Chương 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
1.2. Tổng quan thực tiễn phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo
1.2.2. Mô hình phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo
Đánh giá cao vai trò của phát triển du lịch đối với sự phát triển kinh tế- xã hội, Liên hiệp quốc đã quyết định lấy năm 2007 là năm phát triển du lịch chống đói nghèo. Hiện nay trên thế giới đã phát triển nhiều loại mô hình phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo được nghiên cứu và đã được áp dụng hiệu quả. Tại nhiều quốc gia, việc phát triển mô hình du lịch dựa vào cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo đã và đang được quan tâm và có kế hoạch phát triển cụ thể.
Tổ chức bảo vệ thiên nhiên hoang dã đã đưa ra mối quan hệ nguồn tài nguyên và hoạt động của du lịch, cộng đồng trong phát triển du lịch dựa vào cộng đồng như sau:
Hình 1.2: Sơ đồ mối quan hệ giữa các nguồn lực và hoạt động trong du lịch dựa vào cộng đồng
Natural & Cultural reouces
Nguồn tài nguyên và văn hóa
Tourism Du lịch income Thu nhập
Incentives Khuyến khích Actions
Hoạt động
Mô hình trên cho thấy mối quan hệ giữa nguồn tài nguyên và hành động của cộng đồng có ý nghĩa rất lớn trong phát triển du lịch dựa vào cộng đồng là: Có tài nguyên du lịch là đối tượng phục vụ cho việc thu hút khách du lịch tạo ra thu nhập cộng đồng và khuyến khích họ tham gia các dịch vụ cung cấp phục vụ khách du lịch, đồng thời cộng đồng tích cực tham gia các hoạt động bảo tồn, bảo vệ môi trường và ngược lại tài nguyên môi trường tốt hấp dẫn khách du lịch đến tham quan hay nói cách khác đây là vòng tuần hoàn trong việc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng.
Trong mô hình này, cộng đồng dân cư là người cung cấp chính các sản phẩm dịch vụ cho khách du lịch, họ giữ vai trò chủ đạo phát triển và duy trì các dịch vụ.
Các khu, điểm tổ chức phát triển du lịch cộng đồng là những khu vực đó có tài nguyên thiên nhiên hoang dã còn nguyên vẹn đang bị tác động hủy hoại cần được bảo tồn. Cộng đồng là người có trách nhiệm trực tiếp tham gia bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường nhằm hạn chế, giảm thiểu tác động của khách du lịch và khai thác của chính bản thân của cộng đồng dân cư. Dựa vào cộng đồng gồm các yếu tố giao quyền cho cộng đồng, cộng đồng được tham gia khuyến khích và đảm nhận các hoạt động du lịch và bảo tồn tài nguyên môi trường. Phát triển du lịch cộng đồng đồng nghĩa với đảm bảo sự công bằng trong việc chia sẻ nguồn thu nhập lịch cho cộng đồng giữa các bên tham gia. Phát triển du lịch cộng đồng sẽ tạo ra thêm công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập cho cộng đồng dân cư bản địa, góp phần cho việc xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương.
Phát triển du lịch theo mô hình du lịch dựa vào cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo là một hướng đi đúng vì du lịch dựa vào cộng đồng có những ý nghĩa đối với xóa đói giảm nghèo như sau:
Du lịch dựa vào cộng đồng mang lại lợi ích kinh tế cho người nghèo thông qua việc tham gia trực tiếp cung cấp các dịch vụ các dịch vụ cho khách du lịch và hưởng lợi từ công việc này.
Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng sẽ tạo cho người nghèo có việc làm trong các doanh nghiệp như khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng hay các doanh
nghiệp vận tải. Người nghèo có thêm nghề sản xuất thủ công là ra các sản phẩm là hàng lưu niệm bán cho khách du lịch từ đó có thể tăng thêm nguồn thu nhập.
Người nghèo có thể thành lập các doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong ngành du lịch để tạo công ăn việc làm cho chính mình hoặc cho các người nghèo khác trong cộng đồng.
Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng giúp cho địa phương trong đó đặc biệt là người nghèo được hưởng lợi từ việc phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật, hạ tầng xã hội từ đó góp phần thay đổi bộ mặt xã hội của địa phương.
Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng sẽ tạo điều kiện cho người dân địa phương giao lưu học hỏi từ khách du lịch từ đó nâng cao hiểu biết và kiến thức sống để xóa đói giảm nghèo. Thông qua phát triển mô hình du lịch dựa vào cộng đồng được đào tạo và giữ gìn và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái để đảm bảo phát triển du lịch bền vững.
Ở Việt Nam, vào những năm đầu của thế kỉ XXI mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng mới được bắt đầu nghiên cứu và thử nghiệm tại một số khu vực có nhiều tài nguyên thiên nhiên. Hiện nay tại nước ta đã có nhiều địa phương đang thí điểm phát triển du lịch theo mô hình du lịch dựa vào cộng đồng và bước đầu đạt được những thành công nhất định góp phần xóa đói giảm ngheo và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bản sắc văn hóa bản địa.
Trong mô hình này, vai trò tham gia của cộng đồng dân cư là nhân tố quyết đinh sự thành công của phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo. Ở Việt Nam về khuôn khổ pháp lý, sự tham gia của cộng đồng dân cư đã được quy định tại Điều 7 Luật Du lịch năm 2005 như sau:
1. Cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch, có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hóa địa phương, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường để tạo sự hấp dẫn du lịch.
2. Cộng đồng dân cư được tạo điều kiện để đầu tư phát triển du lịch, khôi phục và phát huy các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian, ngành, nghề, thủ công truyền thống, sản xuất hàng hóa của địa phương phục vụ khách du lịch, góp phần
nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân địa phương” [4, Tr.3].