CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.5 Kết quả kiểm định hồi qui MLR
Bảng 4.6 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến Correlations
DM HT HC TF TA LF
DM Pearson
Correlation 1 .560** -.247** .690** .422** .115*
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .032
N 350 350 350 350 350 350
HT Pearson
Correlation .560** 1 -.368** .518** .214** -.120*
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .025
N 350 350 350 350 350 350
HC Pearson
Correlation -.247** -.368** 1 -.496** .436** .428**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
N 350 350 350 350 350 350
TF Pearson
Correlation .690** .518** -.496** 1 .176** .016
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .001 .773
N 350 350 350 350 350 350
TA Pearson
Correlation .422** .214** .436** .176** 1 .569**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .001 .000
N 350 350 350 350 350 350
LF Pearson
Correlation .115* -.120* .428** .016 .569** 1
Sig. (2-tailed) .032 .025 .000 .773 .000
N 350 350 350 350 350 350
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).
Theo bảng 4.6 thì tương quan không loại nhân tố nào vì sig giữa từng biến độc lập với biến phụ thuộc đều nhỏ hơn .05.
Xét mối tương quan giữa các biến ta thấy sự tồn tại tương quan giữa các biến độc lập TF, TA, LF3 với các biến phụ thuộc DM, HT, HC3 và hệ số tương quan dao động từ 0.115 đến 0.690 (Bảng 4.6). Tất cả đều đạt với mức ý nghĩa 0.01 và 0.05.
Điều này có thể kết luận rằng các biến độc lập này có thể đưa vào mô hình hồi qui bội để giải thích cho các biến phụ thuộc. Đồng thời kết quả cũng cho thấy mối tương quan giữa các biến độc lập dao động từ 0.176 đến 0.569 với mức ý nghĩa 0.05. Vậy trong tổng thể, với mức ý nghĩa 5% tồn tại mối tương quan giữa các biến độc lập với nhau.
Kết quả xác định hệ số điều chỉnh (R2 điều chỉnh) đạt ≥ .20: R2 mô hình 1 là .776, R2 mô hình 2 là .586, R2 mô hình 3 là .744 (Phụ lục F – Phân tích tương quan, hồi qui). Vậy các mô hình hồi qui tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đến mức >20% biến thiên của biến phụ thuộc có thể được giải thích bởi sự biến thiên từ các biến độc lập.
Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình hồi qui MLR sử dụng phép kiểm định F trong ANOVA với giả thuyết H0: αi, βi, ài trong mụ hỡnh đồng thời bằng 0 (H0:
αi = 0, βi = 0, ài = 0). Kết quả phõn tớch hồi qui (Phụ lục F) cho thấy kiểm định F các mô hình đều có mức ý nghĩa sig = 0.000b (nhỏ hơn rất nhiều so với 0.05) nên nghiên cứu hoàn toàn an toàn khi bác bỏ giả thuyết H0. Hay các mô hình hồi qui đã xây dựng phù hợp với tổng thể.
Kiểm định giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập: tức kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến . Hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra khi dung sai T (Tolerance) của một biến độc lập nào đó càng nhỏ, hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) của biến đó sẽ càng lớn. Thông thường, nếu VIF của một biến độc lập nào đó >10 thì biến đó hầu như không có giá trị giải thích biến thiên của biến phụ thuộc trong mô hình MLR (Hair et al., 2006). Theo Nguyễn Đình Thọ (2011, trang 497) nếu VIF > 2 thì nghiên cứu cần cẩn thận trong diễn giải các trọng số hồi qui. Kết quả cho thấy hệ số VIF lớn nhất đạt 1.542 < 2 (Phụ lục F – Phân tích tương quan, hồi qui) tức là quay quanh giá trị trung bình của phần dư trong một phạm vi không đổi. Điều này có nghĩa là phương sai của phần dư không đổi và tồn tại quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập.
Kiểm tra sự phù hợp các giả định phương sai của phần dư không đổi và quan hệ tuyến tính: nghiên cứu sử dụng đồ thị phân tán Scatterplot của phần dư đã được chuẩn hóa (standardized residual) và giá trị dự toán đã được chuẩn hóa (standardized predicted value). Quan sát đồ thị, ta thấy các phần dư phân tán ngẫu nhiên quanh trục 0 (Phụ lục F – Phân tích tương quan, hồi qui) tức là quay quanh giá trị trung bình của phần dư trong một phạm vi không đổi. Điều này có nghĩa là phương sai của phần dư không đổi và tồn tại quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập.
Bảng 4.7: Hệ số hồi qui của các mối quan hệ (chưa chuẩn hóa) Giá
thuyết
Mối quan hệ giữa các khái niệm
Ước lượng (sai lệch
chuẩn) Giá
trị t Giá trị p (sig) H1 PCLĐ => Văn hóa đổi mới 0.693 (0.126) 5.508 0.000b H2 PCLĐ => Văn hóa hỗ trợ 1.530 (0.128) 11.984 0.000b H3 PCLĐ => Văn hóa hành chính 2.131 (0.113) 18.780 0.000b
Kết quả ước lượng hồi qui (chưa chuẩn hóa) của các tham số chính trong mô hình lý thuyết được trình bày ở Bảng 4.7. Các kết quả cho thấy các mối quan hệ đều có ý nghĩa thống kê (p < 5%), nghĩa là các giả thuyết (H1 đến H3) về mối quan hệ giữa các khái niệm đề ra trong mô hình nghiên cứu đều được chấp nhận.
Bảng 4.8: Mô hình hồi qui theo hệ số chuẩn hóa
STT Giá thuyết Mô hình hồi qui Phụ lục
H1 PCLĐ => Văn hóa đổi mới
DM = 0.693 + 0.421 TF + 0.313 TA - 0.84 LF + ε1
MLR 1
H2 PCLĐ => Văn hóa hỗ trợ
HT = 1.530 + 0.257 TF + 0.205 TA - 0.189 LF + ε2
MLR 2
H3 PCLĐ => Văn hóa hành chính
HC = 2.131 - 0.339 TF + 0.314 TA + 0.133 LF + ε3
MLR 3
Tóm lại, các mô hình hồi qui phù hợp với tập dữ liệu, phù hợp với tổng thể, các hệ số hồi qui α, β, à cú ý nghĩa thống kờ, khụng cú hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập, không vi phạm giả định tuyến tính, giả định của phần dư như phương sai không đổi, phân phối chuẩn và độc lập. Chấp nhận các giả thuyết và bảng 4.8 trình bày mô hình hồi qui.
Bảng 4.9 trình bày tổng hợp tác động giữa các khái niệm nghiên cứu. Kết quả cho thấy rằng:
Bảng 4.9: Tổng hợp kết quả nghiên cứu theo hệ số chuẩn hóa
Phong cách lãnh đạo Văn hóa đổi mới Văn hóa hỗ trợ Văn hóa hành chính
PCLĐ mới về chất .421 .257 -.339
PCLĐ nghiệp vụ .313 .205 .314
PCLĐ tự do -.84 -.189 .133
Trong các yếu tố tác động đến văn hóa tổ chức đổi mới thì phong cách lãnh đạo mới (TF) về chất có tác động cùng chiều và mạnh nhất, tiếp đến phong cách lãnh đạo nghiệp vụ (TA) cũng có tác động cùng chiều nhưng yếu hơn, còn phong cách lãnh đạo tự do (LF) có tác động ngược chiều.
Trong các yếu tố tác động đến văn hóa tổ chức hỗ trợ thì phong cách lãnh đạo mới về chất (TF) có tác động cùng chiều và mạnh nhất, tiếp đến phong cách lãnh đạo nghiệp vụ (TA) cũng có tác động cùng chiều nhưng yếu hơn, còn phong cách lãnh đạo tự do (LF) có tác động ngược chiều. Mức độ tác động của các phong cách lãnh đạo đến văn hóa hỗ trợ thấp hơn văn hóa đổi mới.
Trong các yếu tố tác động đến văn hóa tổ chức hành chính thì phong cách lãnh đạo mới về chất (TF) có tác động ngược chiều, phong cách lãnh đạo nghiệp vụ (TA) và phong cách lãnh đạo tự do (LF) có tác động cùng chiều.