Từ láy góp phần ngợi ca, tuyên truyền, phục vụ cách mạng

Một phần của tài liệu Từ láy trong thơ chế lan viên (Trang 46 - 49)

Sự nghiệp thơ ca của Chế Lan Viên là nhằm mục đích phục vụ cách mạng, nên ta dễ dàng nhận thấy ở giọng thơ viết về Tổ quốc của Chế Lan Viên một giọng hùng biện, tranh luận. Giọng thơ ấy mang tư thế của một dân tộc đang chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp và đang chiến thắng. Giữa những ngày tháng chiến tranh ác liệt ấy, nhà thơ hoài niệm về quá khứ mất mát đau thương nhưng hơn hết vẫn là một niềm tự hào, ngợi ca những chiến công oai hùng của dân tộc ta:

“Bến phà kia ta qua lại bao lần Đêm nay ngỡ có gì không hiểu nổi

Dòng sông ấy không phải sông ấy nữa Từng ngọn sóng đầu lau chất chứa

Những bão bùng và những chiến công” [20, tr.416].

Chế Lan Viên đã ngợi ca vẻ đẹp của Tổ quốc bằng giọng tự hào:

“Em có thấy bể trời bát ngát sáng nay không?

Tổ quốc thương yêu, Người đẹp vô cùng!” [21, tr.81].

Tổ quốc đẹp bởi:

“Bốn nghìn năm ta quen thắng thù trong những thế gian truân

Tổ quốc quen đứng lên giữa những thế chênh vênh mất còn nghèo ngặt [21, tr.81].

Hai từ láy chênh vênh, nghèo ngặt trong cùng một câu thơ càng làm tăng thêm niềm tự hào về lý tưởng đấu tranh cao đẹp của Tổ quốc ta. Tuy khó khăn, gian khổ nhưng Tổ quốc ta vẫn kiên quyết hiên ngang đứng lên đấu tranh giành thắng lợi. Từ đó, nhà thơ khẳng định bằng niềm tin quyết thắng:

“Bọn chúng nó khấp khởi mừng hiểm độc Nhưng chính trong bước ngoặt này ta lập

chiến công” [21, tr.82].

Miêu tả tư thế tưởng sẽ đô hộ được nước ta của quân giặc bằng từ láy khấp khởi, Chế Lan Viên càng làm nổi bật lên chiến thắng rực rỡ của quân và dân ta cùng thất bại thảm hại của quân thù.

Bên cạnh đó, bằng việc sử dụng những từ láy có sức gợi cao, nhà thơ đã khẳng định rõ ràng lòng căm thù cao độ của dân tộc ta đối với kẻ thù:

“Biên giới! Hai tiếng ấy làm lòng ta quặn thắt Vết thương nghìn năm. Chiến hào thứ nhất.

Mây có biết biên thùy không, mây trắng tần ngần?

Sông nao nao nước đỏ xoáy cuộn dòng Tiếng còi tàu đến đây chừng thét gấp Ngàn lau trắng chở che từng cột mốc

Nơi biên địa cái gì không ý thức?

Mùi hoa hồi biên giới quá bâng khuâng!” [21, tr.82].

Cùng với nhiều nhà thơ khác khi viết về cuộc đấu tranh của nhân dân ta, Chế Lan Viên với quan niệm nghệ thuật của riêng mình. Ông đã ghi lại được bước đường và gương mặt tinh thần của nhân dân ta trong những năm tháng chống Mỹ một cách chân thật và tràn đầy cảm xúc. Viết về Tổ quốc, giọng thơ Chế Lan Viên thật hào hứng, sảng khoái, chắc chắn một niềm tin chiến thắng. Có thể nói, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Chế Lan Viên nổi lên như một ca sĩ của cuộc chiến đấu. Thơ ông đã làm sáng tỏ thêm cái vấn đề lý luận, chính trị, cảm xúc và trí tuệ của thời đại.

Viết về đề tài chiến tranh, lên án những tội ác dã man của quân giặc, Chế Lan Viên đã tập trung không ít từ láy bậc một kết hợp với những từ láy bậc hai. Có lẽ những bài thơ chính luận đánh giặc với những câu thơ tự do nhiều chữ cho phép tác giả dùng dạng láy ba, láy tư một cách dễ dàng hơn trong việc diễn tả hết các trạng thái của hiện tượng. Qua đó, Chế Lan Viên muốn diễn tả thật mạnh, thật chắc, thật sâu sắc tinh thần đấu tranh vì chính nghĩa, quyết tâm giành thắng lợi của quân ta, đồng thời lên án quyết liệt tội ác của kẻ thù. Tiêu biểu trong bài thơ Làm Hăm-let ở Việt Nam trích trong tập Hái theo mùa. Bằng việc sử dụng các từ láy đôi kết hợp với từ láy ba, từ láy tư một cách liên tiếp, hài hòa trong một đoạn thơ, Chế Lan Viên đã lên án mạnh mẽ tội ác của giặc:

“Nếu Hăm-let ở Việt Nam, anh sẽ không mân mê trên tay một chiếc sọ dừa

Nich-xơn trả thù các đầu lâu triết học Đã hủy diệt là sạch sành sanh tất Một tý xương con, nó cũng không chừa

Không phải vô cớ đâu mà đầu cực này chúng nghĩ ra bom bảy tấn Và khép lại đầu cực kia bằng bom nhỏ bom bi

Nich-xơn không thích cái lỗ mũi nghìn năm chẳng nhắm

Cái cười mai mỉa hàm răng quá trắng Đặt ra quá lắm vấn đề

Đời chả cần dềnh dàng như trong kịch Sếch-xpia

Ở đấy đào huyệt chôn xuống từng người, đây hắn bật lên hàng khu phố

Hăm-let ạ, dù sao các anh cũng thuộc thời trung cổ So với bọn hiện đại ở Oa-sinh-tơn thì có nghĩa gì?

Bây giờ mà anh cứ lai nhai lải nhải

“Tồn tại hay không tồn tại”

Thì ai nghe anh?

Thời các dân tộc do dự chần chừ như anh đã qua rồi, không trở lại” [20, tr.633-634].

Việc kết hợp đồng thời nhiều từ láy đôi với từ láy ba và láy tư trong cùng một đoạn thơ với những câu thơ tự do, mở rộng như trên, Chế Lan Viên nhằm mục đích phản ánh rộng rãi hơn hiện thực cuộc sống kháng chiến. Phản ánh tội ác dã man của kẻ thù, đồng thời ông cũng thể hiện sự chế nhạo đối với những học thuyết suông của quân thù. Từ láy đã giúp cho Chế Lan Viên có thể bày tỏ một cách thoải mái những tư tưởng tình cảm của mình một cách tinh vi, khát quát nhất. Qua đó, ông đã góp phần đáng kể trong việc đưa thơ ca gần với cuộc đời.

Một phần của tài liệu Từ láy trong thơ chế lan viên (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)