Thực trạng thực hiện chi NSNN của các đơn vị sử dụng NSNN huyện Si

Một phần của tài liệu Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Qua Kho Bạc (Trang 56 - 60)

Chương 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

3.2. Thực trạng thực hiện chi NSNN của các đơn vị sử dụng NSNN huyện Si

3.2.1 Nội dung quản lý chi NSNN trên địa bàn

Nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN là một trong những chức năng, nhiệm vụ cơ bản, chủ yếu của hệ thống Kho bạc Nhà nước. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ này, trong các đơn vị Kho bạc Nhà nước cần phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, hợp lý, đồng thời sắp xếp bố trí cán bộ theo một dây chuyền nhằm thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc theo các chế độ, quy trình nghiệp vụ.

Đây là công việc bao gồm từ lãnh đạo trực tiếp quản lý, chỉ đạo, điều hành và kiểm soát, phê duyệt các khoản chi NSNN các cấp đến các công chức chuyên môn nghiệp vụ tại các bộ phận chuyên trách cụ thể như: Bộ phận kế hoạch tổng hợp theo dõi tình hình phân bổ, bố trí dự toán NSNN, tổng hợp tình hình thực hiện chi NSNN, điều hòa vốn đảm bảo nhu cầu thanh

Nội dung Năm

2016

Năm 2017

Năm 2018 Tổng thu và vay của NSNN (tỷ đồng) 52 65 68

Tổng chi NSNN (tỷ đồng) 552 615 790

Doanh số hoạt động (tỷ đồng) 1.264 1.386 1.420

Số đơn vị giao dịch 85 80 78

Số tài khoản giao dịch 320 335 340

toán của NSNN và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ KSC các CTMT thuộc nguồn vốn NSNN; Bộ phận Kế toán chịu trách nhiệm tổ chức công tác hạch toán kế toán NSNN, công tác thanh toán chi NSNN, tổng hợp số liệu chi NSNN phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành NSNN và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm soát toàn bộ các khoản chi thường xuyên của NSNN; Bộ phận thanh toán vốn đầu tư chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát phân bổ bố trí NSNN cho các nguồn vốn đầu tư XDCB, CTMT…, tổng hợp tình hình phân bổ, thanh toán, quyết toán các nguồn vốn đầu tư XDCB, tham mưu đề xuất trong lĩnh vực quản lý, điều hành vốn đầu tư XDCB và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm soát các khoản chi đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN và vốn nước ngoài; Bộ phận Kho quỹ chịu trách nhiệm tổ chức công tác thanh toán các khoản chi trả của NSNN bằng tiền mặt.

- KSC NSNN và chi thường xuyên: Trong thời kỳ từ 1990 - 1996.

Nhìn chung trong giai đoạn này cơ chế quản lý cấp phát chi NSNN vẫn được thực hiện theo tinh thần Nghị định số 168/CP của Hội đồng Chính phủ được ban hành từ năm 1961, thời kỳ quản lý kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp. Do vậy, trong công tác quản lý điều hành chi NSNN còn bộc lộ khá nhiều điểm bất hợp lý, đó là: cơ quan tài chính ra lệnh cấp phát; Kho bạc Nhà nước thực hiện xuất quỹ NSNN theo lệnh của cơ quan tài chính; đơn vị thụ hưởng thực hiện việc chi tiêu. Do vậy, thực hiện việc cấp phát vốn NSNN qua Kho bạc Nhà nước là xuất quỹ NSNN. Cơ quan tài chính căn cứ vào nhu cầu chi tiêu của các đơn vị thụ hưởng NSNN để bố trí chi theo tổng số khoản chi, có phân chia theo một số mục chi, nhưng chỉ là hình thức. Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá IX đã thông qua Luật NSNN. Kể từ năm 1945, đây là lần đầu tiên Việt Nam có được một bộ Luật điều chỉnh các mối quan hệ về việc phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán NSNN; phân định trách nhiệm, quyền hạn của các Bộ, ngành, địa phương trong việc quản lý và điều hành NSNN. Trong lĩnh vực quản lý chi NSNN,

kể cả chi thường xuyên và chi các CTMT, Luật NSNN đã quy định rõ các điều kiện để một khoản chi NSNN được thực hiện cũng như quy trình cấp phát kinh phí NSNN qua cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước. Đồng thời với việc đổi mới cơ chế lập, chấp hành và quyết toán NSNN theo Luật NSNN, các cơ chế khác cũng được triển khai một cách đồng bộ.

- KSC đầu tư XDCB, CTMT: Trước năm 2000 nhiệm vụ KSC đầu tư XDCB do hệ thống Cục Đầu tư Phát triển thực hiện, Kho bạc Nhà nước Ba Vì chỉ thực hiện KSC vốn sự nghiệp có tính chất XDCB như sự nghiệp đường bộ, đường sắt, địa chất. Thực hiện quyết định số 145/1999/QĐ-BTC ngày 26/11/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về nhiệm vụ và tổ chức bộ máy thanh toán vốn đầu tư thuộc hệ thống Kho bạc Nhà nước. Năm 2001, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Tài chính về việc bàn giao công tác KSC đầu tư XDCB thuộc ngân sách huyện, xã từ phòng Tài chính huyện sang Kho bạc Nhà nước huyện. Kho bạc Nhà nước cấp huyện đã phối hợp với cơ quan Tài chính chỉ đạo thực hiện bàn giao và tiếp nhận việc KSC đầu tư.

3.2.2. Thực trạng chi NSNN của các đơn vị sử dụng NSNN huyện Si Ma Cai Hiện nay, quy mô các khoản chi tiêu quốc gia luôn trong xu hướng ngày càng tăng do sự mở rộng vai trò của Nhà nước đối với sự thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và ổn định chế độ chính trị nhất là tại các vùng kinh tế còn nhiều khó khăn, cùng núi biên giới và hải đảo. Huyện Si Ma Cai nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó, kết quả thực hiện quản lý chi NSNN cũng cho thấy đã vượt so với con số tạm tính khá nhiều, trong đó, một nguyên nhân quan trọng là tổng số chi NSNN, bao gồm số chuyển nguồn từ năm 2016 sang năm 2017, từ năm 2017 sang năm 2018 để thực hiện cải cách tiền lương và các nhiệm vụ theo chế độ quy định.

Các khoán chi trả nợ, chi sự nghiệp, bảo đảm quốc phòng an ninh, quản lý cũng đạt bằng và vượt dự toán và báo cáo, NSNN bổ sung chủ yếu

vào khắc phục thiên tai, phòng chống, khắc phục hậu quả dịch bệnh ở người, gia cầm, các khoản phát triển sự nghiệp giáo dục, khoa học công nghệ, thể dục thể thao.

Với chức năng là ngân hàng chính phủ, Kho bạc Nhà nước Si Ma Cai đã tổ chức huy động vốn cho NSNN bằng việc phát hành trái phiếu, công trái xây dựng tổ quốc và cấp phát vốn cho các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn. Kho bạc Nhà nước Si Ma Cai đã làm tốt chức năng kế toán nhà nước, đã tổng hợp và đảm bảo thông tin điện báo, báo cáo thường xuyên, đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời về Kho bạc Nhà nước cấp trên và cấp ủy chính quyền địa phương những thông tin phục vụ công tác quản lý điều hành NSNN.

Về công tác chi NSNN: đây là nhiệm vụ quan trọng của h ệ t h ố ng Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước Si Ma Cai đã chủ động phối hợp với Phòng Tài chính Kế hoạch, Chi cục Thuế huyện tập trung nhanh đầy đủ các nguồn thu của NSNN trên địa bàn vào NSNN và điều tiết kịp thời đúng tỷ lệ cho các cấp ngân sách, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của đơn vị sử dụng NSNN và khách giao dịch.

Bảng 3.3: Số liệu chi NSNN huyện Si Ma Cai từ năm 2016-2018 Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chi NSNN

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng chi 2016- 2018 Số tiền

(tỷ đồng)

Tỷ lệ

%

Số tiền (tỷ đồng)

Tỷ lệ

%

Số tiền (tỷ đồng)

Tỷ lệ %

Số tiền (tỷ đồng)

Tỷ lệ

% Tổng chi NSNN 552 100 615 100 790 100 1.957 100 Chi thường xuyên 425 77,0 471 76,6 619 78,4 1.515 77,4

Chi đầu tư 124 22,4 140 22,7 165 20,9 429 21,9

Chi khác 3 0,55 4 0,65 6 0,76 13 0,66

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp quyết toán NSNN năm 2016-2018 tại Kho bạc Nhà nước Si Ma Cai)

Công tác quản lý chi NSNN đối với các đơn vị thụ hưởng ngày càng được tăng cường và hoàn thiện. Thực hiện quản lý chi theo Luật NSNN và các văn bản chế độ quy định, đảm bảo đúng thủ tục, qui trình, nhưng không gây phiền hà ách tắc cho các đơn vị khách hàng. Kiểm soát đối với những khoản chi hội nghị, tập huấn, các khoản chi về công tác phí, chi nghiên cứu khoa học, mua sắm tài sản, thiết bị thực hiện theo các chế độ quy định của Nhà nước. Qua công tác KSC từ năm 2016 đến 2018 đã từ chối thanh toán 1,932 tỷ đồng gồm 388 món. Các khoản chi mua sắm TSCĐ, sửa chữa lớn có giá trị từ 01 tỷ đồng trở lên thực hiện KSC như vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư. Trong quá trình thực hiện có khó khăn vướng mắc Kho bạc Nhà nước Si Ma Cai đã kịp thời báo cáo xin ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn của Kho bạc Nhà nước cấp trên. Vì thế công tác chi NSNN luôn được thực hiện đúng chế độ.

Một phần của tài liệu Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Qua Kho Bạc (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)