Tình hình phát triển ngành hồ tiêu trên Thế giới

Một phần của tài liệu Một Số Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Bền Vững Để Hỗ Trợ Xuất (Trang 36 - 41)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT - XUẤT KHẨU HỒ TIÊU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

2.1 VAI TRÒ, TRỊ TRÍ CỦA NGÀNH HỒ TIÊU VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

2.1.1 Tình hình phát triển ngành hồ tiêu trên Thế giới

Hồ tiêu là 1 trong những loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao. Sản phẩm hồ tiêu thông dụng trên thị trường Thế giới là tiêu đen, tiêu trắng và tiêu xanh, tiêu bột (Chi tiết về các loại sản phẩm hồ tiêu vui lòng xem phụ lục 1).

Ngày nay nhiều loại sản phẩm có giá trị đã được phát triển thêm từ hồ tiêu mà không cần dùng nguyên liệu hồ tiêu tốt để chế biến ra. Ví dụ như tiêu lép, là loại tiêu có phẩm cấp rất kém được dùng để sản xuất ra dầu tiêu. Ấn Độ là một nước có vị trí quan trọng trong việc SX và XK các sản phẩm hồ tiêu có giá trị tăng thêm.

2.1.1.2 Tình hình sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu trên Thế giới

Hồ tiêu bắt đầu được sản xuất từ đầu thế kỷ XX. Nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu trên Thế giới không ngừng gia tăng. Các nước SX và XK hồ tiêu chủ yếu trên Thế giới là Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Brazil, Srilanka, Malaysia, Trung Quốc (đảo Hải Nam). Tổng sản lượng (SL) SX của 7 quốc gia trên chiếm trên 90% tổng SL của Thế giới.

Có 3 kênh nhập khẩu chính: kênh các nước SX nhập khẩu để tái chế biến sau đó XK tiếp; kênh các nước chuyên KD hồ tiêu gồm Singapore, Hà Lan, Hồng Kông, và Tiểu Vương Quốc Ả Rập; và kênh các nước tiêu dùng tại các thị trường EU, Mỹ, Trung Ðông, Châu Phi và Châu Á. Ngoại trừ Trung Quốc, các quốc gia còn lại tham gia vào IPC nhằm tăng cường các hoạt động hợp tác để phát triển SX hồ tiêu thế giới.

 Diện tích, SX, tiêu thụ hồ tiêu trên TG có một số đặc điểm nổi bật sau:

Về diện tích: Theo thống kê của IPC diện tích trồng hồ tiêu Thế giới từ 2006 - 2010 giảm dần từ 526.000 ha xuống 442.000 ha/năm. Từ năm 2011 - 2013 tăng dần từ 451.000 ha lên 473.000 ha; Tuy nhiên chưa đạt mức cao nhất vào năm 2006 là 526.000 ha. Trong đó, tính hết năm 2013 thì Ấn Độ có đến 180.000 ha hồ tiêu.

Indonesia là nước có truyền thống trồng và XK hồ tiêu cũng có diện tích trồng rất

lớn gần 113.000 ha. Trong khi đó, các nước còn lại có diện tích tích trồng hồ tiêu không quá 50.000 ha.

Sản lượng SX: Theo thống kê của Nedspice SL tiêu từ 2006 - 2010 bình quân 337.000 tấn/năm. Đến năm 2011, 2012, 2013 SL tiêu theo đó là: 328.141 tấn, 392.655 tấn, 401.600 tấn. (Năm 2013 đạt 401.600 tấn cao nhất trong 14 năm qua)

Theo số liện thống kê của IPC và Nedspice, tình hình SX hạt tiêu năm 2013 tăng gần 3% so với năm trước là 401.600 tấn. Việc SX tiêu đen đạt 322.100 tấn trong khi SL hạt tiêu trắng ước tính đạt 79.500 tấn chiếm 24.68% và dự kiến tương lai SL tiêu trắng sẽ tiếp tục tăng cao. Tuy nhiên, con số tiêu thụ dao động xung quanh 350.000 tấn và còn lại tồn trữ trong kho là 100.076 tấn.

Hình 2.1: Bản đồ sản lượng SX và nhu cầu Hồ tiêu thế giới (Nguồn NEDSPICE) Từ hình 2.1 ta có thể thấy rõ ràng xu hướng SX và tiêu thụ tiêu toàn cầu từ năm 2000 đến nay, cụ thể như sau:

Sản xuất:

Từ năm 2000 - 2004 diện tích trồng hồ tiêu trên Thế giới gia tăng và SL cũng tăng nhanh chóng do giá tiêu trên thị trường Thế giới tăng khá cao từ năm 2000 làm cho nông dân đầu tư vào trồng mới diện tích và thâm canh lại những vườn tiêu già cỗi dẫn đến SL tăng đáng kể trong giai đoạn này. Cũng chính điều này dẫn đến dư cung, làm do giá tiêu giảm trong 4 năm tiếp theo. Nếu năm 2004 tổng SL trên toàn Thế giới đạt khoảng 362.160 tấn thì đến năm 2006, con số này chỉ còn khoảng 289.900 tấn, giảm 20% tương đương 72.260 tấn do các nước giảm diện tích canh tác, không đầu tư vào chăm sóc vườn trồng, cây trồng trở nên cằn cỗi và dịch bệnh bùng phát.

Lo ngại về sự phát triển của sâu, bệnh và sự suy thoái nhanh chóng của vườn trồng, năm 2006, IPC đã triển khai khá nhiều chương trình liên kết giữa các nước

thành viên về vấn đề chất lượng và kỹ thuật canh tác, trong đó đặc biệt chú trọng đến các biện pháp phòng trừ sâu bệnh. Đến năm 2009, tình trạng SX đã dần được cải thiện. Cụ thể, SL trên toàn Thế giới năm 2013 là 401.600 tấn. Việt Nam góp phần chủ yếu vào việc tăng trưởng này với SL tăng vọt chiếm hơn 35% trên tổng sản lượng.

Tóm lại: Sản xuất hồ tiêu toàn cầu đạt khoảng 273.811tấn vào năm 2000 và trải qua một thời gian đã có một sự gia tăng SL một cách đáng kể, đạt 401.600 tấn trong năm 2013 với sự đóng góp to lớn của các quốc gia có SL tiêu lớn như Việt Nam, Ấn Độ, Malaysia, và Brazil. Có được điều này là nhờ vào sự cải tiến trong cách quản lý, giống cây trồng cùng với việc trồng lại tiêu trong những năm trở lại đây.

Nhu cầu tiêu thụ Hồ tiêu:

Từ hình 2.1 ta có thể thấy nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu trên Thế giới tăng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước.

Tiêu thụ hồ tiêu toàn cầu đang tăng trưởng với tốc độ trung bình 3% ở những khu vực chính là Châu Á (chủ yếu là Ấn Độ và Trung Quốc) và Trung Đông. Tăng trưởng từ Châu Mỹ và Châu Âu (bao gồm Nga) tăng nhẹ và tương đối ổn định. Tiêu thụ hồ tiêu toàn cầu mỗi tháng xấp xỉ 30 nghìn tấn. Tại Châu Á, gồm cả các quốc gia sản xuất, mức tiêu thụ khoảng 12 nghìn tấn mỗi tháng. Điều đó cho thấy mức tiêu thụ hồ tiêu phản ứng khá chậm so với sự biến động về giá.

Từ năm 2006 nhu cầu hồ tiêu bắt đầu vượt qua khả năng cung ứng hàng năm, điều đó có nghĩa sự tăng trưởng nhu cầu của Thế giới ảnh hưởng đến sự sụt giảm về dự trữ hồ tiêu toàn cầu. Dự trữ hồ tiêu toàn cầu đạt giá trị thấp nhất trong năm 2011 với tỷ lệ dự trữ là 28%. Từ năm 2012 SL toàn cầu bắt đầu tăng lên khi người nông dân chăm sóc tốt hơn các cây tiêu. Cây hồ tiêu mới được trồng ở nhiều nước đang phát triển trong năm 2008-2009, bắt đầu đáp ứng SL cho các chuỗi cung ứng năm 2011-2012. Hình 2.1 cho thấy SL bắt đầu lấp đầy khoảng cách giữa cung và cầu trong năm 2012, trong năm 2013 nhận thấy sự cải thiện SL hơn nữa, biên độ đã vượt qua nhu cầu TG.

Năm 2012, sản lượng hồ tiêu sản xuất ra gần bằng với nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu trên Thế giới (khoảng 389.900 tấn).

Hình 2.2: 10 thị trường NK hồ tiêu nhiều nhất (Nguồn:Thống kê VPA năm 2013)

Diện tích, SX hồ tiêu tại mỗi quốc gia có một số đặc điểm nổi bật sau:

Nước SX hồ tiêu lớn thế giới là Việt Nam, Ấn Độ, Brazil, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, Srilanka, Thái Lan và Singapore. Việt Nam đứng đầu danh sách với thị phần SX hơn 35% Hồ tiêu toàn cầu. Ấn Độ và Indonesia ở vị trí thứ hai (16,19%), theo sau là Brazil với gần10%, Trung Quốc hơn 8%, Srilanka 4,38 %, Malaysia gần 4%... (SL SX và XK của các nước trên Thế giới xem phụ lục 6)

Hình 2.3: Biểu đồ thị phần sản xuất của các nước sản xuất chính năm 2013

Hình 2.4: Biểu đồ thị phần xuất khẩu của các nước sản xuất chính năm 2013

Nguồn: Báo cáo vụ mùa hồ tiêu của Nedspice năm 2013

Việt Nam: Việt Nam là quốc gia SX và XK hồ tiêu lớn nhất Thế giới. Việt Nam bắt đầu SX hồ tiêu vào năm 1990. Diện tích SX hồ tiêu tại Việt Nam dao động khoảng 50.000 ha. Sản lượng XK của Việt Nam từ năm 2000 đến nay thường đạt trên 100.000 tấn và đỉnh cao là năm 2013 đạt rất cao 137.000 tấn. Việt Nam đang đứng ở vị trí thứ nhất về SX và XK, với tỷ trọng khoảng gần 36% tổng sản lượng SX trong đó chiếm gần 48% tổng lượng XK hồ tiêu Thế giới.

Ấn độ: Ấn Độ là một trong những nước SX hồ tiêu sớm nhất trên Thế giới.

Ấn Độ trồng tiêu chủ yếu theo quy mô hộ gia đình. Hồ tiêu thường được trồng xen canh với các cây trồng lâu năm khác như dừa, và có suất đầu tỷ thấp nên năng suất không cao khoảng 0,5tấn/ha, mùa vụ thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 3. Sản phẩm chủ yếu là hạt tiêu đen có chất lượng trung bình. Ấn Độ lại tự tiêu thụ phần lớn sản

Brazil 9.71%

India 16.19%

Indonesia 16.19%

Malaysia 3.98%

Sri Lanka 4.38%

Vietnam 35.36%

China,PR.

8.72%

Khác 5.48%

Brazil

12.11% India

7.61%

Indonesia 20.75%

Malaysia 3.80%

Sri Lanka 3.80%

Vietnam 47.39%

China,PR.

0.86%

Khác 3.67%

10 thị trường nhập khẩu Hồ tiêu nhiều nhất

American 21%

Egypt 4%

Khác 33%

Germany 10%

United Arab 7%

Singapore Nerthlands 7%

5%

India 4%

Spain 3%

Russia 3%

England 3%

lượng tiêu SX được. Hàng năm, Ấn Độ nhập khẩu khoảng 12.000 tấn - 15.000 tấn chủ yếu từ Việt Nam, Srilanka và Indonesia để tái chế biến cho XK, thị trường chính là Trung Ðông, Bắc Mỹ và Châu Âu. Ấn Độ là nước SX duy nhất có sàn giao dịch hồ tiêu, và đang đứng ở vị trí thứ hai về SX và thứ tư về XK, với tỷ trọng khoảng 16,19% tổng SL nhưng chỉ đạt 7,61% tổng lượng XK hồ tiêu Thế giới.

Brazil: Hồ tiêu được trồng theo mô hình trang trại có diện tích trồng trung bình khoảng 3-5 ha/hộ, do địa hình tương đối bằng phẳng nên đã đưa cơ giới hóa vào SX. Năng suất trung bình đạt 1,5tấn/ha, mùa thu hoạch từ tháng 8 đến tháng 10.

Các sản phẩm chính là hạt tiêu đen (90%) và hạt tiêu trắng (10%) được SX theo tiêu chuẩn chất lượng hồ tiêu Brazil mới (2006) với mục tiêu nâng cao chất lượng ngay từ SX, thị trường chính là những quốc gia tiêu dùng tại Bắc Mỹ và Châu Âu. Do bị dịch bệnh kéo dài trong các năm 2005 – 2009 nên việc SX hồ tiêu ở Brazil gặp thất bại, dẫn đến SL thấp trong các năm này khoảng hơn 35.000 tấn. Đến nay, SL sản xuất của Brazil cũng chỉ đạt gần 40.000 tấn. Brazil đang đứng ở vị trí thứ ba về SX và XK, chiếm tỷ trọng khoảng gần 10% tổng SL nhưng lại chiếm 12.11% tổng lượng XK hồ tiêu Thế giới.

Indonesia: Indonesia nổi tiếng với hạt tiêu trắng được SX theo phương pháp truyền thống có chất lượng cao, hàng năm thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 10. Các sản phẩm hồ tiêu được XK cho tất cả các thị trường trên Thế giới tương tự như Việt Nam, hiện Indonesia đang đứng ở vị trí thứ hai về SX và XK với tỷ trọng gần 17%

nhưng thị phần XK rất cao gần 21% tổng SL và tổng lượng XK hồ tiêu Thế giới.

Malaysia: Mùa thu hoạch từ tháng 5 - 8 hàng năm. Malaysia chú trọng vào việc SX các sản phẩm có chất lượng cao với 75% là hạt tiêu đen và 25% là hạt tiêu trắng được chế biến thành nhiều dạng sản phẩm cho kênh bán lẻ trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng như tiêu ngâm, tiêu bột, tinh dầu. Thị trường XK chủ yếu là các nước tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ. Malaysia là nước đứng ở vị trí thứ 6 về SX và thứ 5 về XK với tỷ trọng tổng SL sản xuất và tổng SL XK hồ tiêu Thế giới gần 4%.

Sri Lanka: Có đặc điểm SX tương tự Ấn Ðộ, hiện đang đứng vị trí thứ 5 về SX và XK với tỷ trọng hơn 4% và hơn 3% tổng SL và tổng lượng XK của Thế giới.

Trung Quốc: Có đặc điểm SX tương tự Ấn Ðộ, hiện đang đứng ở vị trí thứ 4 về SX nhưng XK lại xếp thứ 7 trong 7 nước nghiên cứu bởi vì hồ tiêu của Trung

Quốc SX ra đa phần là dùng cho tiêu dùng trong nước. Tỷ trọng tổng SL sản xuất chiếm hơn4% và hơn 3% tổng lượng XK của Thế giới.

Một phần của tài liệu Một Số Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Bền Vững Để Hỗ Trợ Xuất (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)