dễ dàng xác định được thời điểm chủng ngừa thích hợp. Nếu kháng thể thụ động còn rất cao mà ta chủng ngừa bằng vaccine sống thì sẽ làm giảm hiệu lực phòng bệnh của vaccine.
4.2 Đánh giá khả năng bảo hộ của vaccine Newcastle (chủng lasota)
Bảng 4.2 Kết quả kháng thể xuất hiện 14 ngày sau khi tiêm vaccine lần hai (gà 35 ngày tuổi). tuổi).
Giống gà Số gà lấy máu
Hiệu giá kháng thể (x log2)
<4 4 5 6 7 8 9 Số mẫu ≥ 4log2 Tỷ lệ bảo hộ (%) Gà Nòi 10 1 3 4 2 0 0 0 9 90,00 Gà Tàu 10 2 4 3 0 1 0 0 8 80,00 Gà Lương Phượng 10 2 3 4 1 0 0 0 8 80,00
Từ kết quả 4.6 ta thấy, đáp ứng miễn địch của các giống gà đối với vaccine Newcastle (chủng lasota) là khá cao. Cao nhất ở nhóm gà Nòi (90,00%) kế đến là nhóm gà Tàu và gà Lương Phượng (80,00%). Giữa các giống gà không có sự khác biệt về sự đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine (p=0.787).
Khi tiêm vaccine là đã đưa kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, kháng thể chưa sinh ra ngay lập tức mà phải sau một thời gian tiềm tàng (thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc nhiều vào kháng nguyên, vào lần kháng nguyên xâm nhập lần đầu hay lần 2, lần 3,...). Sau đó kháng thể mới được sinh ra, lượng kháng thể tăng dần đạt mức cao nhất sau 2 - 3 tuần, rồi lượng kháng thể giảm dần và biến mất sau vài tháng hoặc vài năm. Kháng nguyên vào cơ thể lần đầu gây đáp ứng miễn dịch gọi là đáp ứng miễn dịch sơ cấp hay
miễn dịch tiên phát. Kháng nguyên vào cơ thể lần hai, đáp ứng miễn dịch gọi là đáp ứng miễn dịch thứ cấp hay miễn dịch thứ phát.
Theo Nguyễn Bá Hiên (2007), khi tiêm vaccine lần 1 và lần 2 cách nhau 3 – 4 tuần, sử dụng tiếp lần thứ 2 thì đáp ứng miễn dịch sẽ nhanh hơn, mạnh hơn, có thể gấp hàng trăm lần và thời gian miễn dịch dài hơn.
Đồng thời các giống gà này đã được nuôi ở Việt Nam rất lâu đời nên thích nghi với điều kiện thời tiết, khí hậu ở nước ta. Sau khi tiêm phòng bằng vaccine Newcastle, các giống gà cho đáp ứng miễn dịch trên 80,00% sẽ giúp cho đàn gà chống lại được với virus Newcastle.