Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Đánh giá thích hợp đất đai phục vụ sản xuất nông sản bền vững
3.5.4. Một số nhóm giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở
3.5.4.1. Giải pháp về chính sách
* Giải pháp về chính sách đất đai
- Lập quy hoạch sản xuất nông nghiệp cho các cây trồng bền vững trên cơ sở đánh giá thích hợp đất đai và lợi thế cạnh tranh của từng loại cây trồng.
Hiện tại đã có đề án phát triển cho các nhóm cây như mía, cây ăn quả, cây cà phê chưa có đề án phát triển cho cây ngô và sắn trên địa bàn tỉnh. Để các đề án này có thể thực hiện được cần có quy hoạch tổng thể sản xuất nông nghiệp bền vững gắn với kế hoạch sử dụng đất trong tương lai.
- Tạo cơ chế khuyến khích quá trình tập trung và tích tụ ruộng đất nhằm xúc tiến, phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn và theo quy hoạch đã duyệt, xóa bỏ hoặc điều chỉnh mức hạn điền.
- Có chính sách hỗ trợ cải tạo các vùng đất hoang, vùng đất trống đồi trọc để chuyển sang trồng rừng và các cây bền vững khác.
* Chính sách tín dụng
- Hoàn thiện các chính sách tín dụng để người sản xuất được vay vốn với số lượng đủ lớn, thời gian dài, lãi suất ưu đãi để sản xuất, đầu tư mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất đặc biệt là vùng chuyên canh đã được quy hoạch;
- Có các chính sách thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp vào lĩnh vực chế biến nông sản;
- Đơn giản hóa thủ tục vay vốn để nông hộ dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn;
- Do đặc thù ngành nông nghiệp là sản xuất ngoài trời nên gặp nhiều rủi ro từ thiên nhiên trong quá trình sản xuất. Vì vậy cần sớm xây dựng và hoàn thiện chính sách hỗ trợ lãi suất, xóa nợ, khoanh nợ khi các hộ sản xuất gặp rủi ro do thiên tai để các hộ có thể được tiếp tục vay vốn đầu tư vào sản xuất.
Thúc đẩy các chính sách bảo hiểm nông nghiệp.
* Chính sách phát triển KHCN
- Có chính sách ưu tiên vốn cho việc khảo nghiệm các giống mới trên địa bàn;
- Tổ chức thực hiện tốt các mạng lưới khuyến nông nhằm chuyển giao nhanh những TBKT mới vào sản xuất;
- Nghiên cứu và chuyển giao các công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch theo hướng đơn giản, phù hợp với điều kiện gia đình nông hộ;
- Có các chính sách ưu tiên phát triển các vùng sản xuất tập trung theo tiêu chuẩn GAP để phục vụ xuất khẩu;
- Tăng cường truyền thông, tập huấn cho người dân các kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc chống xói mòn, sạt lở; kỹ thuật canh tác theo VietGAP và GLOBAL GAP.
3.5.4.2. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất
- Hệ thống hồ thủy lợi và thủy điện ở Mai Sơn tương đối nhiều với dung tích lớn tuy nhiên hệ thống kênh mương, đường ống dẫn nước còn rất thiếu.
Giải pháp trước mắt là phải xây dựng, nâng cấp hệ thống tưới tiêu, kiên cố hóa hệ thống kênh mương để tăng diện tích tưới chủ động đặc biệt là những vùng đất thấp. Với những vùng đất cao của tiểu vùng 2 tốt nhất là tăng cường tưới bằng hệ thống nhỏ giọt với những loại sử dụng đất cà phê và cây ăn quả.
- Chỉnh trang mở rộng các đường giao thông liên xã, tăng cường đầu tư mở rộng các chợ đầu mối; khuyến khích, liên kết với doanh nghiệp đầu tư hệ thống kho lạnh bảo quản quả, trung tâm chiếu xạ để đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu.
- Nâng công suất của các cơ sở chế biến, sơ chế nông sản theo hướng gắn với vùng sản xuất tập trung; nâng cấp cải tiến công nghệ của các nhà máy chế biến cà phê, mía đường, tinh bột sắn và chế biến thức ăn chăn nuôi... để kịp thời tiêu thụ nông sản, tăng giá trị gia tăng cho nông sản bền vững.
4.5.4.3. Giải pháp tổ chức sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ
- Huyện Mai Sơn đã và đang thực hiện chính sách khuyến khích phát triển các HTX, liên hiệp HTX làm đầu mối bao tiêu sản phẩm gắn với chuỗi tiêu thụ sản phẩm nông sản. Việc thành lập HTX sẽ bảo đảm cho nông dân trong các khâu cung ứng vật tư, phân bón, giống, phòng trừ sâu bệnh và bao tiêu sản phẩm đồng thời, HTX cũng là cầu nối liên kết với doanh nghiệp để mở rộng thị trường tiêu thụ, bảo đảm đầu ra ổn định cho nông dân. Toàn huyện hiện có 80 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên số tổ chức, hợp tác xã canh tác theo VietGAP, GLOBAL GAP trên địa bàn rất nhỏ, không đáp ứng yêu cầu chất lượng nông sản phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Chính vì vậy trong thời gian tới phải mở rộng diện tích canh tác theo VietGAP và GLOBAL GAP thì mới có thể xuất khẩu quả theo đường chính ngạch.
- Xây dựng các chỉ dẫn địa lý và thương hiệu đối với các sản phẩm đặc trưng của huyện Mai Sơn (cà phê, xoài, mận, nhãn, na...); phát triển thương hiệu thông qua đẩy mạnh quảng bá sản phẩm qua các kênh khác nhau:
tổ chức ngày hội cây ăn quả, hội chợ cà phê Mai Sơn, du lịch sinh thái.
- Quy hoạch hệ thống tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Xác định rõ quy mô, cơ cấu, thị trường tiêu thụ, kết nối giữa người sản xuất và các cơ sở thu mua lớn (đại lý, công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi..), ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm ngay từ đầu vụ, đầu năm với giá cả thỏa thuận để có kế hoạch sản xuất, ổn định giá đầu ra cho sản phẩm của người nông dân.
3.5.4.4. Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật
- Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản các nông sản bền vững chính cho hộ nông dân để nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế của việc trồng cây bền vững; Tăng cường tập huấn các kỹ thuật canh tác chống xói mòn trên đất dốc, tưới tiết kiệm nước, ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn về kỹ thuật canh tác tiên tiến các cây trồng bền vững cho cán bộ khuyến nông xã;
- Đào tạo nông dân điển hình, xây dựng những mô hình điểm cho các LUT bền vững làm nơi thăm quan tập huấn cho nông dân trong huyện;
- Phát triển nhân rộng các mô hình điểm của các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân có ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu, nhận thấy:
- Huyện Mai Sơn là huyện nông nghiệp trọng điểm của tỉnh Sơn La có nhiều lợi thế cạnh tranh trong phát triển các cây trồng bền vững. Mai Sơn có diện tích đất nông nghiệp lớn (101.116,27 ha) với khí hậu, đất đai thích hợp trồng cà phê chè, cây ăn quả, mía, ngô và một số cây trồng bền vững khác. Trong giai đoạn 2015-2019 tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện được duy trì ổn định, tăng trưởng khá. Năm 2019 tổng giá trị sản xuất của huyện đạt 13.721,3 tỷ đồng (giá hiện hành) trong đó cơ cấu ngành: Nông - lâm nghiệp 28%, Công nghiệp - xây dựng 36,1%, dịch vụ - thương mại 35,9%. Tuy nông nghiệp phát triển mạnh trong những năm cuối nhưng cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, các cơ sở bảo quản và chế biến nông sản còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.
- Các loại sử dụng đất bền vững của huyện Mai Sơn được xác định gồm: cà phê chè, ngô hè, mía, sắn và cây ăn quả (trong đó chủ yếu là nhãn và xoài).
Trong 3 năm gần đây diện tích mía, cây ăn quả, cà phê tăng rất nhanh, riêng ngô có xu hướng giảm. Trong 05 LUT cây bền vững, 02 LUTs mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất là cây ăn quả và cà phê chè với giá trị gia tăng dao động trong khoảng 89,6-174,7 triệu/ha/năm và giá trị ngày công lên tới 168-406,5 nghìn đồng.
- Kết quả đánh giá tiềm năng sử dụng đất phục vụ sản xuất bền vững huyện Mai Sơn đã xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu về tiềm năng đất đai trên cơ sở phương pháp đánh giá đất theo FAO cho thấy đất đai của huyện có sự phân hóa lớn với 114 LMUs.
- Trên cơ sở tiềm năng đất đai, mức độ thích hợp của các loại sử dụng đất bền vững, hiện trạng rừng, định hướng pháp triển chung của huyện Mai Sơn, đã xác định được diện tích phát triển 5 LUT bền vững đến năm 2025 như sau:
LUT cà phê chè 10.000 ha, LUT cây ăn quả 14.000 ha (trong đó nhãn 3.000 ha, cây xoài 4.000 ha), LUT ngô hè 12.400 ha, LUT mía 6.000 ha và LUT sắn 3.200 ha. Để đạt được các định hướng trên huyện Mai Sơn cần thực hiện đồng bộ 04 nhóm giải pháp chủ yếu là: (i) Nhóm giải pháp về chính sách, (ii) Nhóm giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất; (iii) Nhóm giải pháp về tổ chức lại sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ; (iv) Nhóm giải pháp về tập huấn, chuyển giao kỹ thuật.
2. Kiến nghị
Trên cơ sở kết quả đánh giá đất đai và phân hạng thích hợp cho những loại sử dụng đất có lợi thế so sánh, huyện Mai Sơn cần chỉ đạo thực hiện tốt công tác quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch sản xuất nông nghiệp để hình thành những vùng sản xuất nông nghiệp bền vững.
Địa phương cần tạo ra cơ chế thuận lợi, có ưu đãi thu hút đầu tư nhất là các tổ chức doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến, tiêu thụ, phát triển hạ tầng nông thôn để hỗ trợ cho chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp phục vụ sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất bền vững.
Xây dựng các sản phẩm nông nghiệp đặc thù, tạo lợi thế so sánh của huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La so với các địa phương khác thuộc khu vực Tây Bắc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:
1. Bùi Diệp Anh (2017), Các nhu cầu và định hướng sử dụng phát triển ngô tại Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo “Phát triển ngô bền vững tại các tỉnh phía Bắc”. Sơn La 1415/7/2017.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp. Tập 2 (Phân hạng và đánh giá đất đai), Tập 6 (Sử dụng và quản lý sử dụng đất cấp huyện). NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2012), Quyết định số 824/QĐ- BNN-TT ngày 16/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt đề án phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
4. Chi cục Thống kê huyện Mai Sơn (2018), Niên giám Thống kê huyện Mai Sơn năm 2017.
5. Đỗ Nguyên Hải (1999), Xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất đai bền vững cho sản xuất nông nghiệp, Khoa học đất, (11), tr.120.
6. Nguyễn Đình Hợi (1993), Kinh tế tổ chức và Quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
7. Tuyết Lan (2019), Sơn La có 163 mã số vùng trồng cây ăn quả xuất khẩu. Báo Kinh tế nông thôn online. Truy cập ngày 20/8/2020 tại:
https://kinhtenongthon.vn/son- la-co-163-ma-so-vung-trong-cay-an-qua- xuat-khau-post31818.html.
8. Nguyễn Đắc Lực (2020), Nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La theo hướng sản xuất hàng hóa,
9. Luận văn tiến sĩ chuyên nghành Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
10. Đỗ Văn Ngọc (2015), Phát triển sản xuất ngô bền vững gắn với bảo vệ
môi trường ở vùng Tây Bắc Việt Nam, Luận văn tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế phát triển, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
11. Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Mai Sơn (2018), Báo cáo tổng kết nông nghiệp nông thôn năm 2017 và nhiệm vụ phát triển nông nghiệp nông thôn năm 2018 huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La.
12. Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Mai Sơn (2018), Báo cáo hiện trạng sử dụng đất 2017.
13. Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Mai Sơn (2020), Báo cáo hiện trạng sử dụng đất 2019.
14. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La (2013), Báo cáo tổng kết đề án “Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tập trung trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2011-2020”.
15. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La (2014), Báo cáo tổng kết đề án “Quy hoạch vùng sản xuất quả an toàn tập trung tỉnh Sơn La đến năm 2020”.
16. Nguyễn Duy Tính (1995), Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng Đồng Bàng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
17. Đào Châu Thu (1999), Đánh giá đất, Nhà xuất bản, Nông nghiệp Hà Nội.
18. Tổng cục Thống kê (2018), Niên giám thống kê năm 2017, NXB Thống Kê, Hà Nội.
19. Tổng cục Thống kê (2019), Số liệu chính thức xuất khẩu các tháng năm 2019.
20. Duy Tùng (2019), Xây dựng thương hiện cho nông sản Sơn La, Báo Sơn la online. Truy cập ngày 7/1/2020 tại: http://baosonla.org.vn/vi/bai- viet/xay-dung-thuong- hieu-cho-nong-san-son-la-19641.
21. Như Thủy (2020), Tỉnh Sơn La hiện có 47 cơ sở, xưởng, nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu.
22. Ủy ban Nhân dân huyện Mai Sơn (2018), Báo cáo Tổng kết nông nghiệp, nông thôn năm 2017. Nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2018 huyện Mai Sơn - Tỉnh Sơn La.
23. Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La (2014), Đề án: Phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất nông sản bền vững của tỉnh Sơn La đến năm 2020.
24. Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La (2016), Quyết định 600/QĐ-UBND tỉnh Sơn La ngày 16/3/2016 về Phê duyệt dự án phát triển vùng trồng sắn nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
PHỤ LỤC
101 TT Tên phụ lục Trang
Phụ lục 1. Giá các nông sản bền vững chính của huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La năm 2017
TT Cây trồng Đơn vị tính Giá trị
2 Lúa mùa 1000 đ/kg 8
3 Lúa nương 1000 đ/kg 22
4 Ngô hạt 1000 đ/kg 7
5 Lúa tẻ giống 1000 đ/kg 17
6 Ngô giống (ngô lai) 1000 đ/kg 15
7 Cây cà phê giống 1000 đ/cây 6
8 Cây giống xoài 1000 đ/cây 15
9 Cây giống nhãn 1000 đ/cây 15
10 Sắn củ tươi triệu đồng/tấn 1,75
11 Mía triệu đồng/tấn 0,85
12 Cà phê chè (nhân) 1000 đ/kg 78
13 Thanh long 1000 đ/kg 15
14 Nhãn 1000 đ/kg 18
15 Xoài 1000 đ/kg 20
16 Ure 1000 đ/kg 7,5
17 Super lân 1000 đ/kg 4
18 Kali đỏ 1000 đ/kg 11
102 Phiếu số:
PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ (cây hàng năm)
Họ và tên chủ hộ: ... số người trong hộ ... số LĐ ...
Địa chỉ: ...
Diện tích đất nông nghiệp: .... sào ... số thửa ...
Các loại hình sử dụng đất của nông hộ: ...
Hạng mục/cây trồng
Giống cây lượng giống (kg/ha)/hom/ha Thời gian trồng
Năng suất SP chính ( ) Năng suất SP phụ ( ) Chi phí vật chất
Phân đạm (kg, /ha) Loại phân
Phân lân (kg, /ha) Loại phân:
Phân kali (kg, /ha) Phân NPK (kg, /ha) Loại phân
Phân khác Vôi (kg, /ha) Thuốc BVTV Loại thuốc + Số lần phun/vụ + Nồng độ phun
+ Thời gian từ lần phun cuối tới khi thu hoạch + Thành tiền (1.000 đ/ha/vụ)
Loại thuốc + Số lần phun/vụ + Nồng độ phun
+ Thời gian từ lần phun cuối tới khi thu hoạch + Thành tiền (1.000 đ/ha/vụ)
103 Loại thuốc
+ Số lần phun/vụ + Nồng độ phun
+ Thời gian từ lần phun cuối tới khi thu hoạch + Thành tiền (1.000 đ/ha/vụ)
Công lao động (công/ha) Làm mạ (làm đất) Cấy, (trồng) Chăm sóc Thu hoạch
Các khoản chi phí khác Thuê làm đất
Thủy lợi Phí khác
Khả năng tiêu thụ sản phẩm (khó, TB, dễ) Kênh tiêu thụ nông sản
(Tư thương mua tại nhà, bán cho công ty hay tự bán ở chợ) Ông/ bà có tiếp tục trồng cây này trong những năm tới không?
Theo ông bà để nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất cần những hỗ trợ gì từ phía chính quyền địa phương: ………..
Trân trọng cảm ơn ông/ bà!
Chủ hộ ký tên
Mai Sơn, ngày…tháng… năm 2017
Người điều tra
104 Phiếu số...
Phụ lục 2. Phiếu điều tra nông hộ
PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ CÂY LÂU NĂM
Họ và tên chủ hộ: ... số người trong hộ ... số LĐ... ...
Địa chỉ: ... ...
Diện tích đất nông nghiệp: ... sào ... số thửa... ...
Diện tích trồng cây lâu năm: ... m2 (cây ... m2 cây ... m2; cây ... m2)
Cây trồng Giai đoạn kiến thiết cơ bản là Giống cây
Mật độ (cây/ha) Chi phí giống (đ/cây) Công trồng (ngày công/ha)
Thời gian kiến thiết cơ bản (là số năm tính từ khi trồng cho đến khi có thu hoạch)
Phân bón lót
Phân chuồng, (kg/gốc) Phân đạm (kg/gốc) Loại phân
Phân lân (kg/gốc) Loại phân
Phân kali (kg/gốc) Loại phân
Phân bón hàng năm Phân chuồng, (kg/gốc) Hữu cơ VS (kg/gốc) Phân đạm (kg/gốc) Loại phân
Phân lân (kg/gốc) Loại phân
Phân kali (kg/gốc) Loại phân
Phân khác loại phân
105 lượng bón/ha Số lần bón/ha/ năm
Công bón phân
+ Số công/lần bón/ha + Số lần bón/năm Thuốc BVTV
+ Loại thuốc + Nồng độ phun + số lần phun/năm Thuốc BVTV + Loại thuốc + Nồng độ phun + số lần phun/năm Thuốc BVTV + Loại thuốc + Nồng độ phun + số lần phun/năm Công phun thuốc + Số công/lần phun/ha Công tỉa cành (công/năm) Giai đoạn kinh doanh
Thời gian kinh doanh (là số năm tính từ có thu hoạch cho đến khi cây già cỗi phải đốn bỏ)
Phân bón hàng năm
Phân chuồng, (kg/gốc) Hữu cơ VS (kg/gốc) Phân đạm (kg/gốc) Loại phân
Phân lân (kg/gốc) Loại phân
Phân kali (kg/gốc) Loại phân Phân khác
loại phân lượng bón/ha Số lần bón/ha/ năm Công bón phân + Số công/lần bón/ha
+ Số lần bón/năm
Thuốc BVTV + Loại thuốc + Nồng độ phun + số lần phun/năm