Những thành tựu và tồn tại trong công tác giải phóng mặt bằng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp kinh tế, tổ chức nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng trên địa bàn phường an khánh (Trang 34 - 39)

1.3.1. Những thành tựu và tồn tại

Thành công cơ bản của chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất hiện nay đã thống nhất cơ chế bồi thường cho tất cả các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách cũng như nguồn vốn khác, trong đó có nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Các nội dung bồi thường hỗ trợ cho người bị thu hồi đất quy định tại Nghị định 69/2009/NĐ-CP phù hợp với Hiến pháp 1992, Luật Đất đai 2003 và về cơ bản tương đối phù hợp với thông lệ quốc tế. Chính vì vậy các mối quan hệ lợi

ích giữa Nhà nước, người bị thu hồi đất và chủ dự án đã được giải quyết thoả đáng.

Nhà nước giữ được vai trò người chủ sở hữu đất và thống nhất quản lý đất đai, đồng thời đảm bảo quyền sử dụng đất ổn định lâu dài của người bị thu hồi đất và tạo điều kiện cho các chủ dự án có quỹ đất đầu tư cho sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, đến nay vẫn có những dự án triển khai chậm, người bị thu hồi đất thắc mắc khiếu kiện về mức bồi thường. Nguyên nhân của những vướng mắc này có một phần về chính sách, song cũng một phần không nhỏ là do tổ chức thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất còn nhiều thiếu sót. Sau đây là những hạn chế, vướng mắc về vấn đề giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư:

- Hầu hết dự án đầu tư trong thời gian qua đều bị kéo dài tiến độ thực hiện.

Sự vướng mắc trong việc bồi thường giải phóng mặt bằng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

- Trước đây, các dự án sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước khi bồi thường thì áp dụng giá đất do Nhà nước ban hành, giá này thấp hơn thực tế thị trường, trong khi đó nếu do các chủ đầu tư dự án sản xuất kinh doanh tự đàm phán thoả thuận mức bồi thường với người bị thu hồi đất thì dẫn đến 2 chính sách bồi thường: Dự án của Nhà nước thì mức bồi thường thấp, người mất đất bị thua thiệt, dự án của tư nhân thì mức bồi thường cao, thoả đáng. Vì vậy mà cần áp dụng chung một chính sách bồi thường để tránh sự so bì hơn thiệt, tránh sự phá giá bồi thường của các dự án tư nhân.

- Nhiều nơi mặc dù việc bồi thường giải phóng mặt bằng được thực hiện bằng các biện pháp hành chính đã dẫn đến sự khiếu kiện của nhân dân kéo dài không thể giải quyết được, trong sự khiếu kiện đó cái chính vẫn là người dân không thoả mãn với sự bồi thường của chủ dự án hoặc sự định giá bồi thường thiếu công bằng.

- Áp giá loại đất để tính bồi thường thiệt hại về đất ở cho các hộ có khuôn viên đất ở rộng hiện chưa thống nhất tại một số địa phương:

+ Một số địa phương căn cứ vào mức đất do địa phương quy định để tính bồi thường thiệt hại về đất ở, diện tích còn lại trong khuôn viên tính bồi thường theo đất

nông nghiệp.

+ Một số địa phương tính bồi thường thiệt hại đất ở theo diện tích đất ở thực tế, tức là căn cứ vào diện tích đất ở nền nhà và diện tích đất xây dựng các công trình phụ. Phần diện tích đất còn lại trong khuôn viên bồi thường theo đất nông nghiệp.

Hai cách tính bồi thường thiệt hại về đất ở cho các hộ có khuôn viên đất rộng trên đây đều không phù hợp với diện tích đất nộp thuế nhà đất các hộ. Vì theo pháp lệnh thuế nhà đất, các hộ kê khai nộp thuế nhà đất thường kê khai toàn bộ khuôn viên lô đất ở. Từ đây cũng nảy sinh thắc mắc của người bị thu hồi đất.

- Việc bồi thường cho nhân dân hầu hết được trả bằng tiền, trong số tiền được bồi thường đó có người dân có đủ điều kiện để tạo lập nơi ở mới có điều kiện sống tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ, song cũng có nhiều người do nhu cầu cuộc sống còn khó khăn, nhiều nhu cầu chi tiêu quan trọng hơn vì vậy họ đã không đủ tiền để tạo dựng nơi ở mới, phải sống tạm bợ với nhu cầu sống thấp. Như vậy có thể nói, cứ một dự án đầu tư xây dựng mới ra đời, bên cạnh những cái được, còn kéo theo một số hộ gia đình không có chỗ ở ổn định. Như vậy, mục tiêu lớn của quốc gia về nhà ở của nhân dân đã bị phần nào không thực hiện được.

- Về phía chủ dự án đầu tư do khó khăn về tài chính phục vụ cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Như chúng ta đều biết khi thu hồi đất của người sử dụng đất cho các dự án, nhu cầu quỹ nhà ở để tái định cư cho họ rất lớn, nhưng các chủ dự án chưa đáp ứng được. Từ đó không chỉ làm chậm công tác giải phóng mặt bằng mà còn là yếu tố dẫn đến việc áp giá đất để tính bồi thường thiệt hại về đất khác nhau cho cùng dự án là đương nhiên.

- Công tác kiểm kê đất đai, tài sản bị thiệt hại phải bồi thường cũng còn trường hợp kê khai nhầm đối tượng phải bồi thường để nhận bồi thường hoặc tính mức bồi thường cao hơn thực tế rút tiền bồi thường, giải toả chi cho các việc khác dẫn đến tiêu cực tham nhũng. Từ đó cũng gây ra tình hình phức tạp cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư.

- Trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, nhiều hiện tượng tiêu cực của một số cán bộ thực thi công tác đã làm mất lòng tin của nhân dân. Những người

dân nghiêm chỉnh chấp hành thì đôi khi bị thiệt, những người lợi dụng ô dù không thực hiện đôi khi lại có lợi, kỷ cương pháp luật không nghiêm dẫn đến sự thiếu công bằng trong bồi thường giải phóng mặt bằng.

- Về chính sách hỗ trợ đào tạo chuyển nghề cho những lao động nông nghiệp bị thu hồi đất chưa phù hợp do việc hỗ trợ chưa tương xứng với mức thiệt hại thực tế.

- Về chính sách xây dựng các khu di dân tái định cư: Đối với dự án đầu tư sử dụng đất có giải phóng mặt bằng và di dân thì việc xây dựng khu tái định cư là một nội dung bắt buộc nằm trong dự án đầu tư khả thi khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, một số chủ đầu tư, nhất là các chủ đầu tư thuộc các Bộ, ngành Trung ương quản lý coi việc xây dựng khu tái định cư di dân là việc riêng của địa phương.

Thông qua việc tìm hiểu pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất như sau:

Thứ nhất, về thời điểm bồi thường, tái định cư: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc xác định thời điểm bồi thường, thực hiện tái định cư là thời điểm có quyết định thu hồi đất là chưa hợp lý và chưa phù hợp với thực tế. Để khắc phục những bất cập này, nên sửa đổi quy định về thời điểm tính giá bồi thường và thực hiện tái định cư cho người sử dụng đất khi bị Nhà nước thu hồi đất như sau:

- Quy định về tính giá bồi thường theo thời điểm trả tiền bồi thường tái định cư trên thực tế;

- Ngoài việc bồi thường theo giá đất tại thời điểm thu hồi cần quy định một tỷ lệ hỗ trợ để thưởng khuyến khích đối với những người bị thu hồi đất chấp hành nghiêm chỉnh, nhanh chóng việc bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư, khoản hỗ trợ này được trích từ khoản chênh lệch giữa giá đất bồi thường với giá đất sau khi thực hiện việc thu hồi;

Thứ hai, về trách nhiệm thực hiện tái định cư: Cần quy định một cách rõ ràng

về chủ thể có trách nhiệm thực hiện công việc này khi tiến hành thu hồi đất. Trách nhiệm đó nên được giao cho những cá nhân, tổ chức được Nhà nước giao sử dụng đất thực hiện. Điều này nhằm đảm bảo việc thu hồi đất, GPMB và tái định cư được tiến hành một cách thuận lợi, nhanh chóng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thu hồi đất;

Thứ ba, về cách thức thực hiện tái định cư: Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định về trợ cấp về giá cả khi thực hiện tái định cư, thường thì giá nhà tái định cư sau khi thu hồi đất cao hơn rất nhiều so với giá nhà trước khi thu hồi.

Chính vì vậy, cần giải quyết vấn đề nhà ở cho dân sau khi giải tỏa mặt bằng thông qua việc trả tiền bồi thường về nhà ở. Số tiền này được xác định bao gồm: Giá cả xây dựng lại nhà ở, sự chênh lệch giữa giá xây lại nhà mới và nhà cũ; giá đất tiêu chuẩn; trợ cấp về giá cả.

1.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại

Trong công tác GPMB và giải quyết đơn thư còn có nhiều tồn tại như:

- Công tác quản lý đất đai của các cấp chính quyền còn nhiều hạn chế, tình trạng lấn chiếm đất, giao cấp đất trái thẩm quyền còn diễn ra;

- Cơ chế chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thay đổi nhiều và thiếu đồng bộ, tạo nên những mâu thuẫn lớn, bất hợp lý trong chính sách giá bồi thường đối với các đối tượng trong cùng một dự án có đất liền kề nhau, làm phát sinh khiếu kiện phức tạp, kéo dài, khiến công tác bồi thường GPMB gặp nhiều cản trở;

- Việc đầu tư các dự án còn dàn trải và thiếu tập trung trong triển khai các dự án GPMB, còn một số dự án sau GPMB triển khai đầu tư chậm để đất trống kéo dài gây lãng phí;

- Công tác thanh tra, kiểm tra và khắc phục tồn tại sau thanh tra, kiểm tra giải quyết đơn thư khiếu nại có lúc, có nơi chưa được coi trọng;

- Việc chuẩn bị nhà tái định cư còn nhiều hạn chế, chất lượng một số khu nhà tái định cư còn chưa đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, do vậy đời sống của người dân trong các khu tái định cư còn gặp khó khăn;

- Lực lượng tham gia công tác GPMB, nhất là ở cấp cơ sở, còn thiếu chiều

sâu (do kiêm nhiệm), cá biệt có nơi thực hiện qui trình không nghiêm trong GPMB. Vẫn còn tồn tại tình trạng ngại va chạm, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh trong đội ngũ cán bộ thực thi công vụ. Có nơi bộ máy chuyên trách chưa đầy đủ năng lực, thực hiện chưa nghiêm túc, đầy đủ yêu cầu về quy trình GPMB, nhất là nguyên tắc công khai, dân chủ; giải quyết chưa kịp thời thắc mắc, khiếu kiện của nhân dân;

- Trong triển khai thực hiện các dự án cụ thể, công tác tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách của cấp quận, huyện và ngành chức năng với UBND thành phố thiếu kịp thời, linh hoạt đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả và tiến độ công việc;

- Trong một số dự án, công tác phối, kết hợp giữa Thành phố với các bộ, ngành Trung ương; giữa các Sở, Ban ngành của thành phố với các quận, huyện;

giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị ở một số quận, huyện còn thiếu chặt chẽ và đồng bộ, nên việc huy động sức mạnh tổng hợp trong thực hiện công tác GPMB còn hạn chế;

- Việc thiếu tự giác, thiếu hiểu biết, thậm trí cố ý làm sai của một số bộ phận cán bộ và nhân dân là trở ngại không nhỏ cho công tác GPMB; là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng chậm trễ trong thu hồi đất và tình trạng khiếu kiện phức tạp, kéo dài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp kinh tế, tổ chức nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng trên địa bàn phường an khánh (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)