Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo tại tỉnh bắc cạn (Trang 65 - 71)

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH BẮC KẠN

2.3. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo của tỉnh Bắc Kạn

2.3.1. Kết quả đạt được

2.3.1.1. Các tuyến du lịch cộng đồng và các điểm du lịch làng bản góp phần xóa đói giảm nghèo

Du lịch Bắc Kạn đã đưa vào sử dụng các tuyến, điểm du lịch cộng đồng tại Hồ Ba Bể, huyện Ba Bể giúp khách du lịch khám phá cảnh quan thiên nhiên và tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc vùng cao.

Bắc Kạn có rất nhiều yếu tố thuận lợi cho phát triển du lịch, do đó cho đến nay chính quyền các cấp đã tập trung vào các tuyến du lịch bản làng nhằm khai thác thế mạnh cộng đồng và từng bước đa dạng hóa các sản phẩm du lịch.

Mô hình du lịch dựa vào cộng đồng đã phát triển rất mạnh ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Theo một đánh giá của tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) thì trên 70% khách du lịch đến Bắc Kạn có nhu cầu tới thăm các bản làng của đồng bào dân tộc ở địa phương. Thực tế cho thấy trong những năm vừa qua cho thấy, khách du lịch đến Hồ Ba Bể thường thích đi bộ vào những bản làng vùng sâu, vùng xa, sống và sinh hoạt cùng đồng bào dân tộc. Người dân có thể cung cấp các dịch vụ khác nhau như: phòng trọ, nấu ăn, dẫn đường, vác đồ, thuê thuyền, xuồng, hướng dẫn khách du lịch thực hiện các công việc của nhà nông hoặc được trực tiếp xem các nghệ nhân dệt những sản phẩm lưu niệm, đan đồ mây tre đan, các sản phẩm mỹ nghệ hoặc biểu diễn các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian.

Điều hấp dẫn khách du lịch chính là vẻ đẹp chân chất của những người dân ở các bản làng, cảnh quan ở đây còn hoang sơ, những phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số còn được lưu truyền lại chưa bị mai một trong cuộc sống hiện đại. Theo số liệu của Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Bắc Kạn, 5 tháng đầu năm 2015 lượng khách đến du lịch bản làng tại Hồ Ba Bể là 200.000 lượt người đặc biệt là tăng mạnh trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và dịp Lễ công bố Bắc Kạn lên thành phố đô thị loại 3 trực thuộc Tỉnh.

Du lịch cộng đồng đem lại lợi ích thiết thực đối với người dân, vì phát huy thế mạnh của mô hình này người dân có được nguồn thu trực tiếp từ các dịch vụ du

lịch cung cấp cho khách, thực tế những nguồn thu này nhiều khi còn lớn hơn nhiều so với sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó phát triển du lịch sẽ đẩy mạnh mở mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng đem lại lợi ích gián tiếp cho người dân địa phương đặc biệt là những người nghèo. Hơn nữa một số lợi ích thiết thực khác như tăng thu nhập, tạo thêm việc làm, cơ hội giao lưu văn hóa ngày càng mở rộng và đặc biệt là ý thức xã hội về bảo tồn văn hóa ngày càng được nâng cao.

Theo số liệu của Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Bắc Kạn, hiện nay tại Thôn Pác Ngòi đã có hơn 40 hộ tham gia dịch vụ du lịch dưới sự quản lý trực tiếp của Ban quản lý du lịch cộng đồng. Các hộ cũng được Ban quản lý quán triệt các quy định về an ninh, trật tự và về sinh môi trường, văn hóa ứng xử phục vụ khách du lịch. Khách du lịch đến bản để nghỉ ngơi, thưởng thức cảnh đẹp, tìm hiểu về đời sống sinh hoạt của đồng bảo chỉ phải trả chi phí lưu trú là 100.000 đồng/người/đêm, ngoài ra các hộ cũng phục vụ các dịch vụ ăn uống như: Đốt lửa trại, quay thịt lợn, nướng gà, thịt heo mọi gác bếp, cá hồ, các loại rau xanh... tạo thêm sự phong phú, sinh động trong mỗi chuyến du lịch. Nâng thu nhập bình quân từ du lịch lên 35 đến 40 triệu đồng/hộ/năm, góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo.

2.3.1.2. Mô hình thí điểm tại thôn Pác Ngòi xã Nam Mẫu

Năm 2007, Sở văn hóa thể thao và du lịch đã triển khai dự án Bảo tồn và phát triển làng văn hóa truyền thống bản Pác Ngòi. Thông qua dự án bản Pác Ngòi được đầu tư xây dựng và mua sắm các trang thiết bị cho nhà văn hóa cộng đồng, bảo tồn cảnh quan môi trường sinh thái, tôn tạo các nhà sàn cổ...

Nằm nép mình dưới dãy núi Pù- Phia-Miang, ngày đêm soi bóng xuống mặt hồ Ba Bể, thôn Pác Ngòi có phong cảnh tự nhiên tuyệt đẹp và là nơi lưu giữ đậm nét truyền thống văn hóa của dân tộc Tày, tiêu biểu là những nhà sàn cổ có niên đại hàng trăm năm. Ước tính cả thôn có gần 100 hộ dân với khoảng 400 nhân khẩu.

Cùng với việc chú trọng đầu tư cải tạo mở rộng nhà sàn để đón khách, các hộ dân Pác Ngòi còn phục vụ du khách các món ẩm thực địa phương dê nướng, thịt heo gác bếp, rau ngót rừng...,giúp du khách trải nghiệm các công việc hàng ngày: Chài lưới, dệt thổ cẩm, mây tre đan, làm các nhạc cụ truyền thống, đưa khách lên rừng thăm

bản người Dao, lái thuyền đưa khách tham quan, thưởng ngoạn vẻ đẹp kỳ vĩ hồ Ba Bể... Bên cạnh đó có đội văn nghệ thôn Pác Ngòi cũng được thành lập để biểu diễn phục vụ khách du lịch các làn điệu dân ca, dân vũ truyền thống (hát then, hát sli, lượn, đàn tính, múa khèn).

Đặc điểm của thôn Pác Ngòi:Thôn Pác Ngòi cách thị trấn Chợ Rã huyện Ba Bể khoảng 14km. Nơi đây chủ yếu là người dân tộc Tày và Nùng và Dao sinh sống, trước đây, cuộc sống của họ chủ yếu là du canh du cư, canh tác nương rẫy và khai thác các sản phẩm từ rừng. Do điều kiện địa lý, thủy văn và phong tục tập quán nên người dân ở đây chỉ canh tác một vụ lúa, nên thóc gạo không đủ trang trải quanh năm, nhiều nhà đã phải chịu thiếu gạo 2-3 tháng/năm. Do vậy họ thường xuyên di chuyển nơi ở kéo theo đó là tập tục phá rừng để làm nương rẫy nên ảnh hưởng rất lớn đối với tài nguyên thiên nhiên, mà cuộc sống của người dân cũng rất cơ cực, không ổn định.

Quá trình xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng:

- Lựa chọn điểm phát triển mô hình. Tỉnh đã có chủ trương nghiên cứu tổng hợp các vấn đề liên quan đến việc phát triển mô hình như: Đặc điểm dân cư, đặc điểm tài nguyên để đưa ra được đánh giá được độ hấp dẫn, tính nhạy cảm và khả năng tham gia của cộng đồng. Trong quá trình nghiên cứu lựa chọn điểm có sự tham gia phối hợp của cộng đồng dân cư.

- Tiến hành nghiên cứu khả thi. Nghiên cứu khả năng có thể bảo tồn được tài nguyên, bảo tồn giá trị văn hóa phong tục tập quán. Cũng như khả năng phát triển du lịch, thu hút khách du lịch, các lợi ích do du lịch mang lại cho cộng đồng, nghiên cứu khả năng nguồn tài chính giúp đỡ cho cộng đồng và nguồn lực khác có ảnh hưởng đến việc xây dựng mô hình.

- Xác định tiềm năng và nhu cầu thị trường. Xác định các khả năng cung cấp dịch vụ du lịch của cộng đồng, xu hướng thị trường khách du lịch.

- Hoạch định đường lối chính sách và lập kế hoạch thực hiện. Nêu ra các đinh hướng phát triển du lịch, định hướng bảo tồn tài nguyên và môi trường để có chính sách thích hợp.

- Phát triển cơ cấu tổ chức và lao động. Xác đinh khâu điều hành quản lý trực tiếp của cơ quan quản lý, vai trò tham gia cộng đồng và cơ cấu tổ chức điều hành hoạt động của mô hình.

- Xây dựng, bồi dưỡng trình độ chuyên môn và năng lực cho cộng đồng. Xây dựng các chương trình nâng cao năng lực thông qua các chuyến tham quan, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn về các nghiệp vụ dịch vụ du lịch.

- Quảng cáo các sản phẩm dịch vụ du lịch. Đây là vấn để khó khăn đối với cộng đồng hạn chế về trình độ, cơ sở vật chất cũng như tài chính. Trong khi đó nguồn ngân sách hiện tại cho việc đầu tư quảng bá các sản phẩm du lịch còn hanh chế. Do đó cần có sự thu hút đầu tư của các tổ chức phi chính phủ, các dự án đầu tư cho phát triển du lịch.

- Đánh giá, rà soát lại các bước quá trình thực hiện, từ đó đưa ra các nhận xét, đánh giá các mục tiêu, tiêu chí đặt ra ban đầu về công tác bảo tồn hệ sinh thái, văn hóa truyền thống của địa phương, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống và lợi ích kinh tế, xã hội của cộng đồng.

Kết quả đạt được về phát triển du lịch:

Hiện nay có khoảng hơn 40 hộ tham gia các hoạt động cung cấp các dịch vụ cho khách đến tham quan tại Hồ Ba Bể. Dân bản đã tổ chức cung cấp nhà trọ, ăn uống và một số hộ đã tổ chức cung cấp lương thực thực phẩm cho một số hộ kinh doanh. Hướng dẫn đưa khách đi tham quan hồ, thác. Tổ chức các chương trình du lịch cho khách tham quan tìm hiểu về hệ sinh thái của hồ. Tổ chức hướng dẫn khách tham quan làng bản tìm hiểu về văn hóa, phong tục tập quán và cuộc sống của cộng đồng dân tộc. Tổ chức các chương trình văn nghệ biểu diễn phục vụ khách. Trình diễn các hoạt động sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, thêu và dệt.

Về kinh tế: Sự thành công bước đầu của mô hình là thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến tham qua làng bản. Doanh thu các dịch vụ du lịch 70% thuộc về dân bản, 15% thuộc về cơ quan quản lý nhà nước, 10% còn lại đóng góp cho việc phát triển cơ sở hạ tầng.

Về mặt văn hóa: Hoạt động du lịch đã nâng cao niềm tự hào của người dân trong bản về giá trị văn hóa bản địa đặc biệt là cho thế hệ trẻ, cộng đồng dân cư

nhận thấy trách nhiệm của mình đối với công tác bảo tồn nền văn hóa dân tộc.

Về mặt xã hội: Nâng cao được vai trò làm chủ của cộng đồng, trách nhiệm của cộng đồng đối với mỗi thành viên và toàn xã hội, cải thiện được điều kiện sinh hoạt của bà con dân tộc miền núi, tạo ra sự đổi mới quan hệ và nhận thức tình cảm trong bà con dân tộc, lòng hiếu khách của người dân, nâng cao điều kiện sinh hoạt, cơ sở nông thôn dân tộc miền núi.

Về môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: của bà con dân bản ngày càng được nhận thức cao hơn, có trách nhiệm đối với tài nguyên thiên nhiên. Môi trường vệ sinh trong bản ngày càng đẹp, gọn gàng ngăn nắp, rác thải được thu gom thường xuyên.

Mô hình phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng dân tộc tại thôn Pác Ngòi xã Nam Mẫu, Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn:

- Các bên tham gia: Ủy ban nhân dân tỉnh đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển du lịch địa phương thông qua Sở văn hóa thể thao và du lịch, phòng du lịch và các ban quản lý Vườn quốc gia Ba Bể. Vai trò khởi xướng và tư vấn của các tổ chức phi chính phủ như: SNV, 3PAD. Các tổ chức phi chính phủ này là nguồn cung cấp kỹ thuật, tư vấn các vấn đề kinh tế và cung cấp tài chính. Vai trò của các tổ chức đoàn thể như: Hội phụ nữ, Hội nông dân gương mẫu đi đầu trong việc vận động các thành viên cộng đồng tham gia phát triển du lịch.

- Cơ chế hoạt động của mô hình: Mô hình hoạt động và phát triển chịu sự tác động của nhân tố sau: Nhân tố tổ chức hỗ trợ và quản lý, bao gồm tổ chức phi chính phủ và chính quyền các cấp, nhân tố tác động là tài nguyên thiên nhiên và nhân văn tại thôn Pác Ngòi và khách du lịch, nhân tố tham gia cung cấp các dịch vụ du lịch cho khách và tham gia bảo tồn tài nguyên môi trường thiên nhiên của thôn Pác Ngòi.

- Mô tả hình dưới dạng không gian:

Hình 2.3: Mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Thôn Pác Ngòi

* Một số nhận xét đánh giá:

Mặc dù còn nhiều khó khăn về điều kiện để triển khai các đề án phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo (như nguồn nhân lực hạn chế, tác động khủng hoảng kinh tế suy giảm lượng khách...), nhưng ngành du lịch Bắc Kạn đã có nỗ lực và đạt được những thành tựu nhất định trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Ngoài việc phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch lịch sử, du lịch Bắc Kạn đã bước đầu triển khai thí điểm mô hình du lịch dựa vào cộng đồng góp phần xóa đói giảm nghèo. Tuy hiện nay mô hình thí điểm tại thôn Pác Ngòi chưa được phát triển và nhân rộng, các điểm du lịch nổi tiếng khác như ATK, Thác Bạc- Áng Toòng, Thác Nà Đăng... chưa phát huy được thế mạnh để triển khai du lịch dựa vào cộng đồng nhưng ngành du lịch Bắc Kạn đã và đang triển khai thí điểm các mô hình, loại hình du lịch, tuyến, điểm du lịch nhằm mục tiêu phát triển bền vững.

Chính quyền các cấp và các tổ chức đoàn thể

Cộng đồng dân cư thực hiện

Phát triển du lịch tại thôn Pác Các tổ chức phi chính

phủ: SNV, 3PAD

Tài nguyên thiên nhiên

Thị trường khách du lịch

Phát huy những lợi thế có những địa danh du lịch nổi tiếng và đậm tính nhân văn, lịch sử, các nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, nấu rượu, mây tre đan... du lịch Bắc Kạn đã chú trọng phát triển các loại hình du lịch gắn với việc bảo tồn phát triển kinh tế du lịch bền vững. Qua các đánh giá các chương trình dự án, mô hình phát triển của du lịch dựa vào cộng đồng ở Pác Ngòi đã đóng góp một phần cho công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của cộng đồng dân tộc các làng bản.

Mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo cần thiết phải được đánh giá, tổng kết và nhân rộng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo tại tỉnh bắc cạn (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)