Thực trạng các dự án, chương trình phát triểnvới xóa đói giảm nghèo của tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo tại tỉnh bắc cạn (Trang 61 - 64)

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH BẮC KẠN

2.2. Thực trạng du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Bắc Kạn

2.2.2. Thực trạng các dự án, chương trình phát triểnvới xóa đói giảm nghèo của tỉnh Bắc Kạn

Năm 2009- năm 2014, Dự án 3 PAD đã thực hiện giảm nghèo bền vững tại 03 Huyện Ba Bể, Na Rỳ và Pắc Nặm với các mục tiêu sau:

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 43,01% năm 2010 xuống còn 20% năm 2014;

- Cơ bản xóa xong tình trạng nhà tạm, dột nát cho hộ nghèo;

- 100% số hộ nghèo trong các xã còn quỹ đất được giao đất sản xuất theo đinh mức tỉnh phê duyệt;

- 100% hộ nghèo được mua bảo hiểm y tế;

- 100% học sinh nghèo là dân tộc thiểu số và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thuộc diện nghèo được miễn toàn bộ học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường, được hỗ trợ sách giáo khoa, vở viết. Giảm 50% học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường cho một số học sinh nghèo còn lại;

- 100% số hộ nghèo được bồi dưỡng về khuyến nông, bồi dưỡng về cách làm ăn và được tập huấn các lớp về xúc tiến thương mại;

- 100% hộ nghèo có nhu cầu về vay vốn được vay vốn ưu đãi để sản xuất kinh doanh

2.2.2.1. Các chính sách xóa đói giảm nghèo

Thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính Phủ đã đến được thực hiện với 2 huyện nghèo của tỉnh là Pắc Nặm và Ba Bể. Tỉnh đã phê

duyệt Đề án thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2009- 2020 của hai huyện việc làm nâng cao thu nhập cho hội nghèo, giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí, dạy nghề, xuất khẩu lao động với tổng kinh phí là 7.917 triệu đồng. Cùng với đó, 2 Huyện này cùng với huyện Na Rỳ đang tích cực triển khai dự án “Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông lâm nghiệp” do quỹ quốc tế IFAD tài trợ, với tổng kinh phí 25 triệu USD để giúp đỡ người nghèo có cơ hội phát triển nông lâm nghiệp một cách bền vững.

Nhờ triển khai đồng bộ các dự án, chính sách nên từ một Tỉnh thiếu lương thực, sản xuất nông nghiệp lạc hậu, sống chủ yếu dựa vào sản phẩm từ tự nhiên, Bắc Kạn đã tạo được bước đột phá trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào sản xuất, đa dạng hóa các loại cây trồng, nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an toàn lương thực và hình thành các vùng sản xuất như: Vùng sản xuất mía, gừng củ ở Chợ Mới, trồng thuốc lá ở Ngân Sơn, vùng trồng cam quýt ở Bạch Thông, chăn nuôi bò,lợn đen mõm dài và Hồng không hạt ở Ba Bể... Cụ thể như sau:

- Chính sách ưu đãi cho vay hộ nghèo: Bình quân mỗi hộ nghèo trên địa bàn Tỉnh được vay 11,5 triệu đồng để phát triển sản xuất.

- Chính sách khuyến nông, khuyến lâm: Trong năm 2014 đã tổ chức 464 lớp tập huấn với 16.737 lượt người là nông dân, trong đó số người nghèo được tập huấn khoảng 3.500 lượt người. Mạng khuyến nông và đội ngũ khuyến nông, thú y cơ sở được tiếp tục củng cố, tính đến nay Tỉnh có 122 xã, thị trấn có cán bộ khuyến nông viên, trong đó khoảng 70% có trình đồ từ bằng nghề trở lên.

- Chính sách hỗ trợ giáo dục đối với người nghèo: Kết quả học năm 2013- 2014 đã miễn giảm học phí cho 22.000 học sinh với tổng kinh phí là 1.701 triệu đồng. Thực hiện cấp phát, hỗ trợ văn phòng phẩm, sách giáo khoa cho 92.524 học sinh thuộc các xã khó khăn, học sinh phổ cập giáo dục với trị giá 5.350,4 triệu đồng.

- Chính sách hộ trợ nghèo về đất sản xuất, đất ở và nước sinh hoạt: Từ năm 2009- 2013 đã có hơn 36.000 lượt hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh được hưởng lợi từ các dự án định canh định cư với tổng kinh phí trên 30 tỷ đồng, hơn 14.500

lượt hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn được hỗ trợ đất sản xuất và đời sống với kinh phí trên 4 tỷ đồng, hỗ trợ 328,4 ha đất, đầu tư xây dựng 108 công trình nước sinh hoạt tập trung hỗ trợ nước và phân tán cho 7.654 hộ với tổng kinh phí thực hiện trên 73 tỷ đồng.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giảm nghèo: Năm 2013, đã tổ chức cho cán bộ tỉnh, huyện tham dự các lớp tập huấn ở Tỉnh và Trung ương, đồng thời trực tiếp mở được 7 lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở, kết quả trong năm đã đào tạo bồi dưỡng tổng số 300 học viên. Đối tượng tập huấn chủ yếu là cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo từ tỉnh đến cơ sở, trong đó ưu tiên tập trung chủ yếu trưởng thôn và một số hộ nghèo.

2.2.2.2. Một số nhận xét đánh giá

Công tác xóa đói giảm nghèo tại Bắc Kạn đã được chú trọng thực hiện, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã có những chuyển biến đáng kể về nhận thức tự vươn lên thoát đói nghèo.

Bộ mặt nông thôn đã có nhiều đổi mới, tiến bộ, các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn đã có sự thay đổi đáng kể, nhất là về cơ sở hạ tầng và việc tổ chức phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Đời sống của nhân dân các dân tộc tiếp tục được cải thiện nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm, đặc biệt trong đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010- 2014 tăng mạnh đạt gần 1.982,5 tỷ đồng, tăng 102% so với giai đoạn 2004- 2008, trong đó vốn đầu tư trực tiếp cho người nghèo năm 2014 đạt 198,4 tỷ đồng tăng 77,8% so với giai đoạn 2004- 2008.

Tuy đã đạt được nhiều thành tích, nhưng kết quả giảm nghèo vẫn chưa thực sự bền vững, tỷ lệ nghèo phát sinh và tái nghèo còn cao (năm 2014 là khoảng trên 2%), chênh lệch thu nhập giữa các hộ, nhóm hộ, các vùng, các dân tộc còn lớn, vẫn còn nhiều hộ gia đình thiếu đất canh tác nông nghiệp, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất, tình trạng người lao động chưa qua đào tạo, thiếu kiến thức làm ăn vẫn còn, tình trạng nhà ở tạm bợ trong các hộ nghèo vẫn còn khá phổ biến, hạ tầng cơ sở

nông thôn còn thấp kém, thiếu tính bền vững, đặc biệt là giao thông, nước sạch và thủy lợi.

Nhiều hộ gia đình tuy không thuộc diện nghèo hoặc đã thoát nghèo nhưng thu nhập còn thấp cận với chuẩn nghèo, trong số này hầu hết là hộ thuần nông, sản xuất kinh doanh phụ thuộc nhiều yếu tố khách quan nên thu nhập không ổn định, trong đó lại thiếu tích lũy. Nhiều hộ này chỉ cần những tác động nhỏ như: Thiên tai, mất mùa, ốm đau sẽ dễ rơi vào diện nghèo.

Chương trình xóa đói giảm nghèo của Tỉnh mới quan tâm đến các chính sách ưu đãi đối với người nghèo như khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chính sách hỗ trợ nghèo về sản xuất, giáo dục y tế...chưa xác định được vai trò của phát triển du lịch trong công tác xóa đói giảm nghèo. Trong quy hoạch tổng thể của phát triển du lịch và chương trình xóa đói giảm nghèo của Bắc Kạn, du lịch chưa được xác định là một ngành chính góp phần đắc lực cho công cuộc xóa đói giảm nghèo của địa phương.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo tại tỉnh bắc cạn (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)