Đặc điểm tự nhiên, lịch sử xã hội Nghệ Tĩnh

Một phần của tài liệu Văn hóa nghệ tĩnh thể hiện qua tục ngữ (Trang 23 - 28)

1.3. Nghệ Tĩnh - vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa

1.3.1. Đặc điểm tự nhiên, lịch sử xã hội Nghệ Tĩnh

Nghệ Tĩnh là một bộ phận không tách rời của tổ quốc kể từ ngày vua Hùng dựng nước, có diện tích là 22.149 km2, có 150.500 ha diện tích đất canh tác. Trước mặt Nghệ Tĩnh là biển Đông với chiều dài là 229 km, sau lưng là dãy Trường Sơn trùng diệp với 250 km có biên giới với nước bạn Lào anh em. Phía Bắc giáp với tỉnh Thanh Hoá, phía Nam giáp với Quảng Bình. “Nghệ Tĩnh về địa hình, địa mạo có núi rừng trùng điệp mênh mông, chiếm ngót hai phần ba diện tích (...) Núi trải

dài và dày đặc ở phía tây, bốn mùa mây phủ từ xưa đã được nhân dân quen gọi là dãy Giăng Màn (hay Trường Sơn), núi còn sừng sững đâm thẳng ra tận biển, được gọi là đèo Ngang (hay Hoành Sơn)” [4, tr.17]. “Từ phía tây bắc núi cao độ khoảng từ 2.000 mét trở xuống (...) tạo cho mặt đất một vẻ gồ ghề, lởm chởm ít thấy ở nhiều tỉnh đồng bằng khác... Về sông ngòi, không kể những con sông nhỏ, ngắn, độ dốc nhiều, dồn nước nhanh ra biển, con sông lớn và dài nhất mà năm 1841 được xếp hạng là một trong những con sông đẹp nhất nước ta, cũng lại là con sông hung dữ nhất vì nó thường phá phách đổi dòng, gọi là sông Lam hay sông Cả (...) Tóm lại, thiên nhiên Nghệ Tĩnh hiểm trở gập ghềnh nhưng không đến nỗi hỗn độn. Đối với việc trồng trọt, thiên nhiên quả là không thực tình hào phóng, buộc con người phải vất vả nhiều, nhưng cũng luyện cho con người chí phấn đấu cao. Dù sao thì thiên nhiên cũng góp phần làm nảy nở nghệ thuật [4, tr.18-19].

Về khí hậu, mùa nóng ở Nghệ Tĩnh thường rất nắng nóng có khi làm cho đồng điền nứt nẻ, cây cỏ khô cháy. Nghệ Tĩnh hàng năm phải chịu đựng “gió Nam Lào mang cái nóng rang bụi khô thu góp từ lục địa xa xôi trút về đây, làm thêm phần kéo dài và tăng cao nhiệt độ của những ngày hè. Tiếp đó, có thể là những trận bão xuất phát từ Thái Bình Dương thỉnh thoảng kéo vào thăm xứ Nghệ (khoảng các tháng 7, 8, 9 hoặc muộn hơn) có khi mang theo những cơn gió xoáy hoặc một khối lượng nước lớn tạo thành lụt kinh khủng gây thiệt hại về người và của... Mùa xuân ở đây so với miền Bắc có muộn hơn và lượng mưa không đồng đều đối với từng vùng. Mùa lạnh... trong khi Bình Trị Thiên mưa liên miên, dầm dề, ở Lào hoàn toàn nắng ráo, thì ở Nghệ Tĩnh vừa lạnh vừa khô. Không kể những đợt lạnh đột xuất, nhiệt độ trung bình ở đây là trên dưới 200C, điều đó cũng gần giống với phía nam đồng bằng Bắc Bộ” [4, tr.19-20]. Khí hậu đặc biệt này, “rõ ràng rất khắc nghiệt đối với sinh vật, trước hết là đối với con người và cây lương thực. Từ nạn này đến nạn khác, tình trạng oái oăm thường gặp là nhiều khi lo chống hạn chưa xong thì bão lụt đã bất ngờ ập tới. Cộng với đất thiếu màu mỡ làm cho nghề trồng trọt nói chung khó phát triển, thu hoạch không bù đắp cho công sức con người vất vả bỏ ra. Từng tấc đất ở đây đều thấm máu và mồ hôi của cha ông. Hạnh phúc dường như luôn

luôn bị đe dọa... Cuộc vật lộn giữa con người và thiên nhiên diễn ra khá liên tục, được phản ánh khá rõ trong văn học dân gian của nhiều dân tộc ở đây” [4, tr.20].

Nhưng cũng không thể quên những yếu tố tốt đẹp mà thiên nhiên xứ Nghệ cấp cho con người và thiên nhiên ấy có quan hệ khá sâu sắc trong sự hình thành tính cách Nghệ ở cả hai chiều ưu điểm và nhược điểm. Nhân viết về Phan Bội Châu, Trần Đình Hượu trình bày khá đầy đủ: “Nghệ Tĩnh là một vùng địa thế rộng, nhưng đất xấu, lắm đồi, núi, sông, biển. Đời sống nhân dân dựa nhiều vào kinh tế tự nhiên:

săn bắn, đánh cá, đốn gỗ, lấy tranh củi. Dân công nhiều người phải bỏ quê hương đi nơi khác kiếm ăn. Nét khá nổi bật là dân Nghệ Tĩnh học tập rất cần cù; làm thầy đồ dạy học là một nghề nghiệp của rất nhiều người. Nhiều người hằng năm đi dạy học ở các tỉnh xa” [Dẫn theo 3, tr.198-199].

Đến với mảnh đất Nghệ Tĩnh vẫn còn dấu tích của toà thành cổ trên ngọn Trúc Sơn trong dãy Hồng Lĩnh. Người ta đã phát hiện được nơi đây có dấu tích của chiếc Ao Trời, Tháp Cờ, đồi Bắn Cung…Những dấu tích đó tương truyền là kinh đô Ngàn Hống của nước Xích Quỷ do Kinh Dương Vương trị vì (khoảng thế kỉ III TCN). Đồng thời núi Nam Giới thuộc vùng cửa sát bờ biển Thạch Hà, còn tại một vùng đất có tên gọi là Quỳnh Viên. Đây là một tương truyền con gái của Vua Hùng thứ 12 là Tiên Dung đã gặp và chung sống với chàng trai nghèo có tên là Chử Đồng Tử. Từ những truyền thuyết được lưu truyền cho tới ngày nay là một minh chứng cho xứ Nghệ là vùng đất được hình thành từ hàng ngàn năm nay và có một bề dày lịch sử và văn hoá.

Nghệ Tĩnh vinh dự là khu vực chứng kiến dấu vết quá trình chuyển biến từ vượn thành người. “Ở hang Thẩm Ồm, xã Châu Thuận, Quỳ Châu, 5 chiếc răng vừa mang đặc điểm của răng vượn, vừa mang đặc điểm của răng người khôn ngoan (Homo sapien). Các nhà khảo cổ xác định chúng thuộc vào giai đoạn tiến hóa cuối cùng của người vượn cách ta khoảng 20 vạn năm. Các di tích vào cuối thời đại đồ đá cũ, như văn hóa Sơn Vi, văn hóa Hòa Bình... [4, tr.90-91]

Từ năm 1960, giới khảo cổ phát hiện ở khu vực Thạch, Cẩm, Kỳ, kể từ núi Nam Giới trở vào “có nhiều di chỉ và hiện vật, đã đi đến kết luận về một giai đoạn

văn hóa hậu kỳ đá mới trong quá trình chuyển từ văn hóa Quỳnh Văn sang văn hóa Bàu Tró: đó là các cồn sò điệp Thạch Lâm, Thạch Đài, Núi Nài, cồn Lôi Mốt (thuộc Thạch Hà). Cồn ở Cẩm Thạch, Cẩm Hòa (Cẩm Xuyên) mà đặc điểm nổi bật là chiếc rìu có vai màu sắc lưỡi phổ biến, nồi gốm đáy tròn thay cho nồi đáy nhọn cũng như nhiều đồ gốm khác kiểu dáng đa dạng, hoa văn trang trí phong phú. Không nghi ngờ gì nữa, một xã hội đang tiến vào nghề trồng trọt, cách ta trên bốn thiên niên kỷ được sinh tụ tiêu biểu tại khu vực này [4, tr.79-80].

Và nhiều chứng tích của sự phát triển kỹ thuật nguyên thủy qua nhiều thế hệ kế tiếp thuộc xã Xuân Viên - Nghi Xuân - Hà Tĩnh. “Từ đồ đá sang đồ đá mài: cuốc đá, dao cắt lúa, bàn nghiền, rìu có vai, ... Đặc biệt, di chỉ núi Dầu (Đức Thọ), một xưởng làm công cụ đá nói lên sự phân công lao động, sự chuyên môn hóa sản xuất và sự trao đổi sản phẩm thịnh hành ở đây... Những cuộc khai quật trên bờ sông Lam (Nghi Xuân), bờ sông La (Đức Thọ) còn cho ta chứng tích của thời kỳ Đông Sơn đồng và sắt, nào lò luyện sắt (ở Xuân Giang), nào khuyên tai hai đầu thú (ở Xuân An) có thể gợi lên vai trò quan trọng của xứ Nghệ thời đó đối với việc giao lưu văn hóa” [4, tr.54].

Từ lúc nhà Hán mở cuộc bàng trướng xuống phía Nam, Nghệ Tĩnh dưới chính sách đô hộ của họ chỉ là một huyện mang tên Hàm Hoan - huyện lớn rộng nhất của quận Cửu Chân. Trải qua nhiều đời, với nhiều tên gọi, đến đầu thế kỷ VII tên Hoan Châu ra đời. Nhưng năm 622 thuộc nhà Đường, mới chính thức có Hoan Châu, là một đơn vị hành chính quan trọng lớn hơn trước đó.

Cái tên Nghệ An xuất hiện vào đời Lý Thái Tông năm 1033, thay cho tên Hoan Châu. Nhưng nó cũng còn trải qua nhiều duyên cách nữa, cho đến mãi hơn 4 thế kỷ sau. Lê Thánh Tông mới bắt đầu chia đất nước làm 13 đạo thừa tuyên (1466) mà Diễn và Hoan mới chính thức được sáp nhập làm một gọi chung là thừa tuyên Nghệ An. Từ “thừa tuyên” lúc này được dùng để gọi đơn vị hành chính lớn thay cho

“lộ”, về sau đổi là xứ (1456), làm trấn (1509) [4, tr.15-16]. Như vậy, “xứ” là đơn vị hành chính xuất hiện năm 1456 và kéo dài 53 năm, cho đến năm 1509 được đổi làm

“trấn”.

Năm 1831 thuộc đời Minh Mạng mới phân chia “trấn” làm hai tỉnh: Nghệ An và Hà Tĩnh. “Nhưng cách chia này nếu có tiện cho công việc hành chính, thì về nhiều mặt không được thỏa đáng. Nhân dân từ lâu quen gọi tắt địa danh Nghệ Tĩnh bằng “xứ Nghệ” (...). Từ lúc đặt ra tên tỉnh Hà Tĩnh người ta phải gọi chung hai tỉnh bằng cái tên An Tĩnh hay Nghệ Tĩnh. Sau khi lãnh thổ Việt Nam thống nhất và giải phóng toàn vẹn, thì Nghệ An, Hà Tĩnh lại được hợp nhất thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Và sau đó (tháng 8 năm 1991) lại tách làm hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh” [4, tr.16-17].

Nhưng theo Nguyễn Đổng Chi thì hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh như một đơn vị truyền thống, thống nhất về mặt văn hóa dân gian [4, tr.17].

Trên mảnh đất truyền thống này cũng có rất nhiều danh nhân nổi tiếng, chúng ta có thể kể như: Lê Hữu Trác (1720-1791); Nguyễn Công Trứ (1778-1858);

Nguyễn Trường Tộ (1830-1871); Phan Bội Châu (1867-1940)... Đặc biệt là Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (1890-1969) là một chiến sĩ cách mạng lỗi lạc của dân tộc và của cả thế giới, và còn là một thi sĩ tài năng, một danh nhân văn hóa.

Chỉ riêng huyện Can Lộc, Hà Tĩnh mà cũng có nhiều kẻ sĩ hiển đạt lưu danh sử sách như: Hà Công Trình, Bùi Cầm Hổ (thế kỉ XV), Nguyễn Văn Giai, Dương Trí Trạch, Phan Kính (thế kỉ XVII), Lê Sĩ Bàng (thế kỉ XVIII), Mai Thế Quý. Đây là những tên tuổi có đóng góp lớn trong xây dựng đất nước ở các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, quân sự. Trong sự nghiệp giáo dục, cũng có rất nhiều danh nhân nổi tiếng làm rạng danh đất học Hồng Lam: dòng họ Nguyễn với Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Quýnh, Lê Hồng Hàn, Hoàng Dật, La sơn phu tử Nguyễn Thiếp, Hoàng Trừng, Lưu Công Đạo, Ngô Đức Kế. Chúng ta mãi tự hào về vùng đất mà mỗi tên đất tên người đều ngời lên những chiến công cho quê hương dân tộc.

Không thể quên Nguyễn Du - Đại thi hào dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, tác giả Truyện Kiều. Một số tên tuổi khác ở vùng Nghi Xuân - Hà Tĩnh:

Nguyễn Nghiễm - Hoàng giáp, Tể tướng triều Hậu Lê, tước Đại tư đồ Xuân Quận Công; Nguyễn Quỳnh - Quan võ, tước Lĩnh Nam công; Nguyễn Khản - Tiến sĩ, Thượng thư Bộ lại kiêm trấn thủ Sơn Tây, tước Toản quận công; Nguyễn Hành - Nhà thơ An nam ngũ tuyệt, tác giả: Quan Đông hải thi tập, Minh Quyên thi tập,

Thiên hạ nhân vật thư; Nguyễn Thiện - Nhà thơ, tác giả: Đông phủ thi tập, Huyền cơ đạo thuật bí thư, Nhuận bút Hoa Tiên; Nguyễn Huệ - Tiến sĩ cập đệ Tam giáp, tước Trung Trinh đại phu, Hàn lâm viện thừa chỉ, Tiên Lĩnh hầu. Năm Cảnh Hưng thứ 11, Trịnh Ân Vương bao phong Võ Đại vương Thượng đẳng Phúc thần...

Như vậy có thể thấy, về đặc điểm tự nhiên đó là sự hoà quyện của núi, sông, biển, giữa thiên nhiên và con người cùng với lịch sử xã hội được hình thành từ rất sớm tạo ra một bản sắc riêng cho Nghệ Tĩnh. Bản sắc ấy là “Người Nghệ Tĩnh quen chịu đựng gian khổ, làm việc rất cần cù và sinh hoạt rất tiết kiệm. Những nét độc đáo trong tính cách Nghệ Tĩnh là gan góc, mưu trí. Có nhà nghiên cứu nhận xét rằng dân Nghệ Tĩnh nói chung quen chịu đựng gian khổ nhưng không quen chịu nhục và trong cái gan góc có cái bướng bỉnh, trong cái trung thực có cái thô bạo, trong cái mưu trí có cái liều lĩnh” [Dẫn theo 3, tr.198].

Một phần của tài liệu Văn hóa nghệ tĩnh thể hiện qua tục ngữ (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)