CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.7 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Biến độc lập là phong cách lãnh đạo bao gồm: phong cách lãnh đạo mới về chất, phong cách lãnh đạo nghiệp vụ, phong cách lãnh đạo tự do theo mô hình MLQ của Bass and Stogdill, 1990; Zagorsek et al., 2009; Avolio, 2011.
Biến phụ thuộc là văn hóa tổ chức bao gồm 3 loại hình văn hóa thể hiện là:
văn hóa đổi mới, văn hóa hỗ trợ, văn hóa hành chính theo mô hình của Wallach, 1983.
Mối quan hệ giữa các phong cách lãnh đạo và văn hóa tổ chức đổi mới. Các nghiên cứu trước đã kiểm chứng mối quan hệ này: Muhamad Khodri Krolib Jati, International accounting and business and business conference 2015, IABC.
“Transformantional Leadership and Organizational Culture: A case of MAHB”.
Bass, BM and Avolio, B.J, 1993. “Transformantional Leadership and Organizational Culture”. Manal ElKordy, Business Management Dynamics Vol.3, No.5, Nov 2013, pp.15-26. “Transformantional Leadership and Organizational Culture as Predictors of Employees Attitudinal Outcomes”. Zagorsek, H. et al., 2009. “Transactional and transformational leadership impacts on organizational learning. Journal for East European management studies, 14(2), pp.144-65”.
Nguyễn Thị Mai Trang, 2007. “Ảnh hưởng của văn hóa tổ chức và phong cách lãnh đạo đến kết quả làm việc của nhân viên và lòng trung thành của họ đối với tổ chức”. Văn hóa tổ chức ứng với phong cách của các lãnh đạo mới về chất thường tạo ra cảm nhận về mục đích chung và tình cảm thân thiết giữa các nhân viên. Lãnh đạo cấp trên nhận thức được trách nhiệm cá nhân trong việc giúp đỡ các thành viên mới hòa nhập vào văn hóa công ty. Lãnh đạo và nhân viên cùng chia sẽ lợi ích và cảm nhận quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Cam kết tổ chức có định hướng dài hạn. Bass
& Avolio (1993) cho rằng mức độ đổi mới và chấp nhận rủi ro có thể giảm đi với phong cách lãnh đạo nghiệp vụ nhưng lãnh đạo mới về chất lại có thể thiết lập văn hóa tổ chức đổi mới ở mức độ cao. Với việc truyền cảm hứng cho nhân viên trong công việc, và việc sẳn sàng thay đổi để thích ứng tốt hơn với môi trường kinh
Doanh, lãnh đạo mới về chất không chấp nhận lề thói cổ hủ, những nguyên tắc rườm rà gây cản trở cho quá trình hoạt động của tổ chức. Vì vậy:
- H1a: phong cách lãnh đạo mới về chất có tác động dương đến văn hóa đổi mới.
- H1b: phong cách lãnh đạo nghiệp vụ có tác động dương đến văn hóa đổi mới.
- H1c: phong cách lãnh đạo tự do có tác động âm đến văn hóa đổi mới.
Mối quan hệ giữa các phong cách lãnh đạo và văn hóa tổ chức hỗ trợ. Các nghiên cứu trước đây đã kiểm chứng mối quan hệ này: A. Zafer Acar, 2012.”Organizational culture, leadership styles and organizational commitment in Turkish logistics industry”. Cassida, J.et al., 2008. “Leadership – Organizational Culture Relationship in Nursing Units of Acute Care Hospitals, Nurding economics, Vol26, No.1”. Hamza Mohammad Saleh AL-Elaumi, 2014. The relationship between leadership styles and types of organizational culture in orange and umniah telecommunication companies in Jordan: A comparative research. Lãnh đạo là một quá trình mà một người ảnh hưởng đến những người khác để hoàn công việc và chỉ đạo tổ chức theo cách làm cho nó gắn kết và mạch lạc hơn. Các nhà lãnh đạo thực hiện quá trình này bằng cách áp dụng kiến thức và kỹ năng lãnh đạo của họ (Clark, 1997). Lãnh đạo đã được xem xét từ nhiều góc nhìn, bao gồm (Chaganti et al., 2002, Yukl, 1998), và đã được liên kết với nhiều vấn đề về tổ chức. Trong nghiên cứu hiện tại mối quan hệ giữa lãnh đạo và cam kết về tổ chức đã được xem xét trong bối cảnh các phong cách lãnh đạo chuyển đổi và phong cách lãnh đạo nghiệp vụ (Burns, 1978; Bass & Avolio, 1994). Các phong cách lãnh đạo chuyển đổi và lãnh đạo nghiệp vụ (Avolio et al., 1999, Bass, 1985, Bass & Avolio, 1994, Burns, 1978) như là một phần của các lý thuyết lãnh đạo hiện đại đã thu hút được sự quan tâm lớn từ những năm 1980. Lý thuyết biến đổi thường được áp dụng cho phong cách lãnh đạo nghiệp vụ, nhấn mạnh đến các khoản thưởng ngẫu nhiên và quản lý bởi các ngoại lệ để gây ảnh hưởng đến động cơ của những người theo dõi (Bass, 1990). Những nhà lãnh đạo nghiệp vụ được đánh giá là tương phản với các nhà lãnh đạo chuyển đổi, và họ trao đổi các phần thưởng có giá trị dựa trên một hành vi
mong muốn (Bums, 1978; Waldman et al., 1987). Như Bass (1985) cung cấp, các nhà lãnh đạo có khả năng trở thành nghiệp vụ và chuyển đổi. Hai kiểu này là phong cách đã được tìm thấy có hiệu quả dưới các loại điều kiện khác nhau, chẳng hạn như sự khác biệt trong các loại công việc và / hoặc loại cấp dưới (Chaganti et al., 2002).
Theo lý thuyết, mối quan hệ giữa các nhà lãnh đạo nghiệp vụ và những nhân viên có hình thức trao đổi kinh tế dựa trên các giao dịch. Các nhà lãnh đạo nghiệp vụ được nói đến trong nghiên cứu của (Bass & Avolio, 1993). Vì vậy phong cách lãnh đạo nghiệp vụ có tác động cùng chiều với phong cách lãnh đạo mới về chất nhưng mức độ ảnh hưởng đối với văn hóa tổ chức là thấp hơn, nên rút ra:
- H2a: phong cách lãnh đạo đổi mới về chất có tác động dương đến văn hóa hỗ trợ.
- H2b: phong cách lãnh đạo nghiệp vụ có tác động dương đến văn hóa hỗ trợ.
- H2c: phong cách lãnh đạo tự do có tác động âm đến văn hóa hỗ trợ.
Mối quan hệ giữa các phong cách lãnh đạo và văn hóa tổ chức hành chính.
Các nghiên cứu trước đây đã kiểm chứng mối quan hệ này: Schen, E.H., 1992.
“Organizational culture and leadership” 2nd ed. San Francisco, CA: Jossey – Bass”, Darwis, T.K., 2010.”The relationship of leadership styles and Organizational culture: case study of an Oil and Gas company in Indonesia, Journal Management Technology. Vol.9. No.3”. Phạm Đình Ân, 2013. “Mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và văn hóa tổ chức: Nghiên cứu tại ngân hàng thương mại Việt Nam”. Do sự vắng mặt và tham gia của lãnh đạo trong việc ra quyết định của tổ chức nên ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo tự do có mối tương quan ngược chiều với phong cách lãnh đạo về chất. Tổ chức hoạt động mà thiếu đi tầm nhìn và tổ chức quản lí sẽ tự vận hành theo trình tự thủ tục hành chính, sự kết nối hỗ trợ không được thực hiện, tinh thần về đổi mới về phát triển cũng không tồn tại. Còn đối với phong cách lãnh đạo nghiệp vụ tương tác thuận chiều với văn hóa tổ chức sẳn có nhằm hỗ trợ
phát huy những quy tắc đã định hình; nên trong môi trường văn hóa hành chính phong cách lãnh đạo nghiệp vụ cũng có tác động dương, vì vậy:
- H3a: phong cách lãnh đạo mới về chất có tác động âm đến văn hóa hành chính.
- H3b: phong cách lãnh đạo nghiệp vụ có tác động dương đến văn hóa hành chính.
- H3c: phong cách lãnh đạo tự do có tác động dương đến văn hóa hành chính.
PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO VĂN HÓA TỔ CHỨC
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu tổng quát kiểm định mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và văn hóa tổ chức
PCLĐ mới về chất
PCLĐ tự do PCLĐ nghiệp
vụ
Văn hóa hỗ trợ Văn hóa đổi mới
Văn hóa hành chính
H1a
H2b
H1c
H2a H3a
H1b
H3b
H2c H3c