Đánh giá tính bền vững về kinh tế

Một phần của tài liệu Một Số Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Bền Vững Để Hỗ Trợ Xuất (Trang 75 - 85)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT - XUẤT KHẨU HỒ TIÊU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

2.4 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH HỒ TIÊU VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUAN

2.4.1 Đánh giá tính bền vững về kinh tế

 Về chủ trương, chính sách quy hoạch và phát triển SX - XK hồ tiêu bền vững:

Nhà nước ta cùng các Bộ, Ngành từ Trung Ương đến địa phương, đã có sự quan tâm chỉ đạo, thực hiện công tác quy hoạch, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách cho phát triển SX – XK Hồ tiêu bền vững và bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Theo kết quả khảo sát các DNXK Hồ tiêu về chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các DN trong quá trình XK nhận được kết quả như sau: Đa số các DNXK nhận được sự hỗ trợ về chính sách XK (49%); chính sách khuyến khích đầu tư nghiên cứu công nghệ khoa học về SX, chế biến Hồ tiêu (35%) nhưng chỉ có 16% nhận được sự hỗ trợ về vốn.

Hình 2.10: Chính sách hỗ trợ của Nhà Nước đối với DNXK

Tuy nhiên một số chính sách chỉ mang tính định hướng chung chung, chưa thật sự gắn kết, chưa cụ thể hóa, chưa thật sự phù hợp với tình hình thực tiễn,... cần thiết phải bổ sung và hoàn thiện.

Công tác quy hoạch triển khai chưa đồng bộ. Bên cạnh đó, việc thực hiện quy hoạch cũng như kiểm tra giám sát chưa được chú trọng do vậy kết quả SX (diện tích trồng Hồ tiêu) biến động do tác động từ sự thay đổi của các yếu tố khác (giá hồ tiêu tăng người dân sẽ ồ ạt chặt bỏ những cây trồng có giá trị kinh tế thấp hơn để chuyển sang trồng cây hồ tiêu và ngược lại) từ đó sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất,

35% 49%

16%

Khuyến khích đầu tư nghiên cứu công nghệ khoa học về sản xuất, chế biến hồ tiêu Khuyến khích xuất khẩu

Hỗ trợ vốn

đồng thời tác động và ảnh hưởng đến việc XK hồ tiêu do nguồn cung biến động và thay đổi bất thường.

 Về diện tích, năng xuất và sản lượng:

Diện tích hồ tiêu đang trong giai đoạn phát triển tăng trưởng nóng (Chỉ trong vòng 3 năm (2011-2013) đã có 2.500 ha được trồng mới và hiện tại vẫn đang tiếp tục tăng, nhất là tại khu vực các tỉnh Tây Nguyên) vượt quá quy hoạch đã đặt ra (tính đến hết năm 2013, diện tích tiêu cả nước đã đạt gần 60.000 ha, vượt 17% so quy hoạch đến năm 2020 (50.000 ha) của Bộ NN&PTNT). Ngoài ra các hộ trồng tiêu khảo sát vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc phát triển SX hồ tiêu bền vững. Họ sẵn sàng tăng hoặc giảm diện tích canh tác khi lợi nhuận thu được từ cây hồ tiêu tăng hoặc giảm. Theo kết quả khảo sát của tác giả tại các hộ thu được 8% hộ trả lời sẽ mở rộng diện tích đất trồng tiêu khi thấy các hộ khác tăng diện tích, 13% khi giá Hồ tiêu tăng và có đến 78% hộ trả lời sẽ tăng diện tích cây hồ tiêu khi trồng cây hồ tiêu có lãi. Hiện nay, giá hồ tiêu đang có xu hướng tăng do vậy việc mở rộng diện tích một cách tự phát sẽ còn cao trong những năm tới.

Hình 2.11: Biểu đồ thể hiện các nhân tố tác động đến việc mở rộng diện tích trồng hồ tiêu ở các Hộ

Năng suất trung bình giảm qua các năm (năm 2010 đạt khoảng 3-3,5 tấn/ha nhưng đến năm 2013 chỉ còn 2,4 tấn/ha, tương ứng năng suất bình quân giảm hơn 10%/năm). SL Hồ tiêu thu hoạch năm sau cao hơn năm trước nhưng việc SL tăng này không phải do năng suất tăng cao mà chủ yếu là do mở rộng diện tích đất trồng.

Tuy diện tích trồng cây hồ tiêu tăng lên nhưng năng suất và SL là không tăng tương ứng mà còn giảm do việc mở rộng diện tích canh tác tại những vùng đất không phù hợp, chưa kiểm soát được tình trạng sâu bệnh. Việc phát triển ổ ạt, khai thác tận thu của các nông hộ như hiện nay dễ dẫn đến những thành quả đã được trước đây có thể bị phá hỏng. Hơn nữa, với tình trạng người dân đầu tư theo phong trào sẽ dễ dẫn đến mất kiểm soát về nguồn cung, chất lượng sản phẩm, trong khi các thị trường

13% 1%

78%

8% Giá hồ tiêu tăng

Giá hồ tiêu giảm Trồng hồ tiêu có lãi

Các hộ khác tăng diện tích đất trồng

NK đòi hỏi tiêu chí chất lượng ngày một cao. Do vậy, cần có kế hoạch phát triển SX bền vững từ đó tạo nguồn cung ổn định giúp phát triển XK hồ tiêu bền vững.

 Chuỗi cung ứng hồ tiêu:

Hình 2.12: Biểu đồ thể hiện kênh tiêu thụ Hồ tiêu tại các Hộ

Hình 2.13: Biểu đồ thể hiện kênh cung ứng Hồ tiêu cho các DN

Theo kết quả khảo sát có khoảng 4% Hộ bán thẳng cho các công ty XNK theo hợp đồng và 11% Hộ bán cho đại lý thu mua bằng cách chở đến đại lý hoặc gọi điện thoại cho đại lý đến nhà để bán. Kết quả này có được một phần do các tỉnh thuộc Đông Nam Bộ có hệ thống giao thông và thông tin liên lạc phát triển tốt, mặt khác SL thu hoạch của mỗi nông hộ thường trên 1 tấn. Tuy nhiên việc bán thẳng này vẫn còn ít, lượng tiêu còn lại (gần 85%) Hộ trồng tiêu bán cho các thương lái đến thu mua tại nhà. Kết quả này phù hợp khi Tác giả khảo sát nguồn cung chủ yếu của các DN cho thấy đa phần DN mua từ các thương lái (63%), từ các DN khác và kết hợp nhiều hình thức thu mua (cùng chiếm 16%), trong khi thu mua trực tiếp từ Hộ chỉ chiếm 5%. Với cách thức thu mua này, DN rất khó kiểm soát chất lượng tiêu về nguồn gốc, quy trình kỹ thuật trồng tiêu, chủng loại tiêu,… Trong khi, thương lái thường thu được khoảng chênh lệch thông qua việc mua rẻ bằng cách ép giá nông dân và bán mức giá cao cho DN. Với cách này thương lái có thể làm giá tiêu trên thị trường tăng cao, gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng và hoạt động XK thậm chí có thể làm lũng đoạn thị trường.

 Qui trình tổ chức sản xuất, thu hoạch và bảo quản:

Giống: Do tập quán canh tác theo truyền thống, kinh nghiệm là chính nên đa phần giống là do các hộ SX tự để lại (giống cũ) mà không qua quá trình chọn lọc nên chất lượng và năng suất giống không cao, quả chín không đều, chống chịu sâu bệnh kém hơn so với các giống nhập nội. Bên cạnh đó, các hộ SX thường sử dụng nhân giống vô tính nên chủng loại không phong phú bằng các quốc gia khác. Theo kết quả khảo sát có khoảng 67% hộ dân đang trồng giống Vĩnh Linh, 25% hộ trồng giống tiêu Trâu, 17% hộ trồng giống Tiêu Sẻ còn lại 1% hộ trồng giống tiêu khác.

85%

4% 11% Người thu gom

Các công ty chế biến và xuất khẩu Việt Nam Đại lý thu mua

0%5%16% 63%

16%

Doanh nghiệp tự trồng Kết hợp nhiều hình thức Thu mua từ các hộ dân Thu mua từ các thương lái Thu mua từ các doanh nghiệp khác

Đến nay giống Hồ tiêu đang là một nội dung được các nhà khoa học và người SX rất quan tâm nhưng chưa có hướng đi cụ thể và đầu tư thích hợp của các ban ngành và các cấp. Công tác khuyến nông có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc phát triển SX hồ tiêu bền vững. Từ đó, tạo nguồn cung ổn định, chất lượng cao phục vụ cho công tác XK. Tuy nhiên công tác này thực hiện vẫn chưa tốt. Qua kết quả khảo sát các Hộ trồng tiêu, thì có đến 73% các Hộ tự để giống lại, tự ươm cây con mà không qua bất kỳ sự chọn lọc nào, 24% Hộ cho biết mua giống tại thị trường cung cấp giống của Huyện, còn lại 3% Hộ còn lại là mua giống từ các Hộ trồng tiêu khác có năng suất, SL cao của năm trước. Từ kết quả trên cho thấy, ý thức của Hộ nông dân về việc nâng cao chất lượng giống hồ tiêu để đạt năng suất cao, khả chống chịu được sâu bênh tốt vẫn chưa được cao; công tác giống chưa được coi trọng đúng mức làm giảm đáng kể giá trị XK. Họ vẫn chủ yếu trồng và canh tác theo thói quen, kinh nghiệm và tập quán là chính. Điều này là một trong những nguyên nhân gây nên sự phát triển XK hồ tiêu không bền vững.

Hình 2.14: Biểu đồ thị trường cung cấp giống cho các Hộ

Hình 2.15: Biểu đồ thể hiện tình trạng sử dụng phân bón vô cơ cho 1 trụ /năm ở Hộ

Hình 2.16: Biểu đồ thể hiện tình trạng sử dụng phân bón hữu cơ cho 1 ha /năm ở Hộ Phân bón: Theo kết quả khảo sát phần lớn (80%) Hộ bón phân hóa học NPK cho mỗi trụ tiêu từ 1,5 – 2kg/năm cao gấp 1,6 lần lượng phân bón chuẩn cho 1 trụ tiêu cần để phát triển. Trong khi lượng phân hữu cơ được bón với số lượng khá khiêm tốn khoảng từ 5 – 10 tấn/ha/năm (chiếm khoảng 72%). Việc việc sử dụng phân vô cơ (nhất là phân đạm và phân lân) quá nhiều, cao hơn nhiều lần so với năng suất tiềm năng của cây hồ tiêu đã gây lãng phí, làm giảm năng xuất; sử dụng nhiều phân bón hóa học thay vì phân hữu cơ có thể giúp cây tăng trưởng và đạt sản lượng

24%

73%

3%

Thị trường giống

Tự để giống lại, tự ươm cây con Hộ trồng tiêu khác

18%

80%

1% 1%

1,0– 1,5 kg/trụ/năm 1,5 – 2,0 kg/trụ/năm 2,0 – 2,5 kg/trụ/năm Trên 2,5 kg/trụ/năm

2%

72%

26%

Dưới 5 tấn

Từ 5 tấn đến dưới 10 tấn Trên 10 tấn đến dưới 15 tấn

cao trong hiện tại nhưng sẽ làm giảm tuổi thọ trung bình của cây cũng như giảm SL trong tương lai. Việc sử dụng quá nhiều phân vô cơ sẽ là mất đi độ phì nhiêu của đất, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, môi trường đất và nguồn nước ngầm. Sau khi sử dụng quá nhiều phân hóa học, các hộ nông dân lại phải sử dụng một lượng lớn thuốc BVTV để trị bệnh cho cây Hồ tiêu làm cho môi trường đất ở các vùng trồng tiêu đều chịu áp lực. Hơn nữa, kỹ thuật phun phân bón lá là kỹ thuật cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hiệu quả nhất nhưng chỉ có khoảng 23% hộ dân kết hợp cả 2 hình thức bón gốc và bón lá còn lại đa số hộ thường bón vào gốc. Dẫn đến chất lượng cây phát triển không tốt do việc hấp thụ chất dinh dưỡng của cây không tốt. Nguyên nhân là do công tác khuyến nông chưa được quan tâm đúng mức, việc tổ chức tập huấn, hội thảo cho người SX còn hạn chế và chưa thường xuyên.

Hình 2.17: Hình thức bón phân của các Hộ

Hình 2.18: Hành động của Hộ khi cây Hồ tiêu bi dịch bệnh tấn công

Về chăm sóc và sử dụng thuốc BVTV, phòng trừ sâu bệnh: kỹ thuật chăm sóc vườn cây còn dựa trên kinh nghiệm truyền thống nên hộ nông dân thường làm sạch cỏ trong vườn tiêu, việc làm này dễ làm mất quân bình sinh thái trong vườn tiêu, tạo điều kiện cho nước chảy tràn trong mùa mưa, phát tán nhanh và rộng nấm gây bệnh chết nhanh, chết chậm và tuyến trùng; nhận thức, hiểu biết của người SX còn hạn chế nên việc sử dụng thuốc BVTV chưa đúng phương pháp, quy trình kỹ thuật (90% hộ khảo sát phun đại trà thuốc BVTV lên cây hồ tiêu nhằm phòng ngừa sâu bệnh); ý thức của người SX, Hộ trồng tiêu về hướng xử lý dịch bệnh còn quá mơ hồ, và sơ sài vì thiếu kiến thức dẫn đến tình trạng dịch bệnh bùng phát nhanh và không thể cứu chữa gây ra thiệt hại vô cùng lớn. Theo kết quả khảo sát các Hộ trồng tiêu về những hành động khi cây trồng bị dịch bệnh tấn công thì 3% trả lời là báo cho cán bộ kỹ thuật tìm hiểu nguyên nhân và xin hướng dẫn, 28% hỏi kinh nghiệm của các hộ khác về cách xử lý dịch bệnh, 68% và 1% số hộ còn lại trả lời là trồng lại vụ khác và chuyển đổi cây trồng. Việc lạm dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu sẽ ảnh hưởng đến VSATTP của sản phẩm và môi trường sống của cây tiêu. Để tránh giảm

77%

23% Bón gốc

Bón lá Cả hai

3%

68%

28%

1% Báo cho cán bộ khuyến nông, nhà chức trách tìm hiểu nguyên nhân, xin hướng dẫn Trồng lại vụ khác

Hỏi kinh nghiệm xử lý của các hộ khác Khác

SL, nguy cơ sâu bệnh bùng phát buộc lòng người trồng phải dùng nhiều phân hóa học, thuốc BVTV. Vòng luẩn quẩn cứ thế tiếp diễn là yếu tố tác động mạnh đến hoạt động SX, chế biến, XK của ngành tiêu.

Qui trình tổ chức: Tổ chức SX hồ tiêu chủ yếu theo hình thức hộ gia đình và trang trại; quy trình SX còn giản đơn, thủ công, mang tính truyền thống, địa phương nên SL và năng suất không cao. Việc tổ chức SX còn phân tán, quy mô nhỏ lẻ của các Hộ (theo khảo sát đa số hộ có diện tích canh tác nhỏ hơn 0,5 ha chiếm 72%, từ 0,5 đến 1ha chiếm 24% còn lại là trên 1ha); hơn nữa chưa có sự kết hợp giữa SX – chế biến - tiêu thụ làm cản trở cho việc SX hồ tiêu chất lượng cao theo yêu cầu của xuất khẩu. Phần lớn người SX hồ tiêu chưa ý thức rõ ràng việc phân loại sản phẩm dẫn đến việc trộn lẫn hồ tiêu kém chất lượng với tiêu đạt tiêu chuẩn làm giảm chất lượng sản phẩm XK. Bênh cạnh đó việc trồng rải rác nhiều giống tiêu khác nhau làm cho chất lượng thành phẩm không đồng đều. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho việc chế biến tiêu XK gặp nhiều khó khăn.

Công tác khuyến nông, chuyển giao công nghệ: Công tác khuyến nông được triển khai tích cực trong thời gian. Qua khảo sát thấy được khoảng gần 70% số hộ nhận được hỗ trợ của các nhà khuyến nông trong quá trình SX (như: cách sử dụng phân bón, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây). Tuy nhiên, công tác chuyển giao còn mang tính lý thuyết chưa mang tính thực hành cao và việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế, phương thức tuyên truyền chưa thật sự phù hợp với khả năng tiếp nhận thông tin của nông hộ nên hiệu quả đạt được chưa cao. Theo khảo sát thì đa số Hộ nhận được sự hỗ trợ qua các tài liệu, sách hướng dẫn (chiếm 62%); tiếp đến là qua các chương trình khuyến nông (hướng dẫn tập trung) nhưng vẫn còn hạn chế (chiếm khoản 37%); thấp nhất là hướng dẫn trực tiếp (chiếm 1%).

Hình 2.19: Biểu đồ thể hiện mức độ hỗ trợ của công tác khuyến nông

Hình 2.20: Biểu đồ thể hiện hình thức hỗ trợ của công tác khuyến nông

Qui trình thu hoạch: Theo kết quả khảo sát 90% Hộ thu hoạch tiêu khi tỉ lệ trái chín còn quá thấp (dưới 10%). Hạt tiêu khi chín được thu hoạch bằng tay, thông

69%

31%

Không 62%

1%

37%

Cung cấp tài liệu, sách báo Hướng dẫn trực tiếp Hướng dẫn tâp trung

thường nông dân sẽ hái cả chùm trái nên chất lượng hồ tiêu kém (do quả chín không đồng đều).

Hình 2.21: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ quả chín khi thu hoạch

Hình 2.22: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch

Đầu tư cho chế biến và cơ sở hạ tầng khác (sân phơi, hệ thống kho bảo quản, máy móc thiết bị) đã dần được quan tâm. Tuy nhiên, tích lũy vốn của người SX còn hạn chế đã ảnh hưởng đến SL và chất lượng sản phẩm. Thiết bị xạc tiêu, chế biến thô sơ, lạc hậu, sân phơi thiếu (theo khảo sát còn khoảng 13% hộ phơi tiêu trên tấm bạt) và đa số các Hộ không có kho bảo quản hồ tiêu sau thu hoạch dẫn đến chất lượng Hồ tiêu không được đảm bảo và tổn thất sau thu hoạch lớn trên 10% (chiếm 83%).

Trong mùa thu hoạch hồ tiêu, tình trạng Hộ nông dân phải bán vội sản phẩm sau khi thu hoạch, đôi khi phải bán trong những thời điểm giá không thuận lợi do không có kho chứa cũng như phải trang trải nhu cầu sinh hoạt và trả nợ. Bởi vì, phần lớn nguồn vốn dùng trồng tiêu của các Hộ là đi vay ngân hàng (51%), vay mượn từ bà con (37%), hùn vốn với hộ khác (5%) chỉ có 4% là từ vốn tích lũy. Bên cạnh đó hệ thống đại lý thu mua chưa đáp ứng đầy đủ nên người SX thường bán cho thương lái, dẫn đến kết quả và hiệu quả SX hồ tiêu thấp, người nông dân thu được lợi ích thấp nhất trong chuỗi XK hồ tiêu.

Tình hình chế biến hồ tiêu: Thông thường hồ tiêu chỉ được người SX sơ chế (phơi khô và loại bỏ tạp chất) sau đó bán cho thương lái, thương lái bán cho nhà XK. Đa số các DNXK hiện nay không chế biến lại tiêu đã thu mua mà chỉ đóng gói, làm nhãn mác theo đúng yêu cầu của người NK hoặc gia công sơ chế lại sản phẩm bằng dây chuyền tách tạp chất và phân loại sản phẩm trước khi XK. Tỉ lệ Hồ tiêu XK không qua chế biến ở nhà máy được ước tính khoảng 55-60%. Đây là một trong những lý do kiến cho hồ tiêu Việt Nam bị ép giá trên thị trường thế giới. Nguyên nhân của vấn đề trên do công nghệ hiện đại (chế biến tiêu sạch theo tiêu chuẩn ASTA) là rất lớn chỉ có các DN mạnh mới có đủ điều kiện để đầu tư.

 Tình hình xuất khẩu hồ tiêu:

90%

10%

5% - 10%

11% - 15%

13%

83%

4%

Dưới 5%

Từ 5% - dưới 10%

Trên 10%

Một phần của tài liệu Một Số Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Bền Vững Để Hỗ Trợ Xuất (Trang 75 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)