Tiềm năng lợi thế về du lịch của Bắc Kạn

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo tại tỉnh bắc cạn (Trang 47 - 50)

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH BẮC KẠN

2.1. Khái quát các điều kiện phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Kạn

2.1.3. Tiềm năng lợi thế về du lịch của Bắc Kạn

Về vị trí địa lý: Vườn quốc gia Ba Bể ở phía Bắc Việt Nam, cách Hà Nội

058%

026%

022%

017% Thiếu kiến thức và kinh nghiệm

làm ăn: 57,72%

Thiếu vốn tự có: 25,58%

Thiếu đất sản xuất: 21,9%

Đông con và đông người ăn theo: 16,5%

254km, cách thị xã Bắc Kạn 75 km, có tọa độ địa lý: 105’36 độ kinh đông và 22’30 độ vĩ bắc.

Về đặc điểm địa hình, khí hậu và động, thực vật: Hồ Ba Bể là một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn nhất tỉnh Bắc Kạn với diện tích quản lý là 7.610ha. Đây là một di sản thiên nhiên với nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc và phong phú có tầm cỡ quốc tế, khí hậu trong lành, mát mẻ. Hồ Ba Bể bao gồm một hệ phức hệ sông, suối, núi đá vôi, núi đất với độ cao từ 150m đến 1500m so với mặt nước biển. Khu hệ thực vật có 417 loài mang đặc điểm của 4 luồng: Thực vật bản địa, thực vật quý hiếm, thực vật di cư và thực vật tiêu biểu. Khu hệ động vật cũng đa dạng với 3 nhóm: Trên cạn, dưới nước và biết bay, trong đó có những loài đặc hữu và quý hiếm được ghi trong sách đỏ như: Voọc mũi hếch, voọc đen má trắng, phượng hoàng đất, gà lôi. Mặt hồ nằm cách 145m so với mặt nước biển, diện tích hồ rộng 500ha, bao bọc quanh hồ là những núi đá vôi dựng đứng, hiểm trở và nhiều cánh rừng nguyên sinh, nơi có nhiều hang động đẹp như: Động Puông, Động Nà phoong, Động Ba Cửa, Động Nàng Tiên, Hang Dưỡng Sơn... và nhiều suối ngầm khi ẩn khi hiện. Ngoài ra hồ còn có nhiều di tích lịch sử như: Di tích nhà Mạc, nhà Lê, di tích cách mạng động Nà Poòng nơi đặt đài phát thanh và tiếng nói Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

2.1.3.2. Đặc điểm dân cư, kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn Dân cư, dân tộc:

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, nội địa, nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, giáp với 4 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Ngày 16/5/2015 tỉnh được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh với 8 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố, 7 huyện và 122 đơn vị hành chính cấp xã gồm 110 xã, 6 phường, 6 thị trấn. Diện tích đất tự nhiên 4.859km2, dân số khoảng gẩn 300.000 người, gồm 7 dân tộc anh em: Tày, Nùng, Dao, Mông, Hoa, Kinh và Sán Chay sinh sống, trong đó có dân tộc thiểu số chiếm hơn 80%.

Miền đất giàu tiềm năng phát triển:

Bên cạnh nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên hấp dẫn, tỉnh Bắc Kạn còn có nguồn

tài nguyên du lịch nhân văn phong phú như: Các phong tục tập quán, lễ hội của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao...; các bản nhà sàn bên sườn núi, ven sông hồ; các làn điệu hát then, đàn tính, shi, lượn... mang đậm bản sắc văn hoá của đồng bào các dân tộc vùng cao tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách, nhất là khách du lịch quốc tế mong muốn tìm hiểu văn hoá dân tộc thiểu số miền núi Việt Nam.

Bắc Kạn, quê hương cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân và đế quốc xâm lược. Các di tích lịch sử cách mạng thuộc khu ATK (huyện Chợ Đồn, hiện đang đề nghị di tich lịch sử quốc gia đặc biệt); di tích Nà Tu, di tích Đồn Phủ Thông, di tích chiến thắng Đèo Giàng (huyện Bạch Thông)…. là những di tích lịch sử mang dấu ấn một thời về cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, nhà nước, của quân đội và nhân dân Bắc Kạn, đây là nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển loại hình du lịch lịch sử của tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có tổng số 175 di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, trong đó có 01 di tích quốc gia đặc biệt, 12 di tích cấp quốc gia, 31 di tích cấp tỉnh.

Bắc Kạn có một số đền, chùa như: Đền Thắm, Chùa Thạch Long (huyện Chợ Mới); Đền Mẫu, Đền Cô, Đền Thác Giềng (thị xã Bắc Kạn); Đền An Mã, Chùa Phố Cũ (huyện Ba Bể)... với kiến trúc nghệ thuật, cảnh quan thiên nhiên đẹp, là những điểm du lịch văn hoá tâm linh thu hút khách.

Điều kiện kinh tế- xã hội:

Giá trị sản xuất ngành xây dựng trong giai đoạn 2012-2014 tăng 14,43%, cùng với đó các dự án kết cất xây dựng, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội với tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn giai đoạn 2012-2014 là trên 11.000 tỷ đồng, trong đó năm 2014 ước đạt 3.800 tỷ đồng, tăng 1.200 tỷ đồng so với năm 2010.

Tốc độ tăng trưởng của khu vực du lịch trong những năm qua đạt kết quả khá và ổn định. Giai đoạn 2013-2014 tăng trưởng bình quân ước đạt 15,67%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng trưởng nhanh, bình quân 25,68%/năm.

Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch từng bước được quan tâm đầu tư xây

dựng. Mạng lưới giao thông phục vụ cho phát triển du lịch đang được đầu tư nâng cấp, hệ thống thông tin liên lạc đã phát triển đến tất cả các huyện và hầu hết các khu, điểm du lịch đáp ứng cho nhu cầu phát triển du lịch.

Cơ sở lưu trú phát triển nhanh. Số lượt khách đến Bắc Kạn giai đoạn 2012- 2014 ước bình quân tăng 21,19%/năm, trong đó khách du lịch quốc tế ước tăng bình quân 43,2%/năm. Doanh thu dịch vụ du lịch năm 2014 ước đạt trên 187 tỷ đồng (tăng 2,4 lần) so với năm 2010.

Tỉnh đang khẩn trương hoàn thiện quy hoạch Hồ Ba Bể. Năm 2011, tổ chức UNESCO đã công nhận Hồ Ba Bể là khu Ramsar- vùng đấy ngập nước có tầm quan trọng quốc tế. Năm 2012, Hồ Ba Bể được Thủ tướng Chính phủ công nhận Di tích quốc gia đặc biệt, tạo tiền đề thu hút đầu tư phát triển ngành du lịch của Tỉnh nói chung và du lịch Hồ Ba Bể nói riêng.

Tỉnh đã tổ chức thành công nhiều hội chợ xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư ngoài tỉnh: Mở rộng sự hợp tác với thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tập đoàn kinh tế lớn. Thị trường Bắc Kạn phát triển khá nhanh, hoạt động kinh doanh, thương mại dịch vụ khá sôi động, hàng hóa được lưu thông thuận lợi. Công tác cung ứng hàng hóa, chính sách xã hội được bảo đảm đúng quy định.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo tại tỉnh bắc cạn (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)