36 1-11,14,15,17-25,30,31,33-56, 58,59, 62-66,72,73,81-99,103-114
Sắn
S2 886,68 0,65 81-85, 112
S3 47.806,73 35,25 5, 6, 12-14, 16, 26-30, 32, 41-46, 49, 55
57,60-62,67-71,74-80,91-93,100-103,113, 114
N 86.911,08 64,10
1-4,7-11,15,17-25,31,33-40,47,48,50-54, 58, 59, 63-66, 72, 73, 81-90, 94-99, 104-112
Cây ăn quả (nhãn và xoài)
S2 31.651,92 23,34 12, 13, 16, 26-28, 32, 57, 60, 61, 67-71, 74-76, 78-81, 84-86, 100-102, 108-110 S3 5.089,34 3,75 5, 6, 29, 62, 77, 82, 83, 91-93
N 98.863,24 72,91
1-4, 7-11, 14-15, 17-25, 30-31, 33 56,58-59, 62-66, 72-73, 87-90, 94-99, 103-107, 111-114
Có thể thấy, do hạn chế về điều kiện đất đai, điều kiện tưới tất cả các kiểu sử dụng đất đều không có hạng rất thích hợp S1 chỉ có hạng thích hợp S2 và ít thích hợp S3. Cụ thể như sau:
* LUT Ngô 1 vụ
- Mức thích hợp S2: Có 21 LMU đáp ứng mức độ thích hợp này với diện tích 16.234,44 ha chiếm tỉ lệ 11,97% tổng diện tích đất điều tra của huyện;
- Mức thích hợp S3: Có 74 LMU đáp ứng mức độ thích hợp này với diện tích 79.799,09 ha chiếm tỉ lệ 58,85 % tổng diện tích đất điều tra của huyện.
* LUT Mía
- Mức thích hợp S2: Có 14 LMU đáp ứng mức độ thích hợp S2 với diện tích 11.731,0 ha chiếm 8,65 % diện tích khảo sát;
- Mức thích hợp S3: Có 28 LMU đáp ứng mức độ thích hợp này với diện tích 23.715,36 ha chiếm tỉ lệ 17,49% tổng diện tích đất điều tra của huyện.
* LUT Cà phê chè
- Mức thích hợp S3: Có 26 LUT đáp ứng mức độ thích hợp này với diện tích 32.060,04 ha chiếm tỉ lệ 23,64% tổng diện tích đất điều tra của huyện.
* LUT Sắn
- Mức thích hợp S2: Có 6 LMUs đáp ứng mức độ thích hợp này với diện tích 886,7 ha chiếm tỉ lệ 0,65% tổng diện tích đất điều tra của huyện;
- Mức thích hợp S3: Có 47 LMUs đáp ứng mức độ thích hợp này với diện tích 47.806,73 ha chiếm tỉ lệ 35,25% tổng diện tích đất điều tra của huyện.
* LUT cây ăn quả:
- Mức thích hợp S2: Có 31 LMU đáp ứng mức độ thích hợp này với diện tích 31.651,92 ha chiếm tỉ lệ 23,34% tổng diện tích đất điều tra của huyện;
- Mức thích hợp S3: Có 10 LMU đáp ứng mức độ thích hợp này với diện tích 5.089,34 ha chiếm tỉ lệ 3,75% tổng diện tích đất điều tra của huyện.
3.3.2.3. Đánh giá thích hợp đất đai tương lai cho các loại sử dụng đất bền vững của huyện Mai Sơn
Trong tất cả các yếu tố phân hạng thích hợp đất đai dùng để phân hạng cho đất đai của huyện Mai Sơn có thể thấy chỉ có yếu tố chế độ tưới là có thể cải thiện. Tuy nhiên thực tế cho thấy, Mai Sơn là huyện vùng núi, địa hình chia cắt, việc chủ động tưới cho diện tích lớn là khó khả thi. Hiện tại người dân chỉ đầu tư tưới cho các cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao và rất cao
(trừ lúa do đảm bảo an ninh lương thực). Để thu được lợi nhuận tăng thêm từ đầu tư hệ thống tưới cho các cây trồng bền vững của huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La chỉ nên tập trung đầu tư thêm hệ thống tưới cho các cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì đất dốc là chủ yếu nên thực tế chỉ có phương thức tưới nhỏ giọt là khả thi nhất, các phương thức tưới khác đều khó thực hiện được. Hiện tại nhiều hộ dân đã đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt cho các vườn cà phê và cây ăn quả trồng mới. Khi chủ động được nước tưới, diện tích đất nông nghiệp thích hợp để trồng các nhóm cây trồng này có thể mở rộng thêm (bảng 3.28).
Bảng 3.28. Tổng hợp diện tích đất đai theo mức độ thích hợp S1 và S2 hiện tại và tương lai khi cải thiện chế độ tưới
LUT
Mức thích hợp
Diện tích đất, ha Các LMU được nâng hạng trong tương lai nhờ cải thiện chế độ tưới Hiện tại Tương lai
Ngô hè
S1 0 0 -
S2 16.234,44 16.234,44 -
Mía
S1 0 0 -
S2 11.469,30 11.469,30 -
Cà phê chè
S1 0 - -
S2 0 28.792,44 12, 13, 16, 26, 28, 32, 57,61, 67-71, 74-76, 78-80, 101, 102 Sắn
S1 0 0 -
S2 886,68 20.845,80 5, 6, 12, 13, 16, 57, 62, 67-71, 91-93, 100-102, 113-114 Cây ăn
quả
S1 0 0 -
S2 31.651,92 31.651,92 -
Đánh giá thích hợp tương lai cho 5 kiểu sử dụng đất bền vững cho thấy, chỉ có cây cà phê có 28.792,44 ha có thể nâng từ hạng S3 lên S2 khi chuyển từ không có tưới sang tưới chủ động, sắn từ 886,68 ha mức S2 lên lên
20.845,80 ha mức S2. Các cây trồng khác không nâng hạng được do yếu tố hạn chế chủ yếu là loại đất, độ dốc, thành phần cơ giới và độ cao hay độ dầy tầng đất mịn chứ không phải do chế độ tưới.
3.4. Đề xuất định hướng sử dụng đất và một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp huyện MaiS theo hướng sản xuất bền vững