Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.2. Đặc điểm KT - XH huyện Tủa Chùa
Số liệu thống kê ở bảng 3.2 cho thấy tăng trưởng kinh tế của huyện trong 3 năm gần đây vào khoảng từ 8 đến 10%.Mặc dù tăng trưởng tốt,song quy mô GTSX của huyện không lớn nên thu nhập bình quân đầu người của huyện là khá thấp chỉ đạt từ 6 đến 8,6 triệu đồng/người/năm.
Huyện có nền kinh tế nông nghiệp với cây trồng chủ yếu là: Trồng lúa, ngô, chè, và các loại cây ăn quả. Chăn nuôi: trâu, bò, dê, ong mật. Trồng cây lâm nghiệp chủ để khai thác cánh kiến. Khai thác dược liệu, đặc sản rừng.
Chế biến chè, nông sản.
Những năm gần đây huyện tập trung thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì mức khá, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng công nghiệp và dịch vụ.
Bảng 3.2. Cơ cấu kinh tế huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên giai đoạn 2014 - 2016
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Tốc độ phát triển (%)
Tốc độ tăng
BQ (%) 2015/
2014
2016/
2015
1. Tổng GTSX Tr.đồng 984.406 1.070.460 1.166.805 108,74 109,00 8,87 - Nông lâm thủy sản Tr.đồng 396.742 437.499 495.674 110,27 113,30 11,79 - Công nghiệp xây dựng Tr.đồng 285.808 299.343 314.310 104,74 105,00 4,87 - Thương mại dịch vụ Tr.đồng 301.856 333.618 366.980 110,52 110,00 10,26 2. Thu nhập BQ/người Tr.đ/ng 6 7,5 8,6 125,00 114,67 19,83
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tủa Chùa năm 2016
Đến cuối năm 2016, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 55%, công nghiệp xây dựng đạt 34%, thương mại - dịch vụ 12%. Kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội đã có bước thay đổi căn bản. Tổng sản lượng lương thực đạt 20.891 tấn (tăng 1.645 tấn), lương thực bình quân đầu người đạt 401 kg/người/năm, diện tích chè cây cao đạt 600 ha, tổng đàn gia súc tăng 4,5%, gia cầm tăng 9,8%, tỷ lệ che phủ rừng đạt 35,4%; giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định 2010) đạt 73 tỷ đồng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 320 tỷ đồng; tổng thu ngân sách địa phương đạt 532 tỷ (trong đó thu trên địa bàn đạt 9,6 tỷ);
Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, huyện Tủa chùa tiếp tục thực hiện các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp nông thôn nhằm nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Hiện nay tổng diện tích gieo trồng cây có hạt hơn 9.000 ha, lương thực bình quân đầu người đạt 400kg/người/năm. Chăm sóc và bảo vệ hơn 8.000 cây chè cổ thụ, trồng chè mới 60 ha, sản lượng chè búp tươi đạt trên 80 tấn. Việc khuyến khích người dân trồng các cây công nghiệp ngắn ngày như phấn đấu trồng 1.800 ha đậu tương, 25 ha lạc, 50 ha khoai lang và 160 ha sắn... cũng được chú trọng.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Trạm Thú y huyện chủ động hướng dẫn các biện pháp phòng chống rét, tiêm phòng dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Tổng đàn gia súc 73 ngàn con, trong đó: đàn trâu 11.400 con, đàn bò gần 2.400 con, đàn lợn trên 45 ngàn con, đàn ngựa gần 3000 con và đàn dê 11.000 con.
Các hoạt động xúc tiến thương mại tiếp tục được tăng cường, chợ phiên Huổi Só, Xá Nhè và chợ phiên trung tâm thị trấn được duy trì. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh về tiểu thủ công nghiệp truyền thống được duy trì không chỉ khuyến khích, tạo điều kiện tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài huyện đầu tư phát triển mà còn góp phần giải quyết việc làm, tăng thu
nhập cho người dân trên địa bàn. Xưởng thêu thổ cẩm truyền thống của dân tộc Mông ở Sính Phình được xây dựng và duy trì đã tạo việc làm cho hơn 100 lao động địa phương. Hàng tháng mỗi tổ viên là chị em phụ nữ có thu nhập khoảng 1 triệu đồng đã góp phần cải thiện thu nhập cho các hộ gia đình. Mô hình này không những tạo thuận lợi cho chị em phụ nữ mà cả gia đình cũng có thể tham gia phát triển kinh tế những lúc nông nhàn. Với hơn 100 sản phẩm như vòng tay, vòng cổ, khuyên tai, ví, túi thổ cẩm và các loại khăn màu sắc hài hòa…
được các nhà thiết kế thời trang trong nước và nước ngoài đặt hàng đều đặn và được khách hàng rất ưa chuộng, đặc biệt là khách nước ngoài.
3.1.2.2. Đặc điểm về xã hội
a. Đặc điểm về dân số và lao động
Bảng 3.3. Biến động dân số và lao động huyện Tủa Chùa giai đoạn 2015 - 2016
STT Chỉ tiêu Đơn vị 2014 2015 2016 So sánh (%) 2015/2014 2016/2015 1
Tổng số nhân khẩu Người 51.942 52.539 53.135 101,15 101,13 - Nam Người 25.975 26.275 26.572 101,15 101,13 - Nữ Người 25.967 26.264 26.563 101,14 101,14 2 Tổng số hộ Hộ 10.532 10.490 10.563 99,60 100,70 -Hộ dân tộc thiểu số Hộ 9.900 9.861 9.918 99,61 100,58
-Tỷ lệ hộ DTTS % 94 94 93,9 0 -0,1
3 Tỷ lệ tăng dân số % 16,4 19,2 18,3 2,8 -0,9
4 Lao động Người 28.004 28.573 28.920 102,03 101,21 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tủa Chùa năm 2016
Dân số của toàn huyện năm 2016 là 53.135 người, mật độ dân số đạt 64người/km2. Trong những năm qua Tủa Chùa đã đẩy mạnh việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn của huyện, thị trấn và một số trung tâm cụm xã đã được đầu tư, song mức độ còn hạn chế, khả năng đô thị hoá còn gặp rất nhiều khó khăn, mặc dầu thị trấn Tủa Chùa đã được tiến hành quy hoạch nhưng do
khó khăn về vốn đầu tư cho nên sự phát triển vẫn còn ở mức độ khiêm tốn, cả về quy mô và chất lượng. Trong những năm vừa qua, công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình và trẻ em đã được triển khai và thực hiện tương đối tốt trên địa bàn huyện.Số dân di chuyển đi và đến trên địa bàn huyện có xu hướng tốt theo đúng quy hoạch phát triển bố trí dân cư của huyện và của tỉnh Điện Biên.
Là một huyện vùng cao cho nên Tủa Chùa cũng như đại đa số các huyện vùng cao khác, dân số trên địa bàn phân bố không đều theo từng vùng, từng khu vực. Tại Tủa Chùa dân cư tập trung đông đúc ở khu vực phía Nam huyện, ở các xã thuộc khu vực phía Bắc, dân cư sống thưa thớt, không tập trung.
Hiện nay trên địa bàn huyện Tủa Chùa có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc H’ Mông chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 73,2%, tiếp đó là dân tộc Thái chiếm khoảng 16,5% dân tộc Kinh chiếm 5,1% còn lại là các dân tộc khác như Dao, Hoa, Khơ Mú, Phù Lá... Mỗi dân tộc đều có những đặc điểm riêng đặc trưng cả về phong tục, tập quán. Tuy nhiên họ đều có một cái chung đó là tính cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, kiên cường trong đấu tranh cách mạng, họ có lòng hiếu khách, có tinh thần đoàn kết và tính cộng đồng cao.
Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của Tủa Chùa đến năm 2016 có 28.920 lao động. trong đó số lao động trong độ tuổi chiếm 82,3%.Phân bố lao động của huyện Tủa Chùa không đều, lao động chủ yếu tập trung vào ngành Nông Lâm Nghiệp chiếm 88,2%, lao động ngành dịch vụ là chiếm 8,9%, Lao động ngành công nghiệp xây dựng chiếm 2,9%.
Trong những năm gần đây, kinh tế của Tủa Chùa đã từng bước phát triển, huyện đã chú trọng vào việc đẩy mạnh dịch chuyển cơ cấu kinh tế, tăng dần tỷ trọng GTSX của ngành công nghiệp và dịch vụ. Do vậy cơ cấu lao động trên địa bàn cũng đã chuyển dịch theo hướng giảm dần lao động trong nông lâm nghiệp và tăng dần lao động của ngành công nghiệp - xây dựng và
dịch vụ. Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của tỉnh Điện Biên cũng như khu vực Tây Bắc Bộ.
Về chất lượng nguồn lao động: Những năm gần đây chất lượng lao động ở Tủa Chùa đã được cải thiện một bước, trình độ văn hoá của lực lượng lao động ngày được nâng cao. Tỷ lệ lao động không biết chữ và chưa tốt nghiệp phổ thông đã giảm dần, số lao động tốt nghiệp THCS và PTTH ngày càng tăng. Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng nhanh trong các ngành kinh tế, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - thương mại.
Nhìn chung nguồn nhân lực của Tủa Chùa hiện còn rất nhiều bất cập cả về số lượng cũng như chất lượng và cơ cấu. Với tình trạng nguồn nhân lực như hiện nay, lao động của Tủa Chùa chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện cả hiện tại và tương lai.
b. Đặc điểm về lĩnh vực giáo dục
Lĩnh vực giáo dục của huyện được thể hiện qua các số liệu ở các bảng 3.4, bảng 3.5 và bảng 3.6 dưới đây:
Bảng 3.4. Số trường học, lớp học và phòng học phổ thông
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Số trường học (Trường) 30 30 30
Tiểu học 16 16 16
Trung học cơ sở 11 11 11
Trung học phổ thông 1 3 3
Số lớp học (Lớp) 476 471 464
Tiểu học 317 318 302
Trung học cơ sở 119 114 124
Trung học phổ thông 40 39 38
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tủa Chùa năm 2016
Bảng 3.5. Số giáo viên và học sinh phổ thông
Đơn vị: Người Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Số giáo viên 359 330 400
Tiểu học 251 230 281
Trung học cơ sở 88 86 97
Trung học phổ thông 20 14 22
Số học sinh 11.210 11.500 11.835
Tiểu học 6.870 7.050 6.954
Trung học cơ sở 3.221 3.488 3.694
Trung học phổ thông 1.119 962 1.187
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tủa Chùa năm 2016
Bảng 3.6. Tỷ lệ học sinh chuyển cấp và hoàn thành cấp học phân theo cấp học và phân theo giới tính
Đơn vị: % Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
- Tiểu học 97,73 93,63 96,03
Trong đó: Nữ 38,56 35,83 40,3
- Trung học cơ sở 87,38 80,06 63,87
Trong đó: Nữ 34,60 22,78 23,65
- Tiểu học 89,35 78,13 80,67
Trong đó: Nữ 40,30 32 33,2
- Trung học cơ sở 59,00 63,37 81,28
Trong đó: Nữ 32,60 22 23
- Trung học phổ thông 75,99 57,8 73,54
Trong đó: Nữ 31,60 23,6 26,4
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tủa Chùa năm 2016
Qua số liệu bảng 3.4, bảng 3.5 và bảng 3.6 cho thấy hầu hết các xã và thị trấn của huyện đều đã có trường tiểu học và trung hoặc cơ sở. Nhưng do địa bàn dân cư được phân bố khá rộng, giao thông khó khăn nhưng mỗi xã chỉ có 1 trường trung học cơ sở đã gây khó khăn cho việc đến trường của các em học sinh ở huyện. Đây là một trong những rào cản tác động không nhỏ đến khả năng tiếp cận về giáo dục của huyện.
c. Đặc điểm về y tế
Bảng 3.7. Số cơ sở y tế, giường bệnh và cán bộ y tế
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
1. Cơ sở y tế (cơ sở) 15 15 15
- Bệnh viện 1 1 1
- Phòng khám đa khoa khu vực 2 2 2
- Trạm y tế xã, phường 12 12 12
2. Cán bộ ngành y (người) 173 177 166
- Bác sĩ 30 44 44
- Y sĩ 73 68 63
- Y tá 53 47 41
- Nữ hộ sinh 17 18 18
3. Cán bộ ngành dược (người) 11 15 15
- Dược sĩ cao cấp 1
- Dược sĩ trung cấp 8 12 11
- Dược tá 3 3 3
Nguồn Niên giám thống kê huyện Tủa Chùa năm 2016 Bảng 3.8. Một số chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe
Chỉ tiêu Năm
2014
Năm 2015
Năm 2016 Bác sĩ bình quân 1 vạn dân (Người) 5,85 8,47 8,37 Giường bệnh tính bình quân 1 vạn dân (Giường) 28,46 31,38 51,20 Tỷ lệ trạm y tế xã/phường/thị trấn có bác sỹ - % 66,67 83,33 83,33 Tỷ lệ trạm y tế xã/phường/thị trấn có nữ hộ sinh - % 100 100 91,67 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng (%) 24,50 25,00 26,00
Nguồn Niên giám thống kê huyện Tủa Chùa năm 2016
Nhìn vào số liệu ở 2 bảng 3.7 và 3.8 ở trên cho thấy các xã và thị trấn đều có cơ sở y tế, nhưng chất lượng đội ngũ cán bộ y tế của huyện còn khá thấp, còn gần 20% trạm y tế xã chưa có bác sỹ. Thêm vào đó là do phong tục tập quán của đồng bào dân tộc còn khá lạc hậu, điều đó dẫn đến việc tiếp cận các dịch vụ y tế của người dân còn khá thấp.