2.1. Thống kê và phân loại từ láy theo đặc điểm cấu tạo
2.1.1. Cấu tạo từ láy xét theo phương diện ngữ âm
Thống kê và phân loại từ láy trong thơ Chế Lan Viên theo âm đoạn tính (phụ âm đầu, âm chính giữa vần và âm cuối vần), chúng tôi thu được kết quả như sau:
a. Các từ giống nhau ở phụ âm đầu, khác nhau ở âm chính giữa vần và âm cuối vần, bao gồm: 306 từ với tổng số lượt dùng là 578 lượt.
Ví dụ: xa xôi, lộng lẫy, vội vàng.
b. Các từ khác nhau ở phụ âm đầu, giống nhau ở phần vần (âm chính giữa vần, âm cuối vần) gồm có 89 từ với tổng số 186 lượt dùng. Trong đó có một từ láy có giống nhau ở âm chính vần nhưng lại có sự biến đổi ở âm cuối vần theo quy tắc phụ âm tắc vô thanh được chuyển thành phụ âm vang mũi cùng cặp c ng đó là từ: eng éc (éc éc eng éc).
Ví dụ: chới với, trơ vơ, luống cuống.
c. Các từ giống nhau ở phụ âm đầu và vần gồm có 79 từ với tổng số 121 lượt dùng.
Ví dụ: xa xa, văng vẳng, mơn mởn
d. Các từ giống nhau ở phụ âm đầu và vần, trong đó âm chính giữa vần giống nhau, còn âm cuối vần biến đổi theo quy tắc các phụ âm tắc vô thanh chuyển thành các phụ âm vang mũi cùng cặp. Chúng tôi đã thống kê được trong 11 tập thơ của Chế Lan Viên, ông đã sử dụng 8 từ láy kiểu này với tổng số 11 lượt dùng đó là các từ:
t n: biệt biệt biền biệt, phớt phớt phơn phớt, vụt vụt vùn vụt.
c ng : đục đục đùng đục.
p m: nượp nượp nườm nượp, chiếp chiếp chiêm chiếp, chíp chíp chim chíp, thiếp thiếp thiêm thiếp.
e. Các từ giống nhau ở phụ âm đầu, âm chính giữa vần nhưng khác nhau ở âm cuối vần. Trường hợp này, chúng tôi đã thống kê được Chế Lan Viên đã sử dụng 31 từ với tổng sổ 63 lượt dùng trong 11 tập thơ của ông.
Ví dụ: ríu rít, xạc xào, mời mọc.
g. Các từ giống nhau ở phụ âm đầu, âm cuối vần, nhưng khác nhau ở âm chính giữa vần, bao gồm 11 từ với tổng sổ 12 lượt dùng.
Ví dụ: hổn hển, vụn vằn, lủng liểng.
h. Các từ giống nhau về âm chính vần, khác nhau về phụ âm đầu và âm cuối vần gồm có 4 từ với 4 lượt dùng. Đó là các từ: o oe, ỡm ờ, ào ạt, bạt ngàn.
Từ thống kê trên, chúng tôi lập bảng so sánh việc sử dụng từ láy của Chế Lan Viên theo cấu tạo âm đoạn tính như sau:
Bảng 1
Âm đoạn tính
Số từ láy Lượt dùng Số từ Tỉ lệ % Số lượt
dùng Tỉ lệ %
Giống phụ âm đầu 306 56,14 578 57,86
Giống vần 89 16,33 186 18,62
Giống phụ âm đầu, vần 79 14,50 121 12,11
Giống phụ âm đầu, âm chính giữa
vần, biến đổi ở âm cuối vần 8 1,47 11 1,10
Giống phụ âm đầu, âm chính giữa vần 31 5,69 63 6,31
Giống phụ âm đầu, âm cuối vần 11 2,02 12 1,20
Giống âm chính vần 4 0,73 4 0,40
Từ láy không theo cấu tạo âm đoạn
tính 17 3,12 24 2,40
Như vậy, có thể thấy về mặt âm đoạn tính, trong tổng số từ láy mà Chế Lan Viên sử dụng trong thơ ông thì từ láy giống nhau về phụ âm đầu chiếm số lượng lớn nhất, chiếm tới 56,14%, đứng thứ hai là từ láy giống nhau về phần vần với 16,33%, chiếm tỉ lệ ít nhất là loại từ láy giống nhau về âm chính vần chỉ chiếm 0,73%.
2.1.1.2. Cấu tạo xét theo âm vị siêu đoạn tính
Xét từ láy theo cấu tạo siêu âm đoạn tính, chúng tôi dựa vào lý thuyết trong cuốn Ngữ pháp Tiếng Việt (1996), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội của tác giả Nguyễn Tài Cẩn. Theo nghiên cứu của Nguyễn Tài Cần thì: “Về mặt yếu tố siêu âm đoạn tính, các thành tố nói chung đều phải có thanh thuộc cùng một âm vực: thuộc âm vực cao (thanh ngang, hỏi, sắc) hoặc thuộc âm vực thấp (thanh huyền, ngã, nặng)” [3, tr.110].
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát, thống kê và phân loại từ láy trong 11 tập thơ của Chế Lan Viên theo yếu tố siêu âm đoạn tính và thu được kết quả như sau: trong tổng số 545 từ láy với 999 lượt dùng thì có 303 từ láy cùng thuộc âm vực cao với 581 lượt dùng, 204 từ láy cũng thuộc âm vực thấp với 354 lượt dùng, còn có 38 từ láy không cùng thuộc âm vực với 64 lượt dùng.
Bảng 2
Siêu âm đoạn tính
Số từ láy Lượt dùng
Ví dụ Số từ Tỉ lệ % Số lượt
dùng Tỉ lệ %
Âm vực cao 303 55,60 581 58,16
Say sưa Bát ngát Đỏ đỏ Phất phơ Lớn lao Vẻ vang Thăm thẳm Lở lói Lắt lẻo
Âm vực thấp 204 37,43 354 35,43
Thèm thuồng Rộn rịp Bỡ ngỡ Ngại ngùng Gầy guộc Đẫy đà Gần gũi Cãi cọ Vội vàng
Không cùng
âm vực 38 6,97 64 6,41
Lẳng lặng Im lìm Xán lạn Chán chường Cộc lốc Hài hước
Từ láy thuộc âm vực cao trong thơ Chế Lan Viên chiếm số lượng lớn nhất với 55,60%, tuy nhiên số lượng từ láy thuộc âm vực thấp cũng chiếm một phần không nhỏ trong thơ ông là 37,43%, ít nhất là số lượng từ láy không cùng âm vực chỉ với 6,97%. Nhìn chung, sự chênh lệch giữa từ láy thuộc âm vực cao với từ láy thuộc âm vực thấp trong thơ Chế Lan Viên là không nhiều. Chúng đan xen hòa quyện vào nhau tạo nên âm điệu lúc trầm, lúc bổng cho thơ ông, khiến thơ ông trở nên hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.