Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM SOÁT
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến KSC thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước…
1.5.3. Bài học kinh nghiệm cho Kho bạc Nhà nước Si Ma Cai
Thực hiện chiến lược Đề án phát triển Kho bạc Nhà nước, kế hoạch phát triển Kho bạc Nhà nước giai đoạn 2017 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đến năm 2020, hoạt động của Kho bạc Nhà nước được thực hiện trên nền tảng "công nghệ thông tin hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử; đồng thời nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp lý có liên quan đến các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Kho bạc Nhà nước để hướng tới việc xây dựng và hình thành Luật Kho bạc Nhà nước giai đoạn 2020 - 2030". Kho bạc Nhà nước Si Ma Cai căn cứ vào mục tiêu chiến lược, phương hướng và kế hoạch chi tiết của hệ thống Kho bạc Nhà nước, thực hiện và tổ chức Đề án “Thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước”, đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách KSC thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước Si Ma Cai, trong việc nâng cao hiệu quả KSC thường xuyên trên địa bàn.
Thứ nhất, thực hiện kiện toàn sắp xếp đội ngũ cán bộ KSC đảm bảo về số lượng, coi trọng chất lượng. Cán bộ lãnh đạo quản lý được thường xuyên bồi dưỡng cập nhật kiến thức để nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành. Chủ động xây dựng chính sách để sử dụng hiệu quả biên chế được giao; tối ưu hóa các vị trí việc làm phát huy tối đa năng lực xử lý công việc. Thực hiện cơ chế giám sát chặt chẽ, đánh giá kiểm tra cán bộ công tâm, công khai minh bạch. Thực hiện tốt việc kiểm tra nội bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ thanh tra để thực hiện tốt nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
Thứ hai, tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác KSC thường xuyên đối với các đơn vị dự toán.
Thứ ba, tăng cường kiểm tra nội bộ, thanh tra chuyên ngành, xây dựng khung kiểm soát rủi ro hỗ trợ cán bộ KSC.
Thứ tư, áp dụng tiến bộ công nghệ thông tin trong phục vụ quản lý, KSC thường xuyên NSNN. Triển khai hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến các đơn vị sử dụng ngân sách theo kế hoạch.
Thứ năm, tăng cường công tác nghiên cứu, tham gia đóng góp ý kiến để hoàn thiện chế độ KSC thường xuyên; kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong điều hành ngân sách; phối hợp hiệu quả với các cơ quan Tài chính địa phương, các cơ quan thu trong tổ chức thực hiện dự toán NSNN.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 Luận văn đã trình bày những cơ sở lý luận và thực tiễn về KSC thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước. Nội dung KSC thường xuyên NSNN, các tiêu chí đánh giá công tác KSC thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước, những nhân tố ảnh hưởng đến công tác KSC thường xuyên NSNN và kinh nghiệm về công tác KSC thường xuyên NSNN của Kho bạc Nhà nước Gia Lâm, Hà Nội và Kho bạc Nhà nước Yên Phong, Bắc Ninh. KSC thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc chi tiêu sử dụng nguồn lực đất nước một cách tiết kiệm, hiệu quả, giữ vững ổn định kinh tế - xã hội của một quốc gia, nâng cao đời sống nhân dân. Yêu cầu phải có cơ chế KSC NSNN chặt chẽ đảm bảo tất cả các khoản chi thường xuyên NSNN được kiểm soát trước, trong và sau quá trình thanh toán. Chính vì vậy cơ chế KSC thường xuyên qua hệ thống Kho bạc Nhà nước phải tiếp tục có những sửa đổi bổ sung hoàn thiện cơ chế KSC NSNN nói chung và đặc biệt là cơ chế KSC thường xuyên NSNN để tăng cường tính chủ động, tích cực phối hợp cơ quan tài chính, các sở, ban, ngành để tháo gỡ vướng mắc, hướng dẫn các đơn vị sử dụng NSNN thực hiện đúng quy định, quy trình. Kho bạc Nhà nước cần phải có những giải pháp đặc thù, vừa bảo đảm dự toán NSNN đã được duyệt vừa đảm bảo được hoạt động của các đơn vị sử dụng NSNN, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng cũng bảo đảm hiệu quả để không gây lãng phí các nguồn lực của đất nước.
Những vấn đề được trình bày ở Chương 1 làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng công tác KSC thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước Si Ma Cai ở Chương 2.