Các tiêu chí đánh giá sản xuất bền vững ngành hồ tiêu

Một phần của tài liệu Một Số Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Bền Vững Để Hỗ Trợ Xuất (Trang 23 - 26)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT BỀN VỮNG NGÀNH HỒ TIÊU VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT BỀN VỮNG VỚI XUẤT KHẨU HỒ TIÊU VIỆT NAM

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT BỀN VỮNG NGÀNH HỒ TIÊU

1.1.5 Các tiêu chí đánh giá sản xuất bền vững ngành hồ tiêu

Dựa vào khái niệm, bản chất, vai trò, đặc điểm, và nội dung cũng như xuất phát từ các vấn đề thuộc nội dung kinh tế, xã hội và môi trường của phát triển sản xuất Hồ tiêu bền vững sẽ cung cấp cho chúng ta các tiêu chí đánh giá cơ bản để phát triển sản xuất hồ tiêu bền vững. Các tiêu chí đánh giá cơ bản để phát triển sản xuất hồ tiêu bền vững cũng tập trung vào 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

1.1.5.1 Bền vững về mặt kinh tế

Tập trung vào các nội dung: Chủ trương, chính sách cho phát triển SX hồ tiêu; Đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển SX hồ tiêu; các khâu trong SX– XK Hồ tiêu; liên kết và sự tham gia của các chủ thể; kết quả và hiệu quả kinh tế trong phát triển SX Hồ tiêu.

A/ Chủ trương, chính sách cho phát triển sản xuất hồ tiêu

Các chủ chương, chính sách về đất đai, nông nghiệp, đầu tư, khuyến nông, liên kết, thị trường, XK... của các ban ngành, các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương có tác động trực tiếp và sâu sắc đến ngành hồ tiêu. Việc ban hành chủ trương, chính sách kịp thời, đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các hộ / trang trại và các doanh nghiệp SX kinh doanh hồ tiêu phát triển.

Cụ thể: Chính sách đất đai phù hợp, ổn định sẽ giúp cho người SX hồ tiêu yên tâm SX, đầu tư từ đó góp phần ổn định SX. Chính sách đầu tư, hỗ trợ cho người nông dân, DNSX kinh doanh hồ tiêu cũng góp phần quan trọng trợ giúp, hỗ trợ các đối tượng SX kinh doanh. Khi người SX kinh doanh Hồ tiêu gặp khó khăn, bất ổn trong việc tiếp cận về kỹ thuật, bổ sung nguồn lực về vốn để ổn định SX thì việc đưa ra và thực hiện các chính sách như khuyến nông, liên kết, tín dụng ưu đãi là hết sức cần thiết... Vì vậy, việc ban hành cũng như việc thực hiện tốt các chủ trương chính sách đóng vai trò quan trọng, giúp nâng cao năng lực SX kinh doanh cho cá nhân và tổ chức kinh tế tạo nền tảng cho việc SX bền vững, từ đó đảm bảo tính ổn định về sản lượng cũng như chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào góp phần đảm bảo cho việc

XK ổn định và bền vững. Bên cạnh đó, chính sách còn có tác động thúc đẩy nâng cao hiệu quả SX, thúc đẩy XK sản phẩm và điều tiết thị trường Hồ tiêu.

Tóm lại: Để phát triển sản xuất bền vững thì các chủ trương, chính sách cho việc phát triển sản xuất Hồ tiêu cần được ban hành đầy đủ, kịp thời, phù hợp trong từng thời điểm cụ thể.

B/ Đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất Hồ tiêu:

Sản xuất hồ tiêu bền vững đòi hỏi, các Hộ gia đình phải có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng thiết yếu để phục vụ sản xuất như đường giao thông, nguồn nước tưới tiêu (giếng, hồ đập chứa nước và máy bơm nước), hệ thống điện, hệ thống sân phơi sấy, nhà kho bảo quản sản phẩm nông sản sau thu hoạch.... Cơ sở hạ tầng đầu tư đồng bộ, hiệu quả sẽ đáp ứng cho yêu cầu SX, chế biến, đảm bảo năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tỷ lệ hao hụt, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, từ đó góp phần đẩy mạnh phát triển XK Hồ tiêu.

C/ Thực hiện tốt các khâu trong sản xuất, xuất khẩu Hồ tiêu

Các khâu trong SX Hồ tiêu bao gồm: công tác về giống, sử dụng phân bón, phòng trừ dịch bệnh, thu hoạch và bảo quản, chế biến, giá cả, thị trường XK... Các nội dung này giữ vị trí quan trọng trong quá trình SX – XK Hồ tiêu. Thực tốt các khâu trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả và kết quả, cũng như đáp ứng yêu cầu cho phát triển SX Hồ tiêu bền vững. Đặc biệt là khâu chế biến – đây là khâu làm tăng giá trị sản phẩm XK nhưng lại là khâu yếu nhất của các DNXK Việt Nam hiện nay, dẫn đến hiện tượng các nước khác (cụ thể là Trung Quốc) hưởng lợi từ việc nhập Hồ tiêu đen của Việt Nam về chế biến thành tiêu trắng, tiêu bột và đóng gói sau đó xuất khẩu tiếp với giá cao hơn.

Mục tiêu của phát triển SX Hồ tiêu là hướng đến phát triển SX theo chiều rộng và chiều sâu. Nếu phát triển Hồ tiêu chỉ chú ý đến phát triển theo chiều rộng mà không quan tâm đến phát triển theo chiều sâu, hay ngược lại sẽ ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả, và từ đó dẫn đến phát triển SX Hồ tiêu kém bền vững.

D/ Vấn đề liên kết giữa các chủ thể tham gia vào chuỗi cung ứng hồ tiêu

Liên kết giữa các kênh tiêu thụ hồ tiêu gồm 4 chủ thể: Người trồng tiêu, Người thu gom, Đại lý thu mua và DN chế biến tiêu XK. Việc liên kết tốt giữa 4 chủ thể này sẽ làm cho việc lưu thông Hồ tiêu ra thị trường Thế giới được thuận lợi, giảm được nhiều chi phí cũng như chất lượng sản phẩm XK được đảm bảo, ổn định

theo thời gian. Hơn nữa, việc liên kết này giúp cho các DNXK an tâm về đầu vào của mình, đảm bảo được việc XK ra nước ngoài đúng số lượng và chất lượng như đã cam kết; còn các Hộ trồng tiêu sẽ an tâm về đầu ra của sản phẩm từ đó họ sẽ chuyên tâm đến việc SX, chú trọng đến chất lượng của sản phẩm làm ra giúp cho việc PTSXBV ngành hồ tiêu

Liên kết giữa các chủ thể khác trong quá trình SX Hồ tiêu (Hộ - hộ, hộ - doanh nghiệp XK, hộ - nhà khoa học / nhà khuyến nông,...): Nội dung của việc liên kết này là liên kết về cung ứng giống, liên kết chuyển giao công nghệ và kỹ thuật, liên kết trong tiêu thụ...Việc liên kết này sẽ giúp các chủ thể có điều kiện tiếp thu, học hỏi, phổ biến, truyền đạt kinh nghiệm, kỹ thuật trong SX nhằm nâng cao năng suất và sản lượng, chất lượng sản phẩm, từ đó góp phần cho việc phát triển SX Hồ tiêu ổn định và bền vững.

E/ Kết quả và hiệu quả kinh tế trong phát triển sản xuất hồ tiêu

Căn cứ vào nội dung của PTSXBV ngành hồ tiêu (phần 1.1.4) ta thấy tính bền vững về kinh tế của việc PTSXBV hồ tiêu thể hiện qua XK tăng trưởng ổn định và chất lượng XK tăng do 95% hồ tiêu được SX ra là dùng để SX.

Quy mô và nhịp độ tăng trưởng bình quân kim ngạch XK: Đây là tiêu chí đánh giá sự tăng trưởng về số lượng của hoạt động SX, được đo bằng kim ngạch XK năm sau so với năm trước hoặc tỷ lệ phần trăm kim ngạch XK năm sau so với năm trước.

Chất lượng tăng trưởng XK: Đây là tiêu chí đánh giá sự tăng trưởng về mặt chất lượng của hoạt động SX hồ tiêu thể hiện ở cơ cấu xuất khẩu theo nhóm hàng, theo mức độ chế biến, cơ cấu thành phần kinh tế tham gia XK, cơ cấu thị trường…

1.1.5.2 Bền vững về mặt xã hội

Được đánh giá qua những đóng góp của SX hồ tiêu đối với con người, xã hội về công ăn việc làm, thu nhập, mức sống…

Thứ nhất, mức độ gia tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo: PTSX hồ tiêu bền vững phải đảm bảo để cuộc sống của các cộng đồng địa phương, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào tại chỗ, không bị ảnh hưởng tiêu cực, rủi ro bởi sự phát triển hồ tiêu gây ra như mất mùa, biến động giá... PTSX hồ tiêu bền vững đòi hỏi phải nâng cao thu nhập của người trực tiếp sản xuất hồ tiêu và các đối tượng liên quan. Phải đảm bảo cuộc sống gia đình, cải thiện chất lượng cuộc sống người trồng

hồ tiêu; góp phần xóa đói, giảm nghèo. Khắc phục tình trạng nợ nần làm ăn thua lỗ khi giá hồ tiêu xuống quá thấp, mất mùa, dịch bệnh tấn công làm cho cây tiêu chết hàng loạt hoặc những rủi ro xảy ra khác.

Thứ hai, mức độ gia tăng việc làm: Phải đảm bảo ổn định và tạo ra việc làm cho người lao động, nhất là đối với người đồng bào tại chỗ, đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao trình độ học vấn của người lao động, thay đổi hành vi ứng xử của người dân đối với môi trường. Khi SX hồ tiêu phát triển bền vững tức là quy mô SX hàng hóa ổn định vì vậy nhu cầu sử dụng lao động cho các hoạt động SX luôn ổn định ít có sự biến động, vì vậy sẽ góp phần hạn chế thất nghiệp.

Thứ ba, cải thiện thu nhập và đời sống cho người dân từ hoạt động SX: Hoạt động SX đóng góp vào nguồn thu cho các địa phương cũng như cả nước, sử dụng nguồn thu đó vào các việc như xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp các dịch vụ xã hội… như vậy là đã góp phần cải thiện, nâng cao mức sống cho người dân.

Thứ tư, đảm bảo công bằng giữa các chủ thể tham gia hoạt động sản xuất - xuất khẩu, sự phân chia lợi ích từ hoạt động SX - XK để tránh tình trạng thu nhập mất cân đối giữa các tầng lớp tham gia.

1.1.5.3 Bền vững về mặt môi trường Được đo lường thông qua các chỉ tiêu sau:

Một là, mức độ ô nhiễm môi trường do hoạt động SX sinh ra: Khi SX ra một số lượng hàng hóa này để tiêu dùng hoặc kinh doanh hoặc để XK nó thải ra môi trường những chất gì ảnh hưởng đến môi trường nước, đất, không khí, các hệ sinh thái như thế nào.

Hai là, mức độ khai thác và sử dụng tài nguyên trong quá trình SX nhằm tăng sản lượng: Sự duy trì các nguồn tài nguyên có thể tái tạo và mức độ khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên không thể tái tạo.

Ba là, mức độ các doanh nghiệp sản xuất tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế:

Việc áp dụng các biện pháp về bảo vệ môi trường ISO 14000, tỷ trọng các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn này cũng đánh giá được phần nào mức độ quan tâm đến môi trường của các hoạt động SX.

Bốn là, mức độ quản lý của chính quyền các cấp quy định đối với các hoạt động SX giảm nhằm thiểu tối đa các tác động có hại cho môi trường.

Một phần của tài liệu Một Số Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Bền Vững Để Hỗ Trợ Xuất (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)