Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp vinacomin đến năm 2020 (Trang 50 - 61)

Chương 2: PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CĂN CỨ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN MỎ VÀ CÔNG NGHIỆP - VINACOMIN

2.1. Giới thiệu về Công ty

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh của Công ty

Công ty có nhiệm vụ hoạt kinh doanh tư vấn xây dựng theo quy chế của nhà nước theo quy hoạch, kế hoạch của TKV bao gồm:

1.Nghiên cứu và lập các đề án.

-Dự án đầu tư (nghiên cứu khả thi, tiền khả thi) -Thiết kế:

+ Thiết kế quy hoạch(các dự án tổng sơ đồ toàn nghành, chuyên ngành, quy hoạch tổng thể trên các địa bàn lãnh thổ...)

+ Thiết kế kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật thi công và tổng dự toán + Bản vẽ thi công và dự toán:

Cho các công trình mỏ: Bao gồm các công trình, hạng mục công trình từ các mỏ lộ thiên, hầm lò đến các nhà máy chế biến quặng khoáng các cảng xuất hàng và các công trình mạng kỹ thuật phụ trợ và phục vụ cho sản xuất cuả các mỏ

- Cung cấp đường dây điện- trạm đến 35kV, thông tinliên lạc, điều khiển, tự động hoá dây chuyền sản xuất

- Các công trình xây dựng công nghiệp, dân dụng, văn hoá, xã hội

- Các công trình cấp nước, thải nước, thông gió cấp nhiệt (hồ chứa, đê, trạm bơm..) kênh tiêu dẫn nước, nhà sinh nhiệt, công trình xử lý nước

- Các công trình giao thông vận tải

2. Công tác khảo sát, thí nghiệm và lập các báo cáo khảo sát, thí nghiệm về:

- Đo đạc địa hình và quan trắc, khảo sát địa chất công trình, địa chất thuỷ văn- khí tượng

- Khảo sát các điều kiện về môi sinh, môi trường phục vụ việc lập các dự án đầu tư, các đề án thiết kế

3. Tư vấn về đấu thầu và hợp đồng kinh tế. -Tư vấn cho chủ đầu tư về lập hồ sơ tổ chức đấu thầu về:

Giá tư vấn, thiết kế, quản lý dự án

Công nghệ, thiết bị và giá mua sắm công nghệ, thiết bị xây lắp công trình Tư vấn cho các chủ đầu tư về pháp luật hợp đồng kinh tế, và xây dựng các công việc trên từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến thực hiện đầu tư

4. Trung tâm lưu trữ hồ sơ sản xuất kinh doanh ngành than, bao gồm: Các tài liệu thăm dò địa chất, địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, địa trắc, địa hình, các dự án đầu tư, thiết kế công trình ở các giai đoạn, hồ sơ quan trắc, hoàn công và các hồ sơ về sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ bản khác

5. Thẩm định các dự án đầu tư, thiết kế và tổng dự toán các công tronhf do các cơ quan trong và ngoài nước lập.

6. Quản lý dự án, tổng thầu thiết kế và quản lý dự 7. Đánh giá tài sản cố định, thiết bị sản phẩm, lập tổng quyết toán các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành theo đúng chế độ giá cả pháp luật với phương pháp khoa học, giúp cho việc quyết định chủ trương đầu tư, hợp tác liên doanh và quản lý sản xuất kinh doanh

8.Tư vấn đầu tư nước ngoài

9. Xây dựng thực nghiệm các công trình điện đến 35KV các công trình xây dựng dân dụng.

10. Tư vấn về xuất nhập khẩu, dây chuyền công nghệ.

11. Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ sản

12. Thực hiện các nghiệp vụ tư vấn khác, hoạt động kinh doanh khác có liên quan đến tiêu thụ than, vật liệu xây dựng phù hợp với chính sách và pháp luật của nhà nước

2.1.2.2 Ngành nghề kinh doanh của Công ty

- Tư vấn đầu tư và xây dựng các công trình mỏ, điện lực, công nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông;

- Khảo sát thiết kế xây dựng công trình công nghiệp mỏ, công trình giao thông, công trình hạ tầng;

- Thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế kiến trúc công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp;

- Thiết kế công trình điện năng: đường dây tải điện, trạm biến thế điện, công trình điện dân dụng và công nghiệp;

- Thiết kế xây dựng công trình cấp thoát nước khu công nghiệp, dân dụng, giao thông;

- Thẩm định các dự án đầu tư (chỉ thẩm định các thiết kế đã được đăng ký kinh doanh);

- Thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán các dự án đầu tư;

- Thiết kế, khảo sát, khoan thăm dò địa chất công trình, địa chất thủy văn;

- Thiết kế kỹ thuật trắc địa, đo vẽ bản đồ địa hình, địa chính;

- Giám sát thi công xây dựng công trình giao thông đường bộ (lĩnh vực chuyên môn giám sát: xây dựng và hoàn thiện);

- Giám sát thi công xây dựng và hoàn thiện công trình khai thác mỏ;

- Giám sát thi công xây dựng và hoàn thiện công trình dân dụng và công nghiệp;

- Giám sát thi công xây dựng lắp đặt thiết bị, công nghệ điện công trình dân dụng và công nghiệp;

- Giám sát thi công xây dựng lắp đặt các thiết bị, công nghệ điều khiển công trình khai thác mỏ;

- Giám sát thi công xây dựng lắp đặt các thiết bị, công nghệ cơ khí công trình khai thác mỏ;

- Giám sát công tác xây dựng và hoàn thiện công trình: dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật;

- Tư vấn xuất nhập khẩu thiết bị phụ tùng, nhập khẩu vật tư, thiết bị, phụ tùng phục vụ cho ngành mỏ và các ngành công nghiệp khác;

- Tư vấn đấu thầu;

- Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường;

- Lập định mức đơn giá, định giá, chỉ số và suất đầu tư xây dựng chuyên ngành (không bao gồm tư vấn tài chính, thuế);

- Xây dựng các công trình công nghiệp dân dụng, giao thông, vận tải, điện lực;

- Xây dựng, lắp đặt các công trình bảo vệ môi trường;

- Dịch vụ thương mại;

- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ;

- Khai thác, chế biến, kinh doanh than và khoáng sản (trừ các loại khoáng sản nhà nước cấm);

- Kinh doanh vật tư, thiết bị ngành khai khoáng và các ngành công nghiệp khác, công nghiệp, nông nghiệp;

- Bốc xúc vận tải khoáng sản, đất đá và san lấp mặt bằng;

- Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế và đào tạo chuyển giao công nghệ ngành mỏ;

- Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, lắp đặt các thiết bị và gia công cơ khí;

- Quan trắc môi trường, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;

- Lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;

- Bảo trì các công trình bảo vệ môi trường (trừ các hoạt động nhà nước cấm) - Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ và các dịch vụ phục vụ khách du lịch (không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường);

- Chế biến lâm sản và kinh doanh gỗ trụ mỏ (trừ lâm sản nhà nước cấm);

- Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, nhà ở, kho, bãi;

2.2. Phân tích môi trường bên ngoài 2.2.1 Phân tích môi trường vĩ 2.2.1.1 Môi trường chính trị pháp luật

Việt Nam là điểm đến đầy hứa hẹn của các nhà đầu tư trên thế giới, thế giới đánh giá cao sự ổn định chính trị ở Việt Nam. Thực tế đang diễn ra thì nhà nước và chính phủ Việt Nam đã xóa bỏ hận thù, hướng tới mục đích mọi người Việt Nam dù ở trong hay nước ngoài, chính phủ sẽ mở rộng chào đón và tạo cơ hội bình đẳng như mọi thành phần kinh tế khác

Theo đánh giá của nhiều chuyển gia và tổ chức nghiên cứu về môi trường chính trị - pháp luật có uy tín của thế giới, mức độ rủi ro về chính trị ngắn hạn tại Việt Nam thuộc loại thấp nhất trên thế giới. Trong những năm tới Việt Nam sẽ đạt sự ổn định cao và ít có khả năng xảy ra các xáo trộn lớn. Chính phủ Việt Nam đã có những biện pháp, xây dựng hoàn thiện khuôn khổ hệ thống pháp luật, hệ thống các chính sách xã hội làm tiền đề cho sự phát triển.

Hệ thống luật cũng được cải thiện rõ rệt khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập với các nền kinh tế khác trên thế giới: luật xây dựng, luật ngân hàng, luật đầu tư

….và các tổ chức nhà nước ban hành pháp luật đã bổ sung chỉnh sửa phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Hệ thống pháp luật Việt Nam trong thời gian qua, về cơ bản đã đáp ứng đòi hỏi của công cuộc đổi mới đất nước, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định trị giá đồng tiền và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, từng bước chuyển đổi và nâng tầm hoạt động phù hợp với tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế.

Tuy vậy, thực tiễn cho thấy, hệ thống pháp luật ở Việt Nam còn bộc lộ những bất cập, hạn chế tồn tại như các quy định pháp luật còn vướng mặc, chồng chéo… gây trở ngại tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Môi trường chính trị ổn định là cơ hội cho doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

Luật pháp cho ngành xây dựng cũng như hoạt động kinh tế tài chính chưa thực sự bắt kịp với sự phát triển của thực tế, chưa hoàn thiện gần với chuẩn mực quốc thế sẽ là một trở ngại đối với doanh nghiệp.

2.2.1.2 Môi trường kinh tế

Nhằm đáp ứng những yêu cầu của hội nhập kinh tế thế giới, đảng và nhà nước ta đã đề ra đường lối, xây dựng những cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi và mở ra những hướng đi phù hợp nhất nhằm phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Môi trường kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự vận động và phát triển thị trường. Tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, lãi suất ngân hàng, thu nhập bình quân đầu người … ảnh hưởng đến sức mua, cơ cấu tiêu dùng.. từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động của doanh nghiệp

Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2013 dừng lại ở 5,42% - thấp hơn một chút so với mục tiêu tăng 5,5%, song cũng đủ để khẳng định tăng trưởng kinh tế đã đi vào thế ổn định, xua tan mối lo về “đáy tăng trưởng” và cao hơn so với nhiều dự báo của các tổ chức trong và ngoài nước.

Cả hai mục tiêu quan trọng nhất của kinh tế Việt Nam năm 2013 đều đã được hoàn thành. Lạm phát được kiềm chế ở mức 6,04%, thấp hơn so với năm 2012.

Tăng trưởng kinh tế đạt 5,42%, cao hơn so với năm 2012. Kết quả đạt được còn tốt

hơn cả dự tính và trở thành cơ sở chắc chắn để có thể an tâm hơn về khả năng ổn định kinh tế vĩ mô năm 2014.

Hai năm liên tiếp 2010-2011 thị trường giá cả đầy biến động với CPI lên tới gần 20% năm 2011 đã buộc Việt Nam phải chuyển trọng tâm chính sách từ ưu tiên tăng trưởng kinh tế sang ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát thông qua những biện pháp nêu trong hàng loạt Nghị quyết của Chính phủ, từ Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP, Nghị quyết số 01/2012/NQ-CP, Nghị quyết số 13/2012/NQ-CP đến Nghị quyết số 01/2013/NQ-CP và 02/2013/NQ-CP.

Trọng tâm của chính sách kiềm chế lạm phát là thắt chặt kinh tế vĩ mô đi đôi với kiểm soát chặt chẽ thị trường và giá cả song vẫn lưu tâm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường và giải quyết hai nút thắt là nợ xấu và tồn kho.

Bài học kinh nghiệm điều hành thị trường giá cả của năm 2012 liên quan tới lộ trình và cách thức điều chỉnh giá của các dịch vụ công quan trọng như dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục đã được quán triệt và vận dụng hiệu quả trong năm 2013, góp phần tích cực vào kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường giá cả suốt cả năm 2013.

Một mặt, lộ trình và thời điểm tăng giá dịch vụ công được phối hợp đồng bộ hơn với thời điểm điều chỉnh giá các nguyên nhiên vật liệu thiết yếu. Mặt khác, việc phối hợp điều chỉnh giá dịch vụ công giữa các địa phương cũng diễn ra nhịp nhàng hơn nhằm tránh lặp lại tình trạng tăng giá dồn dập, đồng loạt gây hậu quả xấu tới diễn biến CPI cũng như tâm lý xã hội, đẩy kỳ vọng lạm phát tăng cao.

Xu thế lạm phát tính theo năm so cùng kỳ năm trước giảm dần kể từ mức đỉnh 23% vào tháng 8/2011 được khẳng định chắc chắn khi xuống đến mức đáy 5,04% vào tháng 8/2012 song lại tăng trở lại đến 7,5% vào tháng 8/2013 trước khi chốt lại ở con số 6,04% cho cả năm 2013. Con số lạm phát ấn tượng khi đây là mức tăng thấp nhất trong suốt một thập kỷ qua. CPI bình quân năm 2013 diễn biến ổn định hơn so với CPI năm tính theo cuối kỳ và dừng ở mức tăng 6,6%, cũng là mức tăng thấp nhất kể từ khi Việt Nam công bố CPI bình quân năm từ tháng 9/2007.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2013 dừng lại ở 5,42%, thấp hơn một chút so với mục tiêu tăng 5,5% song cũng đủ để khẳng định tăng trưởng kinh tế đã

đi vào thế ổn định, xua tan mối lo về “đáy tăng trưởng” và cao hơn so với nhiều dự báo của các tổ chức trong và ngoài nước về mức tăng trưởng kinh tế chỉ khoảng 5%

trong năm 2013.

Tổng sản phẩm trong nước tiếp tục thông lệ quí sau cao hơn quí trước, quý I tăng 4,76%; quý II tăng 5,00%; quý III tăng 5,54%; quý IV tăng 6,04% chứng tỏ dấu hiệu phục hồi vững chắc từ mức đáy tăng trưởng 4,64% xác lập vào quí I/2012.

Tổng mức đầu tư toàn xã hội cả năm 2013 duy trì ở mức 30,4%GDP, xấp xỉ mức 30,5% GDP năm 2012, đều là mức thấp nhất trong hơn 10 năm qua. Năm 2013, không chỉ tổng cầu đầu tư mà cả tổng cầu tiêu dùng cũng tăng thấp, thậm chí còn thấp hơn cả năm 2012. Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2013 là 2.618 ngàn tỷ đồng, tăng 12,6% so với năm 2012. Nếu loại trừ yếu tố giá, Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2013 chỉ tăng 5,6%, tuy cao hơn so với mức tăng 4,4% năm 2011 nhưng lại thấp hơn mức tăng 6,5% năm 2012 và chưa bằng một nửa so với giai đoạn 2007-2010.

Mặc dù thị trường thế giới vẫn còn nhiều biến động và chưa phục hồi hoàn toàn song xuất khẩu vẫn tiếp diễn đà tăng và lại thêm một năm nữa xuất siêu thay vì nhập siêu như kế hoạch đầu năm với tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 8%. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2013 lập kỷ lục mới với 132,2 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012.

Sự ổn định của nền kinh tế năm 2013 được sự hỗ trợ rất nhiều của ổn định chính sách kinh tế vĩ mô, trong đó, chính sách lãi suất nói riêng, chính sách tiền tệ nói chung đã góp phần hết sức tích cực. Mặt bằng lãi suất đã được kéo giảm xuống rõ rệt trong năm 2013 nhằm ổn định thị trường tiền tệ ngân hàng, giảm chi phí đầu vào cho sản xuất kinh doanh. Khi lạm phát cả năm 2013 đứng ở mức tăng 6,04% so với cuối năm 2012 và bình quân năm tăng 6,6%, mức tăng thấp nhất trong vòng một thập kỷ qua đã càng chứng tỏ hiệu quả kiềm chế lạm phát đồng thời cho thấy sự hợp lý của việc NHNN đưa trần lãi suất huy động về mức 7% từ cuối tháng 6/2013. Có thể nói đây là mức lãi suất huy động phù hợp với các điều kiện vĩ mô và vi mô.

Lãi suất huy động giảm, tính thanh khoản của TCTD được cải thiện là điều kiện tiên quyết để giảm lãi suất cho vay. Mặt bằng lãi suất cho vay giảm 2-5%/năm và trở về mức lãi suất của giai đoạn 2005-2006 nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ tín dụng. Bên cạnh đó, tỷ giá hối đoái gần như ổn định suốt cả năm 2013 với chỉ một lần điều chỉnh tăng 1% từ giữa năm đã thể hiện rõ rệt sự ổn định trên thị trường ngoại hối cũng như thị trường hàng hoá dịch vụ xuất nhập khẩu. Trong khi chỉ số giá vàng tháng 12/2013 giảm mạnh tới 24,36% so với cùng kỳ năm 2012 thì chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2013 cũng chỉ tăng 1,09% so với cùng kỳ năm 2012. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2013 khoảng 150% GDP song chỉ số giá xuất khẩu hàng hoá năm 2013 giảm 2,41% so với năm trước và chỉ số giá nhập khẩu hàng hoá cũng giảm 2,36% so với năm trước góp phần tích cực vào ổn định giá cả thị trường trong nước.

Tóm lại, nền kinh tế Việt Nam năm 2013 đã củng cố vững chắc hơn sự ổn định mới được tái lập từ năm 2012 sau hai năm 2010-2011 đầy bất ổn. Tuy nhiên, sự ổn định đó vẫn chưa thực sự vững chắc do chủ yếu chịu sự chi phối của tổng cầu tăng thấp, cả cầu đầu tư và cầu tiêu dùng bên cạnh niềm tin kinh doanh và niềm tin tiêu dùng tuy được phục hồi những vẫn còn thấp. Sang năm 2014, bên cạnh những cơ chế chính sách ổn định đã thực hiện suốt từ năm 2012-2013, nền kinh tế có thể sẽ chịu ảnh hưởng của các chính sách nới lỏng tài khoá như tăng thâm hụt NSNN lên 5,3% GDP đồng thời phát hành thêm 170.000 tỷ đồng trái phiếu đầu tư giai đoạn 2014-2016 bên cạnh 225.000 tỷ đồng trái phiếu đầu tư cho giai đoạn 2011-2015.

Thêm vào đó, nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường và cố gắng đẩy cao tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể buộc dòng tiền vận động nhanh hơn với qui mô lớn hơn khiến cho áp lực lạm phát tăng lên. Chính vì vậy, nhiệm vụ duy trì sự ổn định kinh tế năm 2014 cơ bản tương tự như năm 2013 song cần lường trước và có biện pháp đối phó với áp lực lạm phát tăng năm 2015.

2.2.1.3 Môi trường công nghệ

Ít có ngành công nghiệp và doanh nghiệp nào mà lại không phụ thuộc vào công nghệ. Chắc chắn ngày càng có nhiều công nghệ tiên tiến ra đời, tạo ra các cơ hội cũng như nguy cơ đối với tất cả các ngành công nghiệp và các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp vinacomin đến năm 2020 (Trang 50 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)