Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện tủa chùa tỉnh điện biên (Trang 42 - 48)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Huyện Tủa Chùa có 12 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 1 thị trấn Tủa Chùa và 11 xã, là các xã: Mường Báng, Huổi Só, Lao Xả Phình, Mường Đun, Xá Nhè, Sín Chải, Sính Phình, Tả Phình, Tả Sìn Thàng, Trung Thu, Tủa Thàng. Trong đó, ngoại trừ thị trấn Tủa Chùa và xã Mường Báng, toàn bộ 10 xã còn lại đều là xã đặc biệt khó khăn nằm trong Chương trình 135 giai đoạn II.

Tủa Chùa là huyện vùng cao, vùng sâu, vùng xa của tỉnh Điện Biên, nằm ở phía Đông Bắc, cách trung tâm tỉnh Điện Biên 126 km. Phía Bắc giáp huyện Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu), phía Đông giáp huyện Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La), phía Nam giáp huyện Tuần Giáo, phía Tây giáp huyện Mường Chà và thị xã Mường Lay.

+ Tổng diện tích tự nhiên: 68.526,45 ha + Diện tích đất nông nghiệp: 17.706,48 ha + Diện tích đất lâm nghiệp: 49.087,08 ha + Diện tích đất chưa sử dụng: 31,35 ha 3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu

Huyện Tủa Chùa nằm trong vùng ôn đới gió mùa được chia thành 2 mùa rõ rệt:

Mùa mưa: Từ tháng 4 đến tháng 8.

Mùa khô: Từ tháng 9 đến tháng 3.

Huyện có tất cả 20 sông, suối lớn nhỏ. Trong đó có 2 con sông và một số suối chính như: Sông Đà; sông Nậm Mức; suối Nà Sa; suối Nậm Seo; suối Tà Là Cáo. Nhìn chung các sông, suối đều có đặc điểm như: Độ dốc cao, lưu vực nhỏ. Lắm ghềnh, nhiều thác, lưu lượng thay đổi theo mùa.

Nằm trên độ cao trung bình 800 m so với mực nước biển; địa hình Tủa Chùa chủ yếu là núi đá vôi có độ dốc từ 25 - 300. Điểm cao nhất ở Tủa Chùa

là đỉnh Nam Quan (1.874m). Địa hình Tủa Chùa thấp dần về phía Nam, do bị chia cắt bởi những dãy núi đá vôi và suối ngắn nên có nhiều lòng máng, lòng thung hiểm trở.

Tủa Chùa có khoảng 20 sông, suối lớn nhỏ, trong đó có 2 con sông và một số suối chính như: Sông Đà; sông Nậm Mức; suối Nà Sa; suối Nậm Seo;

suối Tà Là Cáo… Hầu hết sông, suối ở Tủa Chùa đều có độ dốc cao, lưu vực nhỏ, lắm ghềnh, nhiều thác, lưu lượng thay đổi theo mùa.

Địa hình núi thấp với các đỉnh Na Tung cao 1.585 m ở phía đông nam, Phình Ho cao 1.585 m ở phía tây bắc và cao nguyên Xín Chải dạng cao nguyên đá vôi. Có sông Đà chảy qua ranh giới phía đông và phía bắc của huyện, sông Nậm Mức chảy qua ranh giới phía tây của huyện để nối vào sông Đà tại phía tây bắc huyện này trong địa giới xã Lao Xả Phình.

3.1.1.3. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên đất

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất của huyện Tủa Chùa qua các năm (2014 - 2016)

ĐVT: Ha

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng diện tích tự nhiên 68.414,88 68.414,88 68.414,88 1. Đất nông nghip 61.996,18 61.928,01 61.772,53

1.1. Đất SXNN 40.710,17 40.528,74 40.552,47

1.2. Đất lâm nghiệp 21.204,18 21.317,98 21.139,80

1.3. Đất nuôi trồng thủy sản 81,42 81,29 80,26

2. Đất phi nông nghip 3.082,48 3.163,05 3.321,19

2.1. Đất ở 381,16 381,01 381,71

2.2. Đất chuyên dùng 682,59 715,57 920,74

2.3. Đất chuyên dùng khác 2.018,73 2.066,47 2.018,74 3. Đất chưa s dng 3.336,22 3.323,82 3.321,16

Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Tủa Chùa

+ Đất đai của huyện Tủa Chùa chủ yếu nằm ở khu vực có độ dốc cao, không thuận lợi cho việc khai thác và sử dụng, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp.

+ Phần lớn đất đai chỉ thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, quỹ đất phù hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp rất hạn chế, các khu vực đất bằng có điều kiện thuận lợi về nguồn nước hiện nay đã được khai thác và đưa vào sử dụng.

+ Diện tích đất nông nghiệp đang được đưa vào sử dụng chủ yếu tập trung ở diện tích đất nương rẫy, với cơ cấu cây trồng là ngô, lúa nương, và một phần diện tích là cây đậu tương.

Đất đai của huyện Tủa Chùa bao gồm một số nhóm đất chủ yếu đó là:

đất phù sa ven sông - suối; đất đen - đất mùn - đỏ vàng trên núi, đất vàng nhạt trên núi cao và đất mùn vàng nhạt trên đá cát.

+ Nhóm đất phù sa ven sông suối: Đây là loại đất nằm trong khu vực thấp, địa hình phẳng sát bờ sông - bờ suối, diện tích nhỏ, không liên tục, được tập trung tại các khu vực: Mường Báng, Huổi Só, Xá Nhè, Tủa Thàng, Mường Đun.

+ Nhóm đất đen: Được tập trung chủ yếu tại khu vực xã Mường Báng và thị trấn Tủa Chùa.

+ Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: đây là loại đất có thành phần cơ giới trung bình, kết cấu tương đối bền chặt, hàm lượng mùn thấp, loại đất này thích hợp với các loại cây trồng như: ngô, đậu tương, mía, tre, luồng, chè...được phân bố ở nhiều khu vực khác nhau trên địa bàn huyện.

+ Nhóm đất mùn đỏ vàng trên phiến sét: đây là loại đất có chất lượng tương đối tốt nhưng tập trung ở vùng cao, tuy nhiên đây là loại đất có tầng canh tác mỏng thích hợp với một số loại cây trông công nghiệp và cây dược liệu được tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc của huyện

+ Đất đai của huyện Tủa Chùa chủ yếu nằm ở khu vực có độ dốc cao, không thuận lợi cho việc khai thác và sử dụng, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp.

+ Phần lớn đất đai chỉ thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, quỹ đất phù hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp rất hạn chế, các khu vực đất bằng có điều kiện thuận lợi về nguồn nước hiện nay đã được khai thác và đưa vào sử dụng.

+ Diện tích đất nông nghiệp đang được đưa vào sử dụng chủ yếu tập trung ở diện tích đất nương rẫy, với cơ cấu cây trồng là ngô, lúa nương, và một phần diện tích là cây đậu tương.

Tài nguyên khoáng sản

Cũng như một số khu vực khác của tỉnh Điện Biên, tài nguyên khoáng sản của huyện Tủa Chùa đã được thăm dò, đánh giá sơ bộ; Nhìn chung Tủa Chùa là huyện có nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng và phong phú.

Qua các tài liệu hiện có cho thấy tới thời điểm này, tài nguyên khoáng sản của huyện Tủa Chùa tập trung ở một số loại chủ yếu sau đây:

- Đá vôi biến chất: Thuộc địa phận xã Tả Sìn Thàng, và xã Tả Phình.

Đây là loại đá vôi bị biến chất có màu đen, chất lượng và trữ lượng chưa được đánh giá cụ thể, tuy nhiên theo kết quả khảo sát sơ bộ ban đầu thì đây là điểm đá vôi biến chất rất có giá trị và có thể khai thác làm đá ốp lát phục vụ trong xây dựng.

- Quăczit: trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã được phát hiện tại khu vực Huyện Tủa Chùa trong quá trình đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50 000. Mặc dù chưa được thăm dò song xác định đây là khu vực Quăczit rất có triển vọng, chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu làm cát cao cấp dùng cho các công trình xây dựng quan trọng.

- Than bán Antraxit: Đây là loại khoáng sản năng lượng, tồn tại ở các mỏ nhỏ, số lượng vỉa ít, chiều dày của vỉa rất mỏng được phân bố rải rác ở

nhiều nơi trong đó được tập trung nổi bật ở xã Tủa Thàng, tuy nhiên trữ lượng nhỏ và được đánh giá ít có giá trị công nghiệp (chất lượng than chưa được đánh giá cụ thể).

- Khoáng sản kim loại. Qua khảo sát thăm dò, trên toàn huyện Tủa Chùa có một số khoáng sản kim loại như: Chì kẽm tại khu vực Cán Tỷ thuộc xã Sín Chải, Bauxxit - Nhôm tại các xã Tủa Thàng, Huổi Só, Xá Nhè, Tả Phình...nhìn chung qua sơ bộ đánh giá thì đây là các mỏ có trữ lượng, chất lượng tương đối tốt, có thể khai thác phục vụ phát triển công nghiệp trong thời gian tới. Hiện nay Bộ tài nguyên - môi trường đã đầu tư 7 tỷ đồng để tiến hành khảo sát thăm dò xác định trữ lượng của mỏ chì tại khu vực Cán Tỷ thuộc xã Sín Chải.

Tài nguyên du lịch.

Là một huyện miền núi vùng cao, có khí hậu mát mẻ bốn mùa, có nhiều tiềm năng để phát triển các hoạt động du lịch trong tương lai.

Tài nguyên du lịch của huyện Tủa Chùa được xem xét dưới 2 dạng đó là: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.

- Các yếu tố tự nhiên:

Với đặc điểm về địa hình khá đa dạng, có nhiều đồi núi và những cảnh quan đẹp, có thể khai thác để phục vụ phát triển du lịch, trong đó phải kể đến một số hang động ở xã Xá Nhè, Tả Phình, Trung Thu. Ngoài ra Tủa Chùa là một trong những huyện có tuyến sông Đà chảy qua khá dài từ Tây Bắc (khu vực xã Sín Chải) sang Đông Bắc (tại khu vực xã Tủa Thàng), trong tương lai khi thuỷ điện Sơn La được hoàn thành thì đây có thể sẽ thành tuyến du lịch đường thuỷ hấp dẫn với lòng hồ thuỷ điện Sơn La.

- Các yếu tố về nhân văn:

Tủa Chùa là địa bàn có con người đến cư trú khá sớm, Trong quá trình lịch sử phát triển, Tủa Chùa từng bước đi lên với một cộng đồng dân tộc khá phong phú, hiện nay trên toàn huyện có 7 dân tộc anh em sinh sống bao

gồm dân tộc Mông, Thái, Dao, Hoa, Khơ mú, Kinh, Phù Lá. Mỗi dân tộc đều có những nét văn hoá đặc trưng riêng gồm cả văn hoá vật thể và phi vật thể, những thiết chế văn hoá xã hội truyền thống của từng dân tộc. v.v. tạo nên một nền văn hoá phong phú, đa dạng, như người H’ Mông, người Thái có chữ viết riêng, có phong tục tập quán trong sản xuất, sinh hoạt, và trong tín ngưỡng, hội hè... những nét văn hoá độc đáo đó chính là tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn thu hút khách du lịch trong thời gian tới.

Tài nguyên rừng và đất rừng.

- Tài nguyên rừng:

Theo số liệu báo cáo đến năm 2017 diện tích đất lâm nghiệp của Tủa Chùa là 21.139,8ha chiếm 30,4% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện.Qua số liệu trên cho thấy việc phát triển tài nguyên rừng của huyện trong thời gian qua đạt tỷ lệ chưa cao, hầu hết diện tích đất có rừng hiện nay là rừng phòng hộ (diện tích cây phân tán chiếm tỷ lệ không đáng kể). Phần lớn rừng ở Tủa Chùa hiện nay có chất lượng và trữ lượng không cao, chỉ có tác dụng phòng hộ và cung cấp chất đốt, một số loại gỗ quý như: lát, lim, nghiến, pơ mu, thông... hiện còn không nhiều. Các loại động vật quý hiếm như: hổ, gấu, báo... đã hầu như không còn do tập quán săn bắn bừa bãi của người dân trong thời gian qua.

Như vậy tiềm năng về đất để duy trì và phát triển rừng của Tủa Chùa là lớn, do vậy trong thời gian tới cần đẩy mạnh việc khoanh nuôi, bảo vệ, tu bổ diện tích rừng để từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng đất và tăng nhanh tỷ lệ che phủ của rừng nhằm thực hiện tốt chức năng phòng hộ và phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.

Tài nguyên nước và thuỷ năng.

Với địa hình có độ dốc cao, tài nguyên nước ít, nguồn nước sử dụng chủ yếu là từ các khe suối nhỏ chảy ra. Thuỷ năng có thể khai thác để phục vụ phát triển thuỷ điện tại chỗ được tập trung ở xã Sính Phình và Mường Báng.

Tài nguyên nước và thuỷ năng ở Tủa Chùa là nhỏ, đặc biệt là nguồn nước sử

dụng phục vụ sản xuất và sinh hoạt gặp rất nhiều khó khăn, hiện nay huyện đang tiến hành thi công xây dựng nhà máy nước sạch tại khu vực thị trấn, cung cấp cho khoảng gần một ngàn hộ dân khu vực lòng chảo. Các nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất đặc biệt là phục vụ cho các khu vực tái định cư tập trung còn gặp nhiều khó khăn cần phải có sự tiếp tục đầu tư của nhà nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện tủa chùa tỉnh điện biên (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)