XU HƯỚNG SỬ DỤNG NGÔN TỪ TRONG
3.2. Một số đặc trưng về nội dung các mẫu quảng cáo
Như chúng ta biết, các sản phẩm và dịch vụ được quảng cáo rất đa dạng và gồm nhiều chủng loại. Tùy thuộc vào góc độ xem xét và phân tích, ta thấy giữa chúng đều có những điểm chung nhất định. Do vậy, để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã phân loại các nhóm sản phẩm và dịch vụ được quảng cáo trên báo Thanh Niên thành:
- Nhóm 1: nhóm các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cơ bản của con người. Nhóm này bao gồm các sản phẩm quảng cáo liên quan đến thực phẩm, nước uống, sức khỏe và đồ gia dụng.
- Nhóm 2: nhóm các sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt cao.
Theo lập luận của người viết, những sản phẩm phục vụ nhu cầu cao hơn (nhu cầu cơ bản) của con người thường là những sản
phẩm về công nghệ thông tin, điện thoại di động, thiết bị điện tử, phương tiện giao thông, mỹ phẩm và trang sức.
- Nhóm 3: nhóm dịch vụ. Nhóm này không bao gồm các sản phẩm vật chất mà là các dịch vụ được quảng cáo nhằm thỏa mãn một nhu cầu cụ thể của con người, chẳng hạn như dịch vụ viễn thông, tài chính (ngân hàng), bảo hiểm, y tế .v.v.
Khảo sát các đặc điểm về nội dung của mẫu quảng cáo trên báo Thanh Niên năm 2007 (được mô tả tại bảng 3.2 dưới đây) cho thấy, trong tổng số 672 mẫu quảng cáo, nhóm sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt cao chiếm tỉ lệ nhiều nhất với 56,1 %, kế đến là nhóm sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt cơ bản với tỉ lệ 20,5 %, và thấp nhất là nhóm dịch vụ với 17,7 % (xem bảng 3.2).
Một trong những nét nổi bật và có ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng đối với các sản phẩm quảng cáo đó là câu khẩu hiệu quảng cáo. Qua thống kê 672 mẫu quảng cáo trên báo Thanh Niên trong năm 2007, có 588 mẫu quảng cáo có câu khẩu hiệu, chiếm tỉ lệ 87,5 %, còn lại 84 quảng cáo không sử dụng câu khẩu hiệu, chiếm tỉ lệ 12,5 %.
Bảng 3.2: Một số đặc trưng về nội dung của mẫu quảng cáo trên báo Thanh Niên năm 2007
Nội dung Tần suất Tỉ lệ phần trăm (%) Nhóm sản phẩm
Phục vụ sinh hoạt cơ bản Phục vụ nhu cầu sinh hoạt cao Dịch vụ
Khác
Câu khẩu hiệu (slogan) Có
Không
Ngôn ngữ câu khẩu hiệu*
Tiếng Việt Tiếng Anh
Giới thiệu chi tiết về sản phẩm Có
Không
Tổng
138 377 119 38
588 84
474 114
302 370 672
20,5 56,1 17,7 5,7
87,5 12,5
80,6 19,4
44,9 55,1 100,00
* Tỉ lệ phầm trăm được tính trên tổng số 588 câu khẩu hiệu Nguồn: Khảo sát quảng cáo trên báo Thanh Niên năm 2007
Khảo sát các mẫu quảng cáo trên báo Thanh Niên năm 2007, chúng tôi chỉ thấy có hai loại ngôn ngữ được sử dụng là tiếng Việt và tiếng Anh. Kết quả tại bảng 3.2 cho thấy một tỉ lệ đáng kể các câu khẩu hiệu bằng tiếng Anh. Cụ thể, trong 588 mẫu quảng cáo có câu khẩu hiệu, có 114 câu khẩu hiệu sử dụng tiếng Anh, chiếm tỉ lệ gần 20,0 %, và một điều dĩ nhiên số lượng câu khẩu hiệu bằng tiếng Việt vẫn chiếm phần lớn với 80,6 %. Kết quả trên phản ánh khá phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước hiện nay nói chung và hoạt động quảng cáo nói riêng, khi Việt Nam ngày càng mở rộng hợp tác, giao lưu với các nước trên thế giới, nhất là sau khi gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế WTO.
Ngoài câu khẩu hiệu, các sản phẩm và dịch vụ quảng cáo cũng thường kèm theo những mô tả chi tiết về sản phẩm, chẳng hạn như cách sử dụng, công dụng, những ý kiến của chuyên gia, hay dẫn chứng phát ngôn của người đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ … nhằm mục đích cung cấp thêm thông tin và thuyết phục khách hàng mua hoặc sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Kết quả khảo sát cho thấy có khoảng 45,0 % sản phẩm, dịch vụ quảng cáo có mô tả chi tiết về sản phẩm, còn lại khoảng 55,0 % không kèm theo mô tả chi tiết.
Bản thân các câu khẩu hiệu quảng cáo được tạo lập bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó việc sử dụng ngôn từ sao cho đạt hiệu quả đã được các doanh nghiệp, các nhà viết câu quảng cáo chú ý đầu tư.
Dưới đây là những kết quả khảo sát được thông qua việc phân tích cách sử dụng ngôn từ trong các câu khẩu hiệu quảng cáo trên báo Thanh Niên 2007.