NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện tủa chùa tỉnh điện biên (Trang 38 - 42)

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là:Công tác quản lý chi NSX trên địa bàn huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.

2.2. Nội dung nghiên cứu

Trong phạm vi luận văn này tập trung nghiên cứu các vấn đề chính sau:

 Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn các xã của huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.

 Những giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cấp xã trên địa bàn huyện Tủa Chùa.

2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Cơ s phương pháp lun

2.3.2. Các phương pháp nghiên cu c th

 Vấn đề chọn địa bàn nghiên cứu

Trên địa bàn huyện Tủa Chùa có 11 xã và 1 thị trấn. Để chọn địa điểm nghiên cứu đại diện cho cả huyện chúng tôi dựa vào các căn cứ chính là: Qui hoạch và phân vùng sinh thái, địa giới hành chính của các đơn vị trên địa bàn Huyện. Qua khảo sát và tham khảo ý kiến của các phòng ban trên địa bàn Huyện, đặc biệt là Phòng Tài chính - Kế hoạch chúng tôi lựa chọn 3 xã,thị trấn đại diện cho các vùng sinh thái của huyện đê nghiên cứu đó là các xã,thi trấn :Thị trấn Tủa Chùa nơi có trụ sở huyện lỵ; xã Mường Đun đại diện các xã vùng giữa; xã Tả Sìn Thàng, đại diện các xã vùng cao của huyện.

Phương pháp thu thập tài liệu

Thu thập thông tin thứ cấp:

Được thu thập từ các tài liệu, giáo trình, sách báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo tổng kết và hội thảo của các tổ chức kinh tế và các cơ

quan nghiên cứu, các công trình nghiên cứu có liên quan, văn bản pháp luật và thông qua các ý kiến của các chuyên gia, cán bộ đồng nghiệp. Bên cạnh đó số liệu thứ cấp được sử dụng trong đề tài còn bao gồm: đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện, tình hình thu chi ngân sách qua các năm theo dự toán và quyết toán, được thu thập tại cơ quan, như Phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục thống kê

Thu thập thông tin sơ cấp:

Để có được thông tin về quản lý ngân sách trên địa bàn các xã trực thuộc huyện, chúng tôi tiến hành khảo sát các nội dung về quản lý chi NSX tại 3 xã,thị trấn đại diện cho 3 vùng nghiên cứu đã nêu ở trên.

Bên cạnh đó, số liệu sơ cấp còn được thu thập ý kiến của cán bộ làm công tác Tài chính kế toán xã, thông qua các cuộc họp giao ban định kỳ do Phòng Tài chính - Kế hoạch chủ trì, nội dung giao ban xin ý kiến về các khoản thu, định mức chi giao đầu năm, quá trình điều hành trong năm và các giải pháp quản lý ngân sách xã.Lượng mẫu khảo sát mỗi xã 03 cán bộ (Tổng số 36 người); Ngoài cán bộ xã,đề tài còn khảo sát các cán bộ thuộc các đơn vị có liên quan đến công tác quản lý NSX trên huyện như: UBND huyện, phòng Tài chính-Kế hoạch, chi cục thuế, kho bạc nhà nước huyện là 9 người. Tổng mẫu khảo sát là 45 người.

Nội dung tài liệu thu thập gồm, tình hình lập dự toán ngân sách xã (căn cứ, yêu cầu, nội dung, phương pháp lập, quy trình lập, biểu dự toán, bản thuyết minh dự toán), tình hình chấp hành dự toán ngân sách xã (lập dự toán năm gửi Phòng tài chính - Kế hoạch thẩm định việc tổ chức chấp hành thu, chi, kết quả chấp hành NSX), tình hình kế toán và quyết toán ngân sách xã hàng năm thông qua biên bản thẩm định quyết toán của Phòng Tài chính - Kế hoạch với UBND các xã,thị trấn

Phương pháp xử lý số liệu

Chúng tôi sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp và phân tích số liệu.

Các phương pháp phân tích.

* Phương pháp thống kê, mô tả:

Phương pháp này được sử dụng trong việc chọn mẫu, điều tra, tổng hợp và phân tích các dữ liệu thu thập được trên cơ sở đó tìm ra được bản chất của vấn đề nghiên cứu.

* Phương pháp phân tích SWOT:

Là phương pháp để tìm ra những thuận lợi, khó khăn, cũng như những nguyên nhân tạo ra những thuận lợi và khó khăn trong quá trình quản lý chi NSX, trên cơ sở đó tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề.

* Phương pháp so sánh:

Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận văn để đánh giá sự biến động các chỉ tiêu của quy trình chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Tủa Chùa qua 3 năm từ 2014 đến 2016. Các chỉ tiêu của phương pháp này được đưa vào nghiên cứu bao gồm: tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân, và một số chỉ tiêu so sánh khác.

* Phương pháp chuyên khảo:

Để đi sâu nghiên cứu một số xã điển hình về công tác quản lý chi ngân sách, nhằm giúp cho việc đánh giá tình hình quản lý chi NSX và sử dụng nguồn kinh phí trên địa bàn huyện có hiệu quả.

* Phương pháp chuyên gia:

Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong quá trình nghiên cứu đề tài. Cụ thể của phương pháp này là tranh thủ ý kiến đóng góp của các chuyên gia kinh tế, các nhà quản lý ở các cấp ngân sách và ý kiến của họ trong đánh giá cũng như đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện vấn đề quản lý ngân sách nhà nước hiện nay.

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh quy mô chi NSX: Mức chi ngân sách xã.Tỷ lệ các khoản chi theo mục lục ngân sách.

 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu xu hướng biến động về quy mô chi NSX theo thời gian: Tốc độ phát triển, tốc độ tăng chi qua các năm.

 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá nhiệm vụ chấp hành kế hoạch chi NSX qua các năm.

Chương 3

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện tủa chùa tỉnh điện biên (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)