Giống gà VACCINE KTG Đối chứng Tổng số
Gà Nòi 30 30 30 90
Gà Tàu 30 30 30 90
Gà Lương Phượng 30 30 30 90
Tổng 90 90 90 270
♦ Mô tả nghiệm thức
Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức, được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi nghiệm thức được lập lại 3 lần đối với từng giống gà (mỗi lô 10 gà). Thí nghiệm được thực hiện trên 3 giống gà (gà Nòi, gà Tàu, gà Lương Phượng), mỗi giống 90 con. Tổng số 270 con.
Ngày tuổi Tên vaccine Tên công ty Cách tiêm ngừa
7 10 15 21 45 60 120 165 Lasota + Gumboro Đậu Cúm gia cầm Lasota + Gumboro Cúm gia cầm Tụ huyết trùng Newcastle chủng M Newcastle chủng M Navetco Navetco Navetco Navetco Navetco Navetco Navetco Navetco Nhỏ mắt mũi Chủng qua cánh Tiêm dưới da cổ Nhỏ mắt mũi Tiêm dưới da cổ Tiêm dưới da cổ Tiêm bắp Tiêm bắp
♦ Quy trình tiêm phòng như sau
Đối với lô gà thí nghiệm dùng vaccine (lasota), kháng thể K.T.G để chủng ngừa bệnh Newcastle thực hiện 2 lần.
Lần 1: khi gà 7 ngày tuổi, nhỏ mắt mũi Lần 2: khi gà 21 ngày tuổi, nhỏ mắt mũi
Đối với lô gà đối chứng thì không sử dụng vaccine và kháng thể K.T.G Các lô gà thí nghiệm được chăm sóc nuôi dưỡng theo quy trình giống nhau
Để đánh giá khả năng bảo hộ của vaccine Newcastle (chủng lasota), kháng thể K.T.G đối với một số giống gà thả vườn bản địa và ngoại nhập nuôi thịt, chúng tôi lấy máu thực hiện phản ứng HA, HI.
Lấy máu tim lần 1 lúc gà 1-3 ngày tuổi để kiểm tra kháng thể thụ động. Lấy máu tĩnh mạch cánh lần 2 lúc gà 35 ngày tuổi (sau 2 tuần khi tiêm vaccine lần 2), lần 3 lúc 49 ngày tuổi và lần 4 vào giai đoạn xuất bán (2,5 tháng đối với gà Lương Phượng và 3 tháng tuổi đối với gà Tàu và gà Nòi), để kiểm tra đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng. Tương tự lấy máu ở các thời điểm trên đối với lô đối chứng.
♦ Phương pháp lấy máu để kiểm tra kháng thể trong lô gà thí nghiệm.
- Mỗi con lấy khoảng 0,5 ml máu cho vào ống nghiệm vô trùng, ghi lại ký hiệu của gà thí nghiệm. Đặt ống nghiệm nằm nghiêng cho máu đông đễ lấy huyết thanh.
- Bảo quản mẫu
Máu sau khi lấy sẽ được trữ ở 40C trong thùng trữ mẫu rồi chuyển đến phòng thí nghiệm, chắt lấy huyết thanh cho vào ống typ, trữ trong tủ lạnh ở -200C chờ xét nghiệm.
3.5.2 Qui trình thực hiện phản ứng HA
- Nguyên lý
Virus Newcastle có khả năng ngưng kết hồng cầu. Khi hồng cầu được rửa sạch bằng PBS sẽ bộc lộ ra những thụ thể bề mặt và virus Newcastle sẽ kết hợp với hồng cầu qua những thụ thể này.
Đây là đặc điểm quan trọng để xác định một cách gián tiếp sự hiện diện của virus nhằm định lượng và chuẩn độ kháng nguyên virus Newcastle dùng cho phản ứng HI.
- Chuẩn bị hồng cầu gà 10% và 0.5%
Chọn 2 – 3 con gà khoẻ, lấy máu khoảng 4 – 5 ml có chất kháng đông (Alsever).
Thêm một lượng tương đương dung dịch nước muối sinh lý vào phần máu vừa lấy, lắc đều.
Ly tâm ở 2000 vòng trong 10 phút, loại bỏ phần nước phía trên. Ly tâm lặp lại từ 2-3 lần.
Dùng Hematocrit để đo tỷ lệ hồng cầu sau khi đã được rửa sạch. Pha hồng cầu 10 % theo công thức C1V1 = C2V2.
C1: nồng độ hồng cầu gốc. V1: thể tích hồng cầu gốc. C2: nồng độ hồng cầu cần pha. V2: thể tích hồng cầu cần pha.
Từ hồng cầu 10 % pha hồng cầu 0,5 % theo công thức trên để làm phản ứng.
- Thành phần phản ứng
Kháng nguyên là vaccine chủng Lasota được pha trong dung dịch đệm PBS. Dung dịch PBS.
- Tiến hành phản ứng HA
Cho 50 µl PBS vào hai hàng A và B của đĩa phản ứng 96 giếng.
Cho 50 µl kháng nguyên vào giếng A1 và B1. Dùng micropipette trộn đều sau đó pha loãng dần từ giếng A1, B1 cho đến giếng A12, B12 với thể tích là 50 µl, loại bỏ 50 µl dung dịch sau khi pha loãng đến giếng cuối cùng.
Thêm 50 µl hồng cầu gà 0,5 % vào tất cả các giếng, để yên sau 15 phút.
Bảng 3.3 Trình tự tiến hành thực hiện phản ứng HA Số giếng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11