CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT - XUẤT KHẨU HỒ TIÊU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
2.5 ĐÁNH GIÁ NHỮNG ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH HỒ TIÊU VIỆT NAM
2.5.1 Điểm mạnh
Lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai phì nhiêu, khí hậu thích hợp.
Nguồn nhân lực dồi dào
Hình thành các vùng chuyên canh tập trung, thuận lợi trong mua bán.
Sản lượng và chất lượng ổn định
Nguồn cung lớn và phân bổ đều trong năm Qui mô thị trường lớn
Năng suất cao và giá thành thấp 2.5.2 Điểm yếu
Phát triển thiếu quy hoạch
Chưa có quy hoạch cụ thể cho từ vùng
Cơ cấu giống, mặt hàng sản phẩm xuất khẩu còn đơn điệu nghèo nàn.
Chất lượng hạt tiêu XK thấp
Thiếu vốn để đầu tư, trang bị máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác thu hoạch và chế biến.
Giai đoạn chế biến sau thu hoạch chưa thực sự được quan tâm đúng mức Qui trình, phương thức trồng tiêu còn lạc hậu.
Một số biện pháp canh tác chưa hợp lý như: phân hóa học được bón với liều lượng cao, mất cân đối, tưới nước nhiều để khai thác triệt để vườn cây, điều này cho phép đạt năng suất cao nhưng dẫn đến tình trạng vườn cây ít ổn định, dễ bùng phát các loại sâu bệnh nguy hiểm, làm giảm tuổi thọ vườn cây.
Qui trình kỹ thuật canh tác Hồ tiêu phù hợp với từng vùng sinh thái chưa được phổ biến và ứng dụng rộng rãi trong SX, phần lớn nông dân vẫn canh tác Hồ tiêu theo kinh nghiệm của địa phương là chính.
Tình hình sâu, bệnh hại trên cây Hồ tiêu phát triển mạnh, chưa có biện pháp hữu hiệu để khắc phục.
Tổ chức sản xuất, xuất khẩu Hồ tiêu còn yếu.
Việc kiểm soát chất lượng chế biến chưa được chặt chẽ và quản lý sản phẩm trong vụ và chế biến sau vụ còn lỏng lẻo.
Liên hệ giữa nông dân và doanh nghiệp còn yếu.
Chịu sử ảnh hưởng của các nhà buôn trung gian.
Các doanh nghiệp XK còn thiếu thông tin thị trường, thiếu kế hoạch trong phương thức mua bán
Tầm nhìn cho sự phát triển còn hạn hẹp
Việc tìm kiếm và phát triển thị trường tiêu thụ còn thiếu tính chủ động, do đó dẫn đến giá cả không ổn định.
Xúc tiến xây dựng thương hiệu còn hạn chế, mới xây dựng được thương hiệu hồ tiêu Chư Sê, chưa xây dựng được thương hiệu Hồ tiêu cho các vùng khác.
Trình độ nhận thức của người dân còn thấp, tâm lý chạy theo lợi nhuận và sẵn sàng chặt bỏ cây trồng hiện tại để trồng cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.
2.5.3 Cơ hội
Thị trường tiêu thụ Hồ tiêu Thế giới và nhu cầu về thưởng thức các loại hạt tiêu có hương vị đặc trưng, nguyên chất đang tăng cao
Sự sụt giảm SL của các quốc gia dẫn đầu về hạt tiêu chắc chắn sẽ tác động mạnh tới thị trường Thế giới.
Việt Nam trở thành thành viên chính thức của IPC từ 21/3/2005.
Người tiêu dùng trên Thế giới ngày càng quen dần với Hồ tiêu Việt Nam khi lượng XK trực tiếp đến thị trường tiêu thụ tăng thay vì xuất qua trung gian.
Nhà nước Việt Nam quan tâm nhiều đến chương trình XTTM của VPA nhằm mở rộng thị trường XK; các nhà máy chế biến và DNXK tập trung đầu tư tiện nghi nhà xưởng, trang thiết bị để có sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao hơn.
Công tác XTTM đang trên đà phát triển tốt, xây dựng và quảng bá thương hiệu Hồ tiêu Việt Nam trên toàn Thế giới.
Giá Hồ tiêu đang tăng cao 2.5.4 Thách thức
Yêu cầu về chất lượng sản phẩm nghiêm ngặt
Rào cản tâm lý của người tiêu dùng về các nước đang phát triển không đảm bảo VSATTP.
Các DN hồ tiêu Việt Nam phải đối mặt với sức ép cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Bên cạnh đó người tiêu dùng cũng quan tâm nhiều hơn đến quy trình SX thân thiện với môi trường và xã hội.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Từ phân tích và kết quả nghiên cứu ta thấy hiện trạng phát triển SX Hồ tiêu còn nhiều điểm phát triển chưa bền vững. Đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế về tính bền vững trong quá trình SX – XK Hồ tiêu Việt Nam cho thấy:
Về kinh tế:
Việt Nam là một trong những nước SX và XK Hồ tiêu lớn nhất Thế giới với lượng XK bình quân hàng năm đạt khoảng 100.000 tấn, chiếm 1/3 SL Hồ tiêu Thế giới và chiếm 50% SL giao dịch Hồ tiêu trên Thế giới. Hồ tiêu Việt Nam hiện đã XK tới hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên Thế giới. Việt Nam là một trong 4 nước có diện tích trồng Hồ tiêu lớn nhất sau Ấn Ðộ, Indonesia, Malaysia. Đến nay, Hồ tiêu Việt Nam được biết đến như là một ngành hàng uy tín, thị trường đầy tiềm năng và triển vọng. Cả nước hiện có hàng trăm DN thu mua, chế biến và XK Hồ tiêu. Trong đó, có nhiều DN nước ngoài như Hoa Kỳ, Hà Lan, Singapore trực tiếp đầu tư xây dựng nhà máy SX, KD Hồ tiêu ở Việt Nam.
Những năm qua, Chính phủ đã quan tâm, ban hành nhiều chính sách kinh tế khuyến khích đối với ngành Hồ tiêu như chính sách hỗ trợ XK, khuyến nông, đầu tư, hỗ trợ vốn vay ngân hàng… Đây là những thành công của ngành Hồ tiêu Việt Nam.
Tuy nhiên, dù là nước XK Hồ tiêu hàng đầu Thế giới nhưng chất lượng Hồ tiêu Việt Nam vẫn chưa được đảm bảo, XK chủ yếu vẫn ở dạng thô hoặc sơ chế qua
các nước trung gian, trong khi các nước có truyền thống XK Hồ tiêu đã tập trung XK các sản phẩm tiêu có chất lượng và giá trị gia tăng cao. Hơn nữa, các DNXK Hồ tiêu chưa thật sư quan tâm XK theo chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm để gia tăng giá trị XK, mà chỉ quan tâm đến chiều rộng miễn sao năm sau XK với SL cao hơn năm trước là được. Ngoài ra, khâu tổ chức SX – XK Hồ tiêu còn nhiều hạn chế và lỏng lẻo, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa các khâu từ đầu vào đến đầu ra, các DN chưa thật sự quan tâm đến việc nghiên cứu thị trường. Vì vậy, Việt Nam tuy dẫn đầu về sản lượng XK nhưng giá trị mang về lại không cao, chưa tương xướng với tiềm năng hiện có. Phần lớn, Hồ tiêu Việt Nam được SX theo tập quán canh tác, người nông dân chưa được trang bị kiến thức cần thiết cho SX theo hướng hữu cơ.
Bên cạnh đó, lợi nhuận của ngành Hồ tiêu khá cao khiến nông dân trồng tiêu ở nhiều địa phương trên cả nước mở rộng ồ ạt diện tích trồng tiêu vượt so với quy hoạch đề ra mà không quan tâm đến phù hợp thổ nhưỡng, điều kiện sinh thái và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong SX dẫn đến có nhiều diện tích tiêu bị dịch bệnh gây hại làm cho đời sống của các hộ nông dân càng thêm khó khăn. Việt Nam cũng chưa hình thành được hệ thống SX giống Hồ tiêu tại các vùng trọng điểm khiến năng suất còn yếu kém… Bên cạnh đó, SX tiêu chủ yếu là do khu vực hộ cá thể thực hiện, quy mô nhỏ, khả năng kiểm soát dịch bệnh kém. Dịch bệnh đang đe dọa khả năng phát triển bền vững của ngành trồng tiêu Việt Nam. Khả năng cạnh tranh của các DN thu mua, chế biến, XK tiêu trong nước còn yếu cả về vốn, kinh nghiệm thương mại quốc tế và quản trị rủi ro. Khủng hoảng kinh tế Thế giới nhất là khu vực châu Âu và Mỹ có thể kéo dài vốn là những thị trường XK chính của tiêu Việt Nam.
Các DN ngành tiêu cần đẩy mạnh đa dạng hóa các thị trường để giảm thiểu rủi ro thị trường XK. Hơn nữa nhiều nhà máy với công suất, công nghệ thiết bị cao, song công suất sử dụng, chế biến tạo giá trị gia tăng sản phẩm XK còn nhiều hạn chế.
Khâu tiếp thị, XTTM, xây dựng quảng bá thương hiệu còn chậm, thiếu chủ động, phần lớn còn bán qua trung gian.
Mặt khác, hiện các DNXK vẫn chưa biết làm ăn theo đúng luật KD, nghĩa là bán cái khách hàng cần chứ không phải cái chúng ta có. Đây cũng là nguyên nhân khiến thương hiệu Hồ tiêu Việt Nam vẫn mờ nhạt trên thị trường quốc tế. Một số nơi, người trồng vẫn mang tính nhỏ lẻ, việc đầu tư về giống, kỹ thuật... chưa được chú trọng, tình trạng “trồng - chặt, chặt - trồng” làm ảnh hưởng tới chất lượng và SL
Hồ tiêu. Tiếp đến là tình trạng làm ăn gian dối vẫn còn tiếp tục xảy ra khiến ngành Hồ tiêu phải đối mặt với nhiều rủi ro trong giao thương quốc tế. Hiện nhiều DN đang mua phải tiêu trộn đất để làm hàng XK. Không chỉ có “trộn đất”, việc trộn thêm lá, cọng tiêu cũng được nhiều nông dân và DN tận dụng. Đây là một rào cản lớn trong thương mại quốc tế nếu đối tác nước ngoài phát hiện ra.
Bên cạnh đó, dù Hồ tiêu Việt Nam đã có vị thế trên thị trường quốc tế nhưng trong 6 tỉnh trọng điểm SX (Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đăk Nông, Đăk Lăk, Gia Lai), chúng ta mới chỉ xây dựng được thương hiệu hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai). Hồ tiêu Việt Nam phải XK thông qua khâu trung gian, khi đưa ra thị trường Thế giới đều dưới tên nhà SX nước ngoài. Không có gì lạ khi nhiều người dùng không hề biết Hồ tiêu lại đến từ Việt Nam. Hiện nay giá XK Hồ tiêu có thương hiệu luôn cao hơn từ 15%-20% so với Hồ tiêu XK loại 1, nên trong nhiều năm qua, các DN sản xuất - kinh doanh và người trồng Hồ tiêu luôn chịu thiệt hại so với các quốc gia khác. Đây là vấn đề để các DN cần xem lại.
Về xã hội: SX – XK Hồ tiêu đã thu hút được nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho người dân góp xóa đói giảm nghèo, ổn định cho nhà SX và XK. Tuy nhiên do việc SX, XK Hồ tiêu chưa thật sự ổn định và thiếu tính bền vững nên tính bền vững về mặt làm giảm xóa đói giảm nghèo chưa thật sự tốt.
Về môi trường: Trong SX Hồ tiêu gần đây người SX đã quan tâm hơn đến vấn đề sử dụng phân bón, thuốc BVTV. Tuy nhiên do trình độ nhận thức cón kém và tâm lý chạy theo lợi nhuận nên phần nào họ chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân. Dẫn đến tình trạng sử dụng quá mức phân bón gây tình trạng bạc màu đất, thoái hóa tài nguyên đất, tác động trực tiếp đến mất cân bằng sinh thái. Ngoài ra, quy trình chế biến tiêu nông hộ còn thô sơ và lạc hậu dẫn đến hiện tượng tại các vùng chế biến tiêu trắng thường xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường do mùi hôi thối bốc lên từ các bể ngâm tiêu, nước rửa hạt tiêu sau khi ngâm ủ trong quá trình chế biến.