Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Qua Kho Bạc (Trang 28 - 32)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM SOÁT

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến KSC thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước…

1.4.1. Nhân tố khách quan

1.4.1.1. Cơ chế chính sách liên quan đến quản lý NSNN

Hiện nay cơ chế quản lý ngân sách là thanh toán theo dự toán, thực chất của phương thức này là từ thay đổi việc chỉ đạo điều hành ngân sách theo rút hạn mức quý, tháng để thực hiện điều hành ngân sách theo dự toán năm được

duyệt. Đây là một phương thức chi NSNN thanh toán hiện đại, khắc phục cơ bản được những nhược điểm của phương thức cấp phát theo hạn mức trước đây. Cách thức này góp phần quan trọng để cải cách quy trình chi và công tác KSC bởi vì dự toán NSNN, dù ở mức độ tổng hợp hay chi tiết cũng đều nhằm tạo ra khuôn khổ tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và phát triển kinh tế xã hội trong năm kế hoạch đồng thời tạo căn cứ cho việc điều hành thu, chi ngân sách một cách khoa học và hợp lý. Dự toán NSNN đã được phê duyệt là phải căn cứ và văn bản pháp lý của cấp có thẩm quyền để cơ quan Kho bạc Nhà nước thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát công tác chấp hành dự toán và quyết toán NSNN theo quy định của các đơn vị thụ hưởng. Công tác này phải đảm bảo tính kịp thời, chính xác, trung thực và minh bạch. Hàng năm, quá trình lập, thẩm định, duyệt và phân bổ dự toán chi NSNN được kịp thời, chính xác, đầy đủ, chi tiết và minh bạch, cân đối với nguồn thu NSNN thì công tác KSC thường xuyên NSNN của Kho bạc Nhà nước sẽ thuận lợi; công tác kế toán và quyết toán NSNN đảm bảo chất lượng và đúng thời gian. Ngược lại, nếu công tác này thiếu chính xác thì công tác KSC sẽ gặp nhiều khó khăn và tính hiệu quả không cao.

Theo quy định của Luật NSNN, còn có các hình thức cấp phát như: Cấp bằng lệnh chi tiền từ cơ quan Tài chính, ghi thu- ghi chi theo lệnh cơ quan tài chính, cấp phát kinh phí ủy quyền bên cạnh phương thức thanh toán bằng dự toán. Vì vậy, quy trình chuyển kinh phí, kiểm soát hạch toán chưa được quy định thống nhất giữa cơ quan Tài chính và Kho bạc Nhà nước dẫn đến quy trình, nội dung kiểm soát các khoản chi từ NSNN có thể không thống nhất do các cơ quan KSC khác nhau; đồng thời cũng gây khó khăn cho công tác tổng hợp, thống kê, báo cáo.

Để hoạt động KSC thường xuyên NSNN của Kho bạc Nhà nước đạt hiệu quả tốt thì một trong những nhân tố khách quan có sức ảnh hưởng nhất là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác KSC thường xuyên NSNN.

Trên cơ sở pháp lý là Luật NSNN và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện là nhân tố quan trọng, vừa là điều kiện kiên quyết, quyết định đến chất lượng công tác KSC của cơ quan KBNN. Căn cứ vào đó, Kho bạc Nhà nước mới có thể xây dựng được hệ thống quy trình nghiệp vụ để thực hiện KSC NSNN, bảo đảm cho mọi khoản chi NSNN phải được kiểm soát chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích.

Một môi trường pháp lý ổn định, lâu dài, đồng bộ, thống nhất, đầy đủ và minh bạc rõ ràng, cụ thể sẽ tạo điều kiện để Kho bạc Nhà nước kiểm soát chặt chẽ, qua đó nâng cao chất lượng hiệu quả công tác KSC NSNN. Ngược lại, chính sách chồng chéo, không cụ thể, chậm đổi mới sẽ cản trở hiệu quả công tác KSC NSNN.

Đối tượng của công tác KSC thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước là các khoản chi tiêu công của các cấp chính quyền, các đơn vị sử dụng NSNN trong đó chủ yếu là các đơn vị sự nghiệp công lập, các đơn vị sự nghiệp kinh tế và các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị xã hội được NSNN đảm bảo. Do cơ chế chính sách về tài chính của các đơn vị này là khác nhau do đó tác động không nhỏ đến hoạt động KSC thường xuyên NSNN của Kho bạc Nhà nước. Theo quy định, các đơn vị sử dụng NSNN có trách nhiệm xây dựng và ban hành quy chế chi tiêu nội bộ một cách chi tiết, đúng định mức để làm căn cứ cán bộ, viên chức toàn đơn vị thực hiện. Cơ quan Kho bạc Nhà nước có căn cứ vào quy chế này để thực hiện KSC một cách chặt chẽ, hiệu quả. Trên cơ sở đó, đơn vị sử dụng NSNN chủ động sử dụng kinh phí được giao một cách kịp thời, đúng chế độ, đúng mục đích và tiết kiệm hiệu quả. Công tác KSC NSNN của các cấp chính quyền, các đơn vị sự dụng NSNN được căn cứ vào định mức chế độ do Nhà nước quy định.

1.4.1.2. Dự toán NSNN

Dự toán NSNN được giao là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để cơ quan Kho bạc Nhà nước căn cứ vào đó thực hiện việc KSC NSNN. Chính

vì vậy, công tác giao dự toán NSNN phải đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, chính xác và minh bạch về nội dung chi, định mức chi phải phù hợp quy định của pháp luật và thực tế tại đơn vị địa phương; và phải đảm bảo đầy đủ, bao quát hết các yêu cầu chi của đơn vị sử dụng NSNN trong năm. Dự toán chi NSNN càng chi tiết, rõ ràng thì công tác KSC của Kho bạc Nhà nước càng được hiệu quả, chặt chẽ và thuận lợi.

Đối với các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN được cấp có thẩm quyền phê duyệt, giao dự toán chi NSNN thì nhiệm vụ, tính chất chi của đơn vị cũng ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến chất lượng công tác KSC của Kho bạc Nhà nước.

Mọi sai sót, tồn tại, hạn chế vướng mắc phát sinh trong công tác KSC do tính phức tạp của nội dung, nhiệm vụ chi của nhóm cơ quan đơn vị này ( nhất là các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang hoặc liên quan đến bí mật nhà nước) là những vấn đề khó khăn, vướng mắc nhất trong thực hiện nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước ở địa phương.

1.4.1.3. Chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi

Chế độ, chính sách, định mức và chuẩn mực tài chính kế toán công ảnh hưởng trực tiếp đến KSC NSNN là các văn bản pháp luật như: Luật NSNN, Luật Kế toán, Luật đầu tư công, Luật quản lý và sử dụng tài sản công, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Luật phòng chống tham nhũng là những căn cứ quan trọng để cơ quan Kho bạc Nhà nước thực hiện công tác quản lý KSC NSNN của mình.

Đây cũng là căn cứ để cơ quan Tài chính các cấp tổng hợp xây dựng, thẩm định và phân bổ dự toán NSNN. Chính vì vậy, phải đảm bảo tính chính xác, minh bạch và phù hợp với điều kiện tình hình thực tế; sự thống nhất giữa các cấp các ngành, giữa các địa phương đơn vị và đảm bảo tính đầy đủ, bao quát các nội dung chi dự kiến phát sinh trong thực tế hoạt động.

1.4.1.4. Công tác phối hợp giữa các đơn vị có liên quan

Công tác KSC NSNN của Kho bạc Nhà nước có hai chủ thể là cơ quan KSC là Kho bạc Nhà nước và tổ chức bị KSC là các đơn vị sử dụng NSNN. Do

vậy, việc phối hợp, chấp hành, tuân thủ chế độ định mức chính sách của đơn vị bị KSC ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả công tác KSC của Kho bạc Nhà nước. Nếu các đơn vị thực hiện tốt chính sách quy định của pháp luật về tài chính ngân sách và tuân thủ đúng các quy định về chế độ tài chính kế toán, về định mức, tiêu chuẩn, điều kiện chi,… thì thuận lợi cho công tác KSC của cơ quan Kho bạc Nhà nước. Trong trường hợp ngược lại, các đơn vị sử dụng NSNN không thực hiện nghiêm túc hoặc lợi dụng chính sách để trục lợi, cố tình thực hiện sai các quy định về chế độ tài chính, kế toán, công tác KSC của Kho bạc Nhà nước sẽ vất vả, tiềm ẩn rủi ro. Khi có 01 bộ hồ sơ, qua công tác KSC phải từ chối thanh toán, công chức Kho bạc Nhà nước sẽ phải thực hiện thông báo trả lại hồ sơ, có trường hợp phải lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính,… theo các quy định trong quy trình KSC NSNN.

Việc phối hợp, chấp hành chế độ chính sách của các đơn vị quản lý nhà nước trong công tác tài chính trên địa bàn cũng ảnh hưởng đến công tác KSC của Kho bạc Nhà nước. Nếu công tác phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong quản lý thu chi NSNN ở địa phương mà không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc xử lý phát sinh trong thu, chi ngân sách. Cơ quan Kho bạc Nhà nước là đơn vị chịu trách nhiệm hạch toán các bút toán và xử lý cuối cùng sẽ khó khăn trong quá trình thực hiện.

Một phần của tài liệu Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Qua Kho Bạc (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)