Tổng quan về huyện Si Ma Cai

Một phần của tài liệu Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Qua Kho Bạc (Trang 44 - 47)

Chương 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

3.1. Tổng quan về về huyện Si Ma Cai và Kho bạc Nhà nước Si Ma Cai

3.1.1. Tổng quan về huyện Si Ma Cai

3.1.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Theo trang thông tin điện tử của tỉnh Lào Cai thì: "Huyện Si Ma Cai là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai. Được tái lập theo Nghị định số 36/2000/NĐ-CP ngày 18/8/2000 của Chính phủ. Si Ma Cai nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai 100 km. Si Ma Cai giáp với huyện Mường Khương ( Lào Cai) và huyện Mã Quan ( Châu tự trị dân tộc Choang, Miêu Văn Sơn, Văn Nam, Trung Quốc) ở phía Bắc, huyện Bắc Hà ở phía Nam, huyện Mường Khương ở phía Tây và huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang ở phía Đông.

Tổng diện tích tự nhiên của huyện Si Ma Cai là: 23.454 ha ( 554 km2), được chia thành 13 đơn vị hành chính cấp xã. Hiện nay, huyện Si Ma Cai có 15 dân tộc cùng sinh sống, trong đó chiếm 80% là dân tộc Mông. Dân số trung bình huyện Si Ma Cai năm 2017 là 36.528 người, trong đó: Dân số nam là 18.445 người ( chiếm 50,5%), dân số nữ có 18.083 người ( chiếm 49,5%).

Địa hình Si Ma Cai thuộc khối nông vòm sông Chảy, được kiến tạo bởi nhiều dãy núi chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, thấp dần về phía Bắc với đặc trưng phân tầng độ cao lớn, chia cắt mạnh, nhiều thung lũng nhỏ hẹp. Trên địa bàn huyện có sông Chảy chảy qua.

* Điều kiện tự nhiên

- Tài nguyên rừng: Tổng diện tích rừng của Si Ma Cai là 9.400 ha, tỷ lệ tán che phủ rừng đạt 37,6% so với diện tích rừng tự nhiên toàn huyện; diện tích rừng khoan nuôi tái sinh là 400ha.

Có thể nói, về cơ bản rừng tự nhiên Si Ma Cai có trữ lượng gỗ còn rất thấp, việc hạn chế khai thác lâm sản sẽ hợp với thực trạng tài nguyên rừng. Tuy nhiên, Si Ma Cai vẫn còn hơn 1.250 ha rừng tre, nứa tự nhiên và rừng tạp.

Trong tổng diện tích rừng trồng có 3.560 ha rừng trồng cho mục đích sản xuất với các loại như: thông, mỡ, keo, tống khốn sủ… Si Ma Cai có khả năng phát triển kinh tế lâm nghiệp, đồng thời phát triển rừng trên diện tích đồi, núi chưa sử dụng khoảng 4.500 ha

Tài nguyên khoáng sản: Si Ma Cai có dòng sông Chảy địa hình dốc phù hợp xây dựng khai thác Thủy điện. Hiện đang xây dự án Thủy điện Pa Ke với công suất thiết kế là 26 MW, sản lượng điện trung bình hàng năm là 96,4 triệu KWH tổng dự toán gần 900 tỷ đồng; đang triển khai khảo sát thiết kế Thủy điện Bản Mế với công suất thiết kế khoảng 20MW tổng dự toán gần 1000 tỷ đồng.

Đã phát hiện và thực khai thác mỏ chì kẽm tại xã Bản Mế với diện tích 10 ha, trữ lượng 500 nghìn tấn; trên địa bàn nguồn đá vôi, đá xây dựng của Si Ma Cai khá dồi dào là loại khoáng sản có khả năng khai thác tốt nhất trong các loại khoáng sản để tạo ra một loại sản phẩm chủ lực.

- Khí hậu: Mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc Á Trung Hoa có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh - khô hạn và mùa hè nóng ẩm mưa nhiều; mưa bão tập trung từ tháng 5 đến tháng 8 và thường gây ra lũ lụt, lũ quét. Các hiện tượng như mưa đá, gió lốc thường xảy ra trong mùa mưa bão với lượng mưa trung bình hàng năm đạt từ 1.500 - 1.700 mm.

Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 15 - 240 C. Cao nhất trung bình 330 - 350 C, thấp nhất trung bình từ 50 - 120 C; tháng lạnh nhất là tháng 11 và 12 (âm lịch), hay có băng tuyết và sương muối.

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của huyện Si Ma Cai tạo cho địa phương những tiềm năng to lớn để phát triển về du lịch khám phá để phát triển kinh tế".

3.1.1.2. Khái quát tình hình kinh tế

Theo báo cáo của UBND Huyện Si Ma Cai: "Si Ma Cai là một trong 62 huyện nghèo của cả nước; trong những năm qua huyện Si Ma Cai được Đảng và Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng các nguồn vốn thuộc chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, Giảm nghèo nhanh và bền vững, chương trình 135... Được tỉnh Lào Cai tập trung đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất, chăn nuôi đại gia súc theo Nghị quyết số 22 của Tỉnh ủy. Tính đến hết năm 2018 đã có 5/13 xã hoàn thành mục tiêu xây dựng Nông thôn mới ( đạt 38%), đây là huyện khó khăn nhất nhưng có tỷ lệ hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới cao nhất của tỉnh Lào Cai.

Si Ma Cai là huyện miền núi, nền kinh tế nông-lâm nghiệp chiếm ưu thế, mô hình kinh tế trang trại kết hợp nông lâm. Si Ma Cai là huyện miền núi, nền kinh tế nông-lâm nghiệp chiếm ưu thế, mô hình kinh tế trang trại kết hợp nông lâm.

Nông nghiệp: lúa là cây lương thực chính, sau đó là các cây ngô, sắn, khoai lang.

Cây dược liệu có: Tam thất, đương quy.

Cây ăn quả có: Lê tai nung, hồng giòn.

Chăn nuôi có trâu, bò, lợn, dê, gia cầm...

Công nghiệp: có quặng chì kẽm, vật liệu xây dựng.

Có nhà máy thủy điện Pa Ke, Bản Mế.

Được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là sự nỗ lực cố gắng của Đảng bộ và nhân dân địa phương, nên trong những năm qua nền kinh tế của huyện đạt được những kết quả khả quan, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng tỷ trọng công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, cơ sở hạ tầng được chú trọng đầu tư.

Với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, sự điều hành quyết liệt của UBND huyện, sự đoàn kết, nỗ lực cố gắng, năng động, sáng tạo của các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế, cán bộ, đảng viên, các

tầng lớp nhân dân, kinh tế của huyện Si Ma Cai tiếp tục tăng trưởng khá mức tăng trưởng bình quân 2011-2015 là 14,08%/năm (Nghị quyết là 14%/năm). Kinh tế tăng trưởng bình quân 2011-2015 là 7,8%/năm. Năm 2018, thu ngân sách trên địa bàn đạt 20 tỷ đồng; thu cân đối ngân sách đạt 15 tỷ đồng.

Năm 2018, tổng thu nhập bình quân đầu người của huyện Si Ma Cai đạt 25,2 triệu đồng tăng bình quân gần 10%/ năm trong giai đoạn 2013-2018. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp. Công nghiệp duy trì tốc độ phát triển khá đạt 20,2%;

các ngành dịch vụ: 30,5%; nông lâm nghiệp, thuỷ sản: 49,3%; hoàn thành xây dựng một số dự án công nghiệp, trang trại nông nghiệp có quy mô khá lớn của huyện tổng vốn đầu tư trên 200 tỷ đồng.

Cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật được đầu tư đồng bộ, nhất là hệ thống giao thông, điện, thông tin liên lạc, thủy lợi... Nông, lâm nghiệp tiếp tục có bước chuyển biến mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, trong đó thành tựu nổi bật nhất là đưa một số giống cây, con mới, có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, hình thành các vùng chuyên canh. Lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục được quan tâm đầu tư, phát triển hài hoà hơn với tăng trưởng kinh tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, hưởng thụ văn hóa, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; trong đó có những mặt đạt kết quả rất nổi bật: Chất lượng giáo dục và đào tạo, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân được nâng lên. Đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Lao động, việc làm, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội đạt được một số kết quả quan trọng. Cải cách hành chính được duy trì".

Một phần của tài liệu Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Qua Kho Bạc (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)