Đánh giá tính bền vững về môi trường

Một phần của tài liệu Một Số Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Bền Vững Để Hỗ Trợ Xuất (Trang 86 - 89)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT - XUẤT KHẨU HỒ TIÊU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

2.4 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH HỒ TIÊU VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUAN

2.4.3 Đánh giá tính bền vững về môi trường

Trong SX Hồ tiêu gần đây người SX đã quan tâm hơn đến vấn đề hạn chế sử dụng phân bón, thuốc BVTV. Tuy nhiên SX và XK Hồ tiêu của nước ta tiềm ẩn nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường. Công tác khuyến nông, tập huấn, hội thảo cho người SX còn hạn chế, cùng với việc mở rộng diện tích trồng trọt cũng như thâm canh tăng vụ là nguyên nhân dẫn đến sự thoái hóa đất nông nghiệp. Hơn nữa, do trình độ nhận thức còn kém và tâm lý chạy theo lợi nhuận nên phần nào họ chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân. Dẫn đến tình trạng sử dụng quá mức phân bón, thuốc BVTV không đúng qui cách nhằm tăng năng suất cây trồng gây tình trạng ô nhiễm môi trường đất, bạc màu đất, thoái hóa tài nguyên đất, tác động trực tiếp đến mất cân bằng sinh thái. Làm tăng mức độ quen thuốc, tăng tính chống thuốc ở các loài sâu bệnh, thúc đẩy việc hình thành các quần thể sâu bệnh kháng thuốc; tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích trong các hệ sinh thái nông nghiệp, các loài côn trùng ăn sâu hại, phá vỡ nguyên tắc tự cân bằng trong phát triển loài; gây độc cho gia súc, gia cầm và gây độc trực tiếp cho người nông dân; để lại dư lượng chất độc trong nông sản gây ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng. Hơn nữa do tập quán và kinh nghiệm làm vườn của các nông hộ SX, họ thường làm sạch cỏ trong vườn tiêu đã gián tiếp làm làm rửa trôi, thoái hóa đất. Ngoài ra, quy trình chế biến tiêu nông hộ còn thô sơ và lạc hậu dẫn đến hiện tượng tại các vùng chế biến tiêu trắng thường xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường do mùi hôi thối bốc lên từ các bể ngâm tiêu, nước rửa hạt tiêu sau khi ngâm ủ trong quá trình chế biến.

Hình 2.25: Việc áp dụng ISO 14000 tại các DNXK

Hình 2.26: Việc áp dụng HACCP 14000 tại các DNXK

Hệ thống tiêu chuẩn về quản lý chất lượng (ISO), phân tích rủi ro bằng phân tích tới hạn (HACCP) - là các tiêu chuẩn nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường Thế giới, là những giấy thông hành để các DN bước chân vào các thị trường nước ngoài một cách dễ dàng cũng như góp phần ổn định, bảo vệ môi trường sinh thái.

Nhưng việc thực hiện ở các DN còn hạn chế. Chỉ có 14% DN đã áp dụng HACCP, 19% DN đã áp dụng ISO 14000 và ISO 9000. Dẫn đến sản lượng XK của Việt Nam trong tương lai có thể sẽ giảm do nhu cầu của người tiêu dùng đòi hỏi về chất lượng ngày càng cao, cũng như tiêu chuẩn NK của các nước ngày càng khắc khe hơn để bảo vệ hàng hóa trong nước. Đồng thời môi trường sinh thái sẽ ô nhiễm và tài nguồn tài nguyên sẽ nhanh chóng cạn kiệt trong tương lai.

Tóm lại: Qua phần đánh giá tình hình phát triển sản xuất của ngành hồ tiêu trong nhưng năm qua Tác giả nhận thấy việc phát triển này chưa thật sự bền vững thể hiện ở các điểm sau:

Thứ nhất về sản lượng: Việc tăng SL hồ tiêu của Việt Nam trong các năm qua không phải do năng suất tăng cao mà chủ yếu là do mở rộng diện tích đất trồng. Bởi vì dù diện tích canh tác tăng nhanh qua các năm (Việt Nam hiện có khoảng 60.000 ha hồ tiêu – đã vượt 10.000 ha so với quy hoạch đến năm 2020 của Bộ NN&PTNT) nhưng SL tiêu hàng năm không tăng tương ứng thậm chí còn giảm vì tiêu chết, năng suất tiêu giảm dần (năm 2000 đạt 26,3 tạ/ha nhưng đến năm 2013 chỉ đạt 24,2 tạ/ha).

Thứ hai về chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm còn thấp, chất lượng tiêu chưa đồng đều, tỷ lệ hạt chín chưa cao, tỷ lệ tạp chất và độ ẩm còn lớn

 hiệu quả SX mang lại không cao từ đó làm giảm giá trị XK mang lại.

Thứ ba về VSATTP: Vẫn chưa thật sự được quan tâm và chú trọng. Các Hộ vẫn còn lạm dụng quá nhiều phân bón hóa học và thuốc BVTV để kích thích sự phát triển của cây trồng nhằm tăng sản lượng nhưng nó lại để lại hậu quả nghiêm trọng trong tương lai là: giảm tuổi thọ cây trồng, giảm sản lượng

19%

47%

35% Đã áp dụng

Chưa áp dụng Chuẩn bị áp dụng

14%

58%

28%

Đã áp dụng Chưa áp dụng Chuẩn bị áp dụng

trong tương lai, dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm cao gây ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng – đây sẽ là 1 trong những nguyên nhân làm cho XK giảm trong tương lai do yêu cầu của người tiêu dùng về chất lượng và VSATTP ngày càng cao.

Thứ tư là nhận thức của Hộ trồng tiêu và nhà SX còn kém: Tâm lý chạy theo lợi nhuận còn cao, họ sẵn sàng chặt bỏ cây trồng hiện tại để sang trồng cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Điều này làm cho việc phát triển SX hồ tiêu kém bền vững. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho XK hồ tiêu Việt Nam trong những năm qua mang lại giá trị không cao, chưa thật sự tương xứng với tiềm năng do nguồn cung không đảm bảo.

Thứ năm là sản phẩm hồ tiêu của Việt Nam SX ra chủ yếu là ở dạng thô hoặc chỉ qua sơ chế; sản phẩm còn khá đơn điệu (chủ yếu là tiêu đen và một số ít tiêu trắng) nên hiệu quả SX mang lại không cao dẫn đến XK mang lại giá trị thấp.

Thứ sáu là giống hồ tiêu: Công tác giống chưa được coi trọng đúng mức. Đa số Hộ tự để giống lại để SX đồng thời sử dụng biến pháp nhân giống vô tính nên chủng loại không phong phú bằng các quốc gia khác, chất lượng và năng suất giống không cao làm cho năng suất thu hoạch dẫn đến sản lượng thu hoạch giảm; khả năng chống chọi sâu bệnh kém làm cho cây hồ tiêu dễ bị dịch bệnh tấn công và chết hàng loạt gây ảnh hưởng đến người sản xuất, và đặc biệt làm việc XK hồ tiêu.

Thứ bảy là hình thức tổ chức SX còn nhỏ lẻ, mang tính tự phát và manh mún cao dẫn đến việc SX kém bền vững.

Thứ tám về trình độ của người SX và kinh nghiệm của người SX: Trình độ học vấn thấp; thiếu kinh nghiệm sản xuất nên thường SX theo tập quán địa phương theo kinh nghiệm là chính, đặc biệt là năng lực quản lý kinh tế hộ, kinh tế tập thể của nông dân, các tổ, nhóm, HTX còn hạn chế làm ảnh hưởng rất lớn đến các mô hình liên kết từ đó làm việc SX kém bền vững.

Thứ chín về mức độ liên kết giữa các chủ thể trong quá trình SX: Còn thấp, hành động rời rạc (Thực tế chứng minh rằng thay vì liên kết để thu mua hồ tiêu trực tiếp từ nông dân thì DN lại duy trì kết nối với hệ thống thương lái để giảm thiểu rủi ro), chưa có sự liên kết chặt chẽ của "4 nhà" làm các mô

hình sản xuất, quản lý mới tiến bộ trong sản xuất hồ tiêu khó thực hiện.

Thêm vào đó vẫn chưa có một chính sách khuyến khích mọi thành phần tham gia.

Thứ mười về mức độ đầu tư vào khâu chế biến và bảo quản vẫn còn những bất cập và hạn chế dẫn đến sản phẩm thu được chất lượng thấp, năng suất không cao và tổn thất sau thu hoạch lớn dẫn đến hiệu quả SX mang lại không cao.

Một phần của tài liệu Một Số Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Bền Vững Để Hỗ Trợ Xuất (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)